Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái nông nghiệp huyện đà bắc, tỉnh hòa bình và đề xuất các giải pháp ứng phó (Trang 39 - 40)

CHƢƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Xu thế biến đổi của một số yếu tố khí hậu và các hiện tƣợng thời tiết

3.1.2. Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan

Thông qua khảo sát tại cộng đồng kết hợp với thu thập số liệu từ các báo cáo tình hình kinh tế xã hội và báo cáo phòng chống bão lũ của huyện Đà Bắc (từ năm 2005 đến nay) thấy rằng, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu ở đây chủ yếu là các hiện tƣợng: mƣa lũ, hạn hán, rét đậm, rét hại, bão và lốc xoáy. Các hiện tƣợng này có những biến đổi bất thƣờng có nhiều thay đổi, chúng tác động không nhỏ tới sinh kế của ngƣời dân đặc biệt là hộ nghèo.

Kết quả tổng hợp từ các phiếu điều tra hộ dân cho thấy rằng các hiện tƣợng thời tiết cực đoan liên quan đến khí tƣợng, thủy văn đã và đang xuất hiện tại huyện Đà Bắc với tần suất và cƣờng độ ngày càng tăng trong thời gian gần đây, cụ thể tại Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan xảy ra tại huyện Đà Bắc (Nguồn: số liệu do các thành viên đề tài điều tra , 2016 ,[ 28, 29, 30, 31]) các thành viên đề tài điều tra , 2016 ,[ 28, 29, 30, 31])

STT

Các hiện

tƣợng thời tiết cực đoan

Biểu hiện Thời gian xuất

hiện

Tỷ lệ ngƣời có cùng ý

kiến

1 Hạn hán Đến sớm, kéo dài hơn, cƣờng độ mạnh hơn, phạm vi ảnh hƣởng rộng Từ tháng 3 đến tháng 4 184/190 2 Lũ lụt Đến sớm , diễn ra đột xuất, cấp độ mạnh hơn Từ tháng 5 đến tháng 9 175/190 3 Bão - Xuất hiện bất thƣờng

- Số lƣợng cơn bão nhièu hơn - Cƣờng độ mạnh và phạm vi ảnh hƣởng rộng

Từ tháng 8 đến tháng 10

186/190

4 Lốc xoáy Diễn ra đột xuất và cƣờng độ mạnh Từ tháng 5 đến tháng 7 179/190 5 Rét đậm, rét hại - Rét đến muộn - Các đợt không khí lạnh ít đi, nhƣng số ngày lạnh dài hơn và lạnh hơn

Tháng 1, 2, 3 và tháng 12

Từ bảng 3.1 cho thấy hàng năm huyện Đà Bắc thƣờng phải chịu tác động của các hiện tƣợng thiên tai nhƣ bão và lũ lụt thƣờng diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 dƣơng lịch, thời gian thƣờng từ 4-5 ngày, lũ bão xảy ra đột xuất, gió to, cƣờng độ mạnh mƣa lớn, gió to. Địa điểm thiệt hại thƣờng các hộ, các xóm, diện tích đất canh tác ven suối.

Rét đậm, rét hại trong những năm gần đây thƣờng xảy ra từ tháng 12 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ xuống thấp dƣới 10 0

C, thời gian có đợt kéo dài thƣờng là 30-40 ngày, có đợt dài nhất là hai tháng. Ảnh hƣởng tới sinh hoạt và đời sống của các hộ gia đình có con nhỏ, ngƣời già hoặc những hộ gia đình thiếu kiến thức, chủ quan. Hạn hán thƣờng xảy ra vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên đến 410 C gây ảnh hƣởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của ngƣời dân.

Ngoài ra địa phƣơng còn bị ảnh hƣởng bởi gió lốc, lốc xoáy đây là loại hình thiên tai thƣờng xảy ra vào tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, thƣờng xảy ra bất ngờ, cƣờng độ mạnh, khó dự báo ngƣời dân chƣa có kinh nghiệm nên nguy cơ thiệt hại cao. Nhƣ vậy các hiện tƣợng khí hậu cực đoan nhƣ: hạn hán, rét đậm rét hại và mƣa lũ, lốc chúng xuất hiện nhiều hơn, khắc nghiệt hơn ảnh hƣởng tới cộng đồng đặc biệt là hộ nghèo nhƣ: năng suất cây trồng giảm, gia súc chết rét, thiếu nƣớc cho trồng trọt và sinh hoạt, dẫn tới số tháng thiếu ăn tăng lên…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái nông nghiệp huyện đà bắc, tỉnh hòa bình và đề xuất các giải pháp ứng phó (Trang 39 - 40)