Khả năng thích ứng thích ứng của ngƣời dân huyện Đà Bắc với BĐKH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái nông nghiệp huyện đà bắc, tỉnh hòa bình và đề xuất các giải pháp ứng phó (Trang 58 - 63)

CHƢƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Phân tích tính dễ tổn thƣơng và khả năng thích ứng thích ứng của

3.4.3. Khả năng thích ứng thích ứng của ngƣời dân huyện Đà Bắc với BĐKH

(kết quả thảo luận nhóm SWOT)

3.4.3.1. Điểm mạnh

Về giáo dục: 100% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi , trên 90% các hộ đƣợc phỏng vấn đều cho con đến trƣờng. Tại trung tâm các xã đều có các điểm trƣờng Trung học phổ thông, các trƣờng đều đƣợc chuẩn hóa, kiên cố hóa đảm bảo cho sự nghiệp giáo dục. Các trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả thiết thực, cơ sở vật chất , trang thiết bị trƣờng học tiếp tục đƣợc quan tâm đầu tƣ. Việc ứng dụng các công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lí và dạy học đƣợc tăng cƣờng. Các chính sách hỗ trợ giáo viên và học sinh đƣợc thực hiện tốt, đặc biệt là triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh bán trú, tổng số gạo đã hỗ trợ là 214,2 tấn; Triển khai chƣơng trình tài trợ sữa TH True MILK- vì tầm vóc Việt cho học sinh tiểu học và THCS trên toàn huyện với tổng số 2.200 hộp sữa. Công tác xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia , thƣ viện, y tế học đƣờng tiếp tục đƣợc chú trọng. Toàn huyện có 18 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 02 trƣờng đạt mức độ 2.

Về y tế: Vấn đề bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân đƣợc cán bộ lãnh đạo huyện quan tâm. Đa phần các hộ dân đƣợc phỏng vấn đều đƣợc đến khám chữa bệnh tại các trung tâm y tế xã hoặc bệnh viện huyện. Công tác y tế dự phòng đƣợc thực hiện

tốt, trên địa bàn huyện không để các ổ dịch bệnh lớn , nguy hiểm xảy ra.Năm 2015 đã có 55.925 lƣợt ngƣời đƣợc khám bệnh và 10.947 lƣợt ngƣời bệnh đƣợc điều trị nội trú, thực hiện tốt việc tiêm phòng đầy đủ cho trẻ em dƣới 6 tuổi..

Về văn hóa thông tin, truyền thông: 100% số hộ nghèo đƣợc phỏng vấn đều có tivi phục vụ cho đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời dân. Bên cạnh đó nguồn cung cấp chủ yếu thông tin các hiện tƣợng thời tiết cực đoan là qua tivi và đài, báo. Toàn huyện có 45 trạm thu phát sóng, 934 thuê bao điện thoại cố định và 20.200 thuê bao di động đang hoạt động, 1.000 thuê bao Internet. Thƣ viện huyện mở cửa thƣờng xuyên, có 7.132 đầu sách phục vụ bạn đọc. Hiện tại hệ thống thông tin liên lạc của huyện hoạt động khá tốt, khi có sự cố xảy ra hoặc triển khai công tác phòng chống bão lũ đều đƣợc thông báo cho các xã kịp thời, công tác phòng chống bão lũ và thực hiện theo nguyên tắc 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lƣợng tại chỗ, vật tƣ-phƣơng tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ)

Về giao thông: Đa phần các tuyến đƣờng trục huyện,xã, thôn đƣợc trải nhựa hoặc bê tông, tổng chiều dài các tuyến đƣờng khoảng 972km đƣợc duy tu và bảo dƣỡng thƣờng xuyên. Công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ đƣợc tăng cƣờng, đặc biệt là tuyến tỉnh lộ 433 địa phận thị trấn đang tiếp tục trong giai đoạn đầu tƣ và nâng cấp.

Về điện chiếu sáng: Hiện tại tỷ lệ hộ dân đƣợc sử dụng điện là 99,5 %, hệ thống mạng lƣới điện đảm bảo cung cấp điện an toàn và chất lƣợng điện cơ bản cho các hộ dân.

Về công tác phòng, chống thiên tai: Năm2015 huyện đã phê duyệt Kế hoạch phòng, chống thiên tai đến năm 2020. Với tỷ lệ 95% số hộ dân đƣợc phỏng vấn đều đã đƣợc tham gia tập huấn về phòng chống cháy rừng. Là một huyên hàng năm phải chịu ảnh hƣởng của nhiều loại hình thiên tai nhƣ hạn hán kéo dài, rét đậm rét hại, sạt lở, lũ quét, gió lốc… Do đó, Đảng ủy - HĐND - UBND huyện Đà Bắc đã xác định công tác phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn (PCLB&TKCN) là một trong những công tác trọng tâm. Vì vậy, hàng năm huyện đã xây dựng kế hoạch và phƣơng án PCLB&TKCN với phƣơng châm “chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh chóng và hiệu quả” nhằm giảm tới mức thấp nhất thiệt hại về ngƣời và tài sản do thiên tai gây ra. Sau mỗi đợt thiên tai, Ban Chỉ huy thực hiện nghiêm túc việc đánh giá thiệt hại, nhu cầu và rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác

PCLB&TKCN, đồng thời có biện pháp khắc phục, báo cáo tình hình với cấp trên một cách kịp thời theo quy định. Đặc biệt năm 2014 với sự hỗ trợ của tổ chức AAV khi phối hợp với hội chữ thập đỏ tỉnh Hòa Bình mở lớp tập huấn tại 5 xã (Tân Minh, Cao Sơn, Hiền Lƣơng, Tu Lý và Hào Lý) về phòng chống rủi ro và biến đổi khí hậu với 175 ngƣời tham gia. Sau mỗi lớp tập huấn các học viên tha gia thực hành xây dựng kế hoạch “Giảm thiểu rủi ro thiên tai” cho địa phƣơng mình. Qua đó giúp cộng đồng ứng phó thảm họa một cách nhanh chóng kịp thời, có hiệu quả và huy động tốt đƣợc mọi tiềm năng về nhân lực cũng nhƣ nguồn lực vật chất tại địa phƣơng. Đồng thời đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ giữa cộng đồng và các tổ chức, đoàn thể tại địa phƣơng.

Về nƣớc sạch vệ sinh môi trƣờng: tỷ lệ số hộ dân trong huyện đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh khá cao 85%, số hộ đƣợc tham gia lớp tập huấn về vệ sinh môi trƣờng lên đến 100%.

Ngoài ra, dãy rừng phòng hộ tại khu bảo tồn Phu Canh cũng là một nguồn tài nguyên quý quá giúp bà con tránh gió bão, lốc xoáy.

Đƣợc sự quan tâm của Sở NN&PTNT, hàng năm ngƣời dân địa phƣơng đƣợc tiếp cận với các chƣơng trình tập huấn kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi và hƣớng dẫn kĩ thuật nuôi trồng thủy sản.

Ngƣời dân địa phƣơng với lực lƣợng lao động dồi dào, với kinh nghiệm sản xuất Nông nghiệp lâu năm đƣợc tiếp cận với các nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách, ngân hàng NN&PTNT khá thuận lợi nên tạo điều kiện tốt cho bà con trong việc đầu tƣ sản xuất và phát triển sinh kế. Có 98% số hộ dân phỏng vấn đƣợc tiếp xúc với các nguồn vốn vay của ngân hàng chính sách, phục vụ cho các hoạt động chăn nuôi, trồng trọt hoặc nuôi trồng thủy sản.

Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh đó, bản thân huyện Đà Bắc cũng có nhiều điểm yếu đƣợc trình bày sau đây ở phần 3.4.3.2.

3.4.3.2. Điểm yếu

Qua phỏng vấn 190 hộ dân và các cán bộ địa phƣơng tác giả đã thống kê sự hiểu biết chung về BĐKH (các yếu tố thời tiết cực đoan), kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Bảng tổng hợp đánh giá nhận thức của cư dân huyện à Bắc về B K Nhận thức của cƣ dân

huyện Đà Bắc

Số phiếu trả lời Tỷ lệ (%) Nguồn thông tin

Không biết 151/190 79,47 -

Biết một vài thông tin 30/190 15,78 Ti vi, báo đài

Biết rất rõ 9/190 4,75 Ti vi, báo đài, các lớp tập huấn về BĐKH

(Nguồn: Tổng hợp kết quả thực địa năm 2016)

Nhìn chung, sự nhận thức rõ ràng của ngƣời dân về BĐKH còn hạn chế, họ chỉ biết một số thông tin về BĐKH qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, hơn 79% hộ dân đƣợc phỏng vấn chƣa đƣợc tham gia bất kỳ cuộc truyền thông, hội thảo hay tập huấn về BĐKH. Đa phần ngƣời dân chƣa nhận thức đƣợc rằng, các hiện tƣợng khí tƣợng nhƣ: hạn hán, rét đậm, rét hại, mƣa lũ… là các biểu hiện của BĐKH.

Ngƣời dân địa phƣơng hàng năm phải đối mặt với nhiều tác động do điều kiện thời tiết, khí hậu thay đổi đến các hoạt động sản xuất cũng nhƣ sức khỏe của họ. Thế nhƣng, ngƣời dân chƣa thật sự nhận đƣợc sự quan tâm đúng mực từ các cấp chính quyền và các ban ngành chuyên môn trong công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức về BĐKH. Điều ngƣời dân thật sự quan tâm ở đây chính là sự hỗ trợ về mạng lƣới tuyên truyền và hệ thống cảnh báo sớm để họ có thể chủ động chuyển đổi mùa màng và kịp thời ứng phó với các rủi ro do thiên tai. Bên cạnh đó, các cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phòng chống và ứng phó với thiên tai nhƣ nhà trú bão cộng đồng, áo phao hay các lớp tập huấn về ứng phó vẫn chƣa đƣợc phổ biến. Đa phần các hộ dân đƣợc phỏng vấn đều đƣợc biết thông tin BĐKH là qua tivi hoặc Rađio, hiện có rất ít các xã mà ngƣời dân đƣợc tham gia vào lớp tập huấn hay tuyên truyền về BĐKH, đó là 05 xã tham gia vào dự án do tổ chức AAV thực hiện (gồm các xã: Tân Minh, Cao Sơn, Hiền Lƣơng, Tu Lý và Hào Lý).

Công tác phòng chống bão lũ tại địa phƣơng còn mang tính sự vụ, chƣa có kế hoạch chiến lƣợc cụ thể. Tập huấn về công tác phòng chống bão lũ còn ít, mới chỉ có 5/19 xã trong huyện có mở lớp tập huấn nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu.

Hiện nay huyện Đà Bắc chƣa có bộ phận phụ trách việc phòng chống hay ứng phó với BĐKH mà các hoạt động đều dựa vào ban phòng chống lũ bão ở cấp huyện và

Mặc dù có 98% hộ nghèo đƣợc vay vốn của ngân hàng chính sách với lãi suất ƣu đãi 6%/ năm, nhƣng số vốn vay đƣợc còn rất hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của hộ dân cho việc mở rộng chăn nuôi và trồng trọt.

Kinh tế có sự phát triển chƣa vững chắc và chƣa đồng đều giữa các vùng, thêm vào đó năng suất, chất lƣợng hiệu quả sức cạnh tranh còn yếu, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm. Sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, bất lợi về thời tiết nhƣ rét đậm, rét hại đầu năm, hạn hán nắng nóng kéo dài, mƣa lớn… Việc tiêu thụ một số mặt hàng nông sản còn gặp khó khăn , việc tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới chƣa đạt yêu cầu.

Sinh kế, thu nhập và đời sống của hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn , tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp còn chậm, việc nhân rộng các mô hình kinh tế trong sản xuất nông nghiệp còn chậm, việc nhân rộng các mô hình kinh tế, mô hình sản xuất thâm canh đạt giá trị cao còn hạn chế. Mức đầu tƣ thâm canh cho cây trồng đặc biệt là nguồn phân hữu cơ còn thấp.

3.4.3.3. Cơ hội

Huyện Đà Bắc đƣợc sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phƣơng, các ngân hàng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản, đầu tƣ vào hệ thống đƣờng bộ (thuận lợi cho việc đi lại và buôn bán hàng hóa các sản phẩm nông sản của dân địa phƣơng).

Dự án của tổ chức AAV (Actionaid) đã bắt đầu hỗ trợ cho huyện từ năm 2007 thông qua Trung tâm nghiên cứu dân số , môi trƣờng Hà Nội. Ngày 14 tháng 4 năm 2011, tổ chức AAV ký cam kết với UBND tỉnh Hòa Bình về việc triển khai dự án hỗ trợ cho huyện Đà Bắc. Các chƣơng trình AAV thực hiện tại Đà Bắc bao gồm: Thúc đẩy các giải pháp sinh kế thay thế và nông nghiệp bền vững; Nâng cao trách nhiệm giải trình và tình đoàn kết nhân dân nhằm thay đổi xã hội, tăng cƣờng lãnh đạo trẻ và tín nhiệm xã hội dân sự; Thúc đẩy bình đẳng trong tiếp cận giáo dục chất lƣợng cho trẻ em; Ứng phó với các tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu bằng các phƣơng pháp lấy con ngƣời làm trung tâm.

Khu bảo tồn thiên nhiên Pu Canh rộng 5.647 ha là khu rừng nguyên sinh với hệ sinh thái rừng nhiệt đới đa dạng, thảm thực vật phong phú. Đây chính là lá phổi xanh

của tỉnh Hòa Bình nói chung và huyện Đà Bắc nói chung, nó vừa có giá trị bảo vệ môi trƣờng vừa có giá trị phòng, chống lũ lụt và góp phần ứng phó BĐKH

Với địa hình bao quanh là sông Đà có trữ lƣợng nƣớc lớn rất thuận lợi cho việc phát triển nghề đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản và dịch vụ thƣơng mại du lịch. Nghề nuôi cá lồng của các xã ven hồ đang đƣợc mở rộng, tuy nhiên còn nhỏ lẻ chƣa mang tính hàng hóa.

3.4.3.4. Thách thức

Dƣới tác động của các hiện tƣợng lũ quét,sạt lở đất, nắng nóng kéo dài, rét đậm, rét hại, hạn hán, lốc xoáy,… ngày càng trở nên bất thƣờng và có cƣờng độ mạnh hơn đã, đang và sẽ ảnh hƣởng trầm trọng đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày và sự an toàn của ngƣời dân huyện Đà Bắc.

Hiện tại công tác trồng rừng đang có chuyển biến tích cực, các dự án, hộ gia đình đã quan tâm, chủ động mua cây giống để trồng rừng, phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên tại một số địa phƣơng công tác này còn trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tƣ của nhà nƣớc, công tác quản lý rừng chƣa chặt chẽ nên việc buôn bán lâm sản trái phép vẫn xảy ra.

Nghề nuôi trồng thủy sản của huyện có sẵn lợi thế về điều kiện tự nhiên, tuy nhiên vẫn chƣa đƣợc quan tâm và đầu tƣ đúng mức, vẫn chỉ mang tính cá nhân. Chƣa đảm bảo đầu ra ổn định cho các hộ nuôi trồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái nông nghiệp huyện đà bắc, tỉnh hòa bình và đề xuất các giải pháp ứng phó (Trang 58 - 63)