Tác động của BĐKH đến HST nông ngiệp huyện Đà Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái nông nghiệp huyện đà bắc, tỉnh hòa bình và đề xuất các giải pháp ứng phó (Trang 46 - 50)

CHƢƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Sinh kế ngƣời dân Đà Bắc và tác động của BĐKH(các hiện tƣợng thờ

3.3.2. Tác động của BĐKH đến HST nông ngiệp huyện Đà Bắc

Qua quá trình khảo sát tại cộng đồng và kết hợp với việc thu thập số liệu từ các báo cáo tình hình kinh tế xã hội và báo cáo phòng chống bão lũ của huyện Đà Bắc (từ 2010 đến 2015), chúng tôi bƣớc đầu có những đánh giá về tác động của BĐKH đến HSTNN của huyện Đà Bắc ở hai nhóm: động vật và thực vật là khác nhau. Kết quả tổng hợp đƣợc thể hiện ở Bảng 3.4 và Bảng 3.5

3.3.2.1. Tác động của BĐKH đến Thực vật

Bảng 3.4. Tổng hợp những thiệt hại trong lĩnh vực trồng trọt dƣới tác động của thiên tai ở huyện Đà Bắc từ năm 2010 đến 2015

(Nguồn: Báo cáo tổng kết sản xuất Nông, lâm ngư nghiệp hàng năm của huyện Đà Bắc,[18,19,20,21,22,23,25])

Năm Các yếu tố tác

động

Mức độ tác động Các thiệt hại đã xảy ra

2010

Hạn hán - Khô hạn kéo dài nhiều ngày - Lƣợng mƣa trong vụ chiêm xuân thấp hơn trung bình nhiều năm

- Diện tích lúa chiêm xuân bị hạn là : 170 ha - Vụ hè, thu diện tích lúa bị hạn là:378 ha - Tổng diện tích màu bị hạn là: 1.700 ha

Nắng nóng - Vụ hè, vụ thu thời tiết nắng nóng hơn trung bình các năm,

đầu vụ nhiều diện tích lúa bị khô hạn

2011

Rét đậm, rét hại

- Rét đậm, rét hại kéo dài trong nhiều ngày

- Cây trồng: 60 ha lúa,18 ha ngô và 647 ha rừng trồng bị chết

Hạn hán - Số ngày hạn kéo dài - Diện tích lúa vụ chiêm bị hạn: 80 ha Lốc xoáy và

giông

- Lốc xoáy kèm theo mƣa giông lớn

- Làm đổ và ảnh hƣởng đến năng suất cây trồng của: hơn 400 ha ngô; 13,7 ha lúa; 38 ha mía và 55 ha sắn

2012 Rét đậm, rét

hại

- Rét đậm,rét hại kéo dài trong nhiều ngày

- Tổng lƣợng mạ bị chết khoảng: 1,5 tấn - Diện tích lúa chiêm bị hạn khoảng: 20 ha Mƣa và lốc - Trong tháng 4 xuất hiện những

cơn mƣa và giông lớn

- Khoảng 100 ha ngô bị đổ,gãy Nắng nóng - Cuối tháng4, đầu tháng 5 có

những đợt nắng nóng cục bộ với mức nhiệt tăng cao đột ngột

- Có : 30 ha lúa; 900 ha ngô và 100 ha sắn bị héo lá ảnh hƣởng tới năng suất cây trồng

2012 Mƣa bão - Những đợt mƣa bão với cƣờng

độ mạnh hơn

- Có: 27,8 ha cây lâm nghiệp; 9,41 ha lúa; 29,9 ha ngô; 55 ha hoa màu bị đổ gãy và ngập úng

2013

Hạn hán - Những đợt hạn dài ngày - Khoảng 150 ha lúa bị thiếu nƣớc Mƣa lũ - Mƣa lớn kéo dài ,kèm theo các

đợt lũ bất ngờ

- Có khoảng: 1.400 gốc luồng và 90,4 ha cây lâm nghiệp bị đổ gãy;

- Có: 205 ha lúa,ngô, sắn và hoa màu bị ngập úng và đổ gãy

2014 Rét đậm, rét

hại

- Xảy ra và kéo dài trong nhiều ngày

- Làm cho tiến độ gieo trồng bị chậm lại so với khung thời vụ.

-Có: 8.478 kg mạ đã gieo bị chết; 163,1 ha lúa đã gieo bị chêt

Hạn hán - Số ngày hạn kéo dài nhiều ngày - Có khoảng 50 ha lúa đầu vì bị thiếu nƣớc Mƣa lũ - Xuất hiện đột ngột - Đổ gãy: 3.000 cây lâm nghiệp

- Cuốn trôi: 12 ha lúa và 203ha ngô

2015 Mƣa lũ - Mƣa và lũ lớn - Cuốn trôi, vùi lấp và đổ gẫy: 17 ha lúa và

108,3 ha ngô -Giông, lốc - Giông, lốc xuất hiện với cƣờng

độ mạnh

- Đánh chìm: 17 lồng cá và hỏng 02 vó bè Đổ gãy: 9.195 ha cây lâm nghiệp

Tác động BĐKH trong một vài năm gần đây đã ảnh hƣởng không nhỏ đến nguồn tài nguyên thực vật tại Đà Bắc, có thể kể đến một số khía cạnh sau:

*Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng.

Khí hậu thay đổi làm ảnh hƣởng đến năng suất, chất lƣợng cây trồng, thậm chí nhiều vụ ngƣời dân hầu nhƣ mất trắng. Tổng hợp số liệu trong 4 năm gần đây cho thấy:

Trong năm 2010 tình hình thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp,vụ chiêm xuân bị ảnh hƣởng của hiện tƣợng El-Nino đã gây ra tình trạng khô hạn kéo dài trong nhiều ngày, lƣợng mƣa trung bình trong vụ thấp hơn nhiều năm trung bình trƣớc đây, gây ra hạn hán cục bộ ở một số địa phƣơng làm cho 170 ha lúa chiêm xuân bị hạn. Vụ mùa, vụ hè thu thời tiết nắng nóng cao hơn cùng kỳ dẫn đến 378 ha diện tích lúa vụ hè thu và 1700 ha màu bị hạn; Hạn hán kèm theo với dịch hại là sâu cuốn lá gây hại ở hầu hết các xã trong huyện. Tổng diện tích lúa nhiễm rầy là 80,03 ha, bệnh lùn sọc đen trên lúa cũng phát triển mạnh.

Trong năm 2011, rét đậm rét hại trong nhiều ngày, hạn hán mƣa bão xảy ra làm ảnh hƣởng đến kết quả sản xuất nông nghiệp cụ thể: 60 ha lúa, 18 ha ngô, 647 ha bị chết rét; 80 ha lúa đầu mùa bị thiếu nƣớc do hạn hán; Hơn 400 ha ngô, 13.7 ha lúa, 38 ha mía, 55 ha sắn tại một số xã bị đổ và gãy làm giảm năng suất cây trồng.

Trong năm 2012 hạn hán làm 20 ha lúa vụ chiêm xuân của huyện Đà Bắc đã cấy bị hạn đầu vụ; mƣa gió làm hơn 100 ha hoa màu bị đổ gẫy và ngập úng; Nắng nóng cuối tháng 4, đầu tháng 5 năm 2012 đã làm cho hơn 30 ha lúa, 900 ha ngô, 100 ha sắn tại ba xã (Đồng Nghê, Suối Nánh và Mƣờng Tuổng) bị héo lá, một số phai trồng lại gây ảnh hƣởng đến năng suất; Mƣa lớn làm 9,41ha lúa, 29,29 ha ngô, 55 ha hoa màu bị ngập úng và gãy đổ.

Trong năm 2013 hạn hán làm 150 ha lúa bị thiếu nƣớc, mƣa lũ làm 205 ha lúa và hoa màu bị ngập úng, đỗ gẫy; năm 2014 giá rét làm chết 8478 kg mạ, lúa chết 163,1 ha, hạn hán làm khoảng 50 ha lúa đầu vụ thiếu nƣớc, mƣa lũ làm 12 ha lúa và 203 ha ngô bị cuốn trôi;

Trong năm 2015 hạn đầu vụ khoảng 70 ha lúa, mƣa lũ làm 17 ha lúa bị cuốn trôi, vùi lấp và 108,3 ha ngô bị gãy đổ.

*Biến đổi khí hậu làm thay đổi cơ cấu cây trồng.

Trồng xen: Theo phỏng vấn ngƣời dân tại khu vực nghiên cứu, trƣớc kia nơi đây thƣờng trồng đƣợc nhiều diện tích lúa nƣơng, tuy nhiên những năm gần đây do thiếu nƣớc kéo dài nên diện tích lúa nƣơng giảm đi nhiều. Đến nay, hầu nhƣ việc trồng lúa nƣơng ít

trồng xen Ngô và Dong giềng. Bên cạnh đó nhiều diện tích trồng lúa nƣớc, do điều kiện khô hạn, thiếu nƣớc đã chuyển đổi sang trồng ngô, sắn, đậu, lạc…

Sự xuất hiện nhiều loại sâu bệnh mới: Việc trồng Gừng tại xã Đồng Chum hai năm trở lại đây cho thấy Gừng thƣờng bị thối củ, giảm năng xuất khá nhiều, nguyên nhân do xuất hiện một loại vi rút gây thối củ mới. Hiện tại, diện tích trồng Gừng tại Đồng Chum giảm đi đáng kể. Một số ví dụ đƣa ra nhƣ hiện tƣợng thối bông trên Bƣởi diễn ở Hào Lý.

Một số loại sâu bệnh phát triển nhiều trong những năm gần đây ảnh hƣởng đến cây trồng nhƣ sâu cuốn lá hại lúa và ngô, rầy lúa, lùn sọc đen trên lúa,…

* Biến đổi khí hậu làm thu hẹp diện tích đất canh tác cây trồng.

Tác động rõ ràng đối với cây trồng tại Đà Bắc là hạn hán. Các tác động nhƣ sạt lở đất, bão lũ chỉ mang lại hậu quả tạm thời hay thời điểm. Hạn hán làm giảm đi nhiều diện tích đất canh tác của bà con, do vậy thu hẹp diện tích đất sản xuất. Nhiều diện tích đất trƣớc kia có thể canh tác đƣợc lúa nƣơng, ngô cho đến nay đã bị bỏ hoang do hạn hán nhƣ tại xã Đồng Nghê.

3.3.2.2. Tác động của BĐKH đến động vật

Những tác động của BĐKH ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất, sản lƣợng và cơ cấu không chỉ cây trồng mà còn ảnh hƣởng lớn đến cả vật nuôi. Kết quả tổng hợp đƣợc thể hiện ở bảng 3.5:

Bảng 3.5. Tổng hợp những thiệt hại trong lĩnh vực chăn nuôi dƣới tác động của thiên tai ở huyện Đà Bắc từ năm 2010 đến 2015 (Nguồn: Báo cáo tổng kết sản xuất

Nông, lâm ngư nghiệp hàng năm của huyện Đà Bắc,[18,19,20,21,22,23,25])

Số lƣợng trâu, bò chết(con) Do dịch bệnh Do rét đậm, rét hại Năm 2010 27 Năm 2011 66 2204 Năm 2012 - 60 Năm 2013 - 11 Năm 2014 - 69 Năm 2015 - - Quý 1/ 2016 - 36

(Ghi chú: “-” thiếu thông tin)

Đối với lĩnh vực chăn nuôi chịu tác động của BĐKH chủ yếu là về số lƣợng gia súc, gia cầm. Yếu tố có ảnh hƣởng lớn đến chăn nuôi của huyện Đà Bắc là rét đậm và

rét hại, làm giảm số lƣợng trâu bò do đói và rét. Điều này gây khó khăn cho sinh kế của phần lớn ngƣời dân tại đây, theo số liệu điều tra của nhóm làm đề tài nhƣ sau - Trong năm 2011, rét đậm rét hại lại kéo dài trong nhiều ngày, đã làm cho 2204 con trâu, bò trên địa bàn toàn huyện bị chế đói, chết rét

- Năm 2012, rét đậm, rét hại đã làm chết 60 con trâu,bò - Năm 2013, rét đậm làm chết 11 con trâu, bò

- Năm 2014, rét đậm làm chết 69 con trâu, bò

- Trong năm 2015 giông, lốc xuất hiện với cƣờng độ mạnh đã đánh chìm 17 lồng cá và hỏng 02 vó bè của ngƣời dân. Đặc biệt đầu năm 2016, hiện tƣợng thời tiết xấu và bất thƣờng lần đầu tiên xuất hiện ở Đà Bắc đó là hiện băng tuyết xảy ra tại xã Đồng Nghê - xã cao nhất của tỉnh Hòa Bình. Sáng ngày 24/1, tại Đồng Nghê, băng tuyết rơi dày đến gần 10 cm. Các rãnh nƣớc ven đƣờng, nƣớc để trong chậu ngoài trời đều đóng băng. Cây cối, mái nhà đều phủ một lớp băng dày. Đến ngày 25/1, hiện tƣợng băng tuyết đã giảm nhƣng vẫn còn xuất hiện. Băng tuyết đã làm ảnh hƣởng lớn đến cuộc sống và sản xuất của ngƣời dân: Xã đã có 2 con trâu bị chết rét, cây cối, hoa màu bị ảnh hƣởng nặng nề. Ngoài xã Đồng Nghê, một số xã vùng cao khác nhƣ Mƣờng Tuổng, suối Nánh, Giáp Đắt… cũng xuất hiện hiện tƣợng băng tuyết. Toàn huyện đã có 36 con trâu, bò, bê, nghé bị chết rét. Huyện đã có văn bản và khuyến cao ngƣời dân trong việc chống đói, rét cho đàn gia súc. Tuy nhiên, do tập quán thả rông vẫn còn khá phổ biến nên thiệt hại vẫn xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái nông nghiệp huyện đà bắc, tỉnh hòa bình và đề xuất các giải pháp ứng phó (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)