1. Lý do chọn đề tài
1.3.2. Sử dụng đất đai bền vững trong bối cảnh đô thị hóa
1.3.2.1. Quan điểm về sử dụng đất bền vững
Ngày nay, nhiều vùng đất màu mỡ đã bị suy thoái rõ rệt, kéo theo sự suy giảm nguồn nước, những hiện tượng thiên tai bất thường, làm giảm sức sản xuất một cách rõ rệt và có nguồn đất có nguy cơ thoái hoá nghiêm trọng. Trước những biểu hiện đó, nhằm đảm bảo cho đời sống của người dân, cần phải có những chiến lược về sử dụng đất hiệu quả để không chỉ duy trì những khả năng hiện có của đất mà còn có khả năng phục hồi đất. Với những mong muốn đó, thì thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” đã được ra đời [27].
Rất nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế đã tiến hành những nghiên cứu về vấn đề sử dụng đất bền vững trên nhiều khu vực của thế giới, trong đó có Việt Nam. Sử dụng đất bền vững là sử dụng tất cả các đặc trưng vật lý, hoá học, sinh học của đất mà có ảnh hưởng đến khả năng sử dụng. Đất đai là một thuật ngữ dùng chung, bao gồm cả thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thực vật và động vật, kể cả vấn đề cải thiện các biện pháp quản lý đất đai. Trong nghiên cứu sử dụng đất bền vững, tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) đã sử dụng thuật ngữ “chất lượng đất đai” bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến sự bền vững của tài nguyên đất khi sử dụng cho các mục đích nhất định [29].
Khái niệm bền vững được xét đến với ba tiêu chí sau: (1) Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận; (2) Bền vững về mặt môi trường: Sử dụng đất phải đảm bảo độ phì nhiêu của đất, không gây ra thoái hoá đất, bảo vệ được môi trường tự nhiên; (3) Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được nguồn lao động, tạo ra việc làm và đảm bảo đời sống xã hội [29]. Sử dụng đất bền vững là khái niệm dùng trong hoạt động sản xuất và quản lý đất đai được xác định theo nhu cầu và mục đích sử dụng ở mỗi vùng đất nhất định của con người. Đất đai trong sản xuất nông nghiệp được gọi là sử dụng bền vững nếu duy trì được các chức năng chính của đất là đảm bảo khả năng sản xuất của cây trồng ổn định, chất lượng tài nguyên đất không bị suy giảm theo thời gian, đồng thời, việc sử dụng đất không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống con người và sinh vật. Sử dụng đất bền vững có thể được xem như là sử
dụng đất đai hợp lý, các nhu cầu và mục đích sử dụng phải đảm bảo hài hoà với các lợi ích về kinh tế - xã hội, đồng thời phải bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển cho hiện tại và tương lai”.
1.3.2.2. Nguyên tắc sử dụng đất bền vững
Simth A. J and Dumaski (1993) đã xác định có 5 nguyên tắc có liên quan đến sự sử dụng đất bền vững để có thể duy trì được tính bền vững của đất, đó là: (1) Duy trì hoặc nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất nông nghiệp (2) Giảm mức độ rủi ro trong quá trình sản xuất; (3) Bảo vệ tiềm năng của nguồn tài nguyên đất và ngăn cản sự thoái hoá đất; (4) Khả thi về mặt kinh tế; (5) Được xã hội chấp nhận [30].
Nhiều tổ chức quốc tế như hội khoa học đất quốc tế, Trung tâm Phát triển phân bón quốc tế, Ủy ban về nghiên cứu đất, FAO, WB, tổ chức Rockefeler... đã hợp tác với nhau nhằm xây dựng một khung chung cho việc đánh giá quản lý sử dụng đất bền vững. Để quản lý sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp nói riêng và nguồn tài nguyên đất bền vững cần xác định: (i) Giải pháp quản lý đất có đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường, đem lại lợi ích cho con người hay không; (ii) Giải pháp có sớm đạt được bền vững hay không; (iii) Giải pháp có thể thực hiện được phù hợp với định hướng phát triển của quốc gia hay không [29][30][31][32].
Khung đánh giá sử dụng đất bền vững theo tổ chức FAO được hình thành trên cơ sở năm khái niệm bền vững: (1) tính sản xuất hiệu quả, (2) tính an toàn, (3) tính bảo toàn, (4) tính lâu bền và (5) tính chấp nhận được [26]. Định nghĩa: "Quản lý bền vững đất là sự tổng hợp các công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm kết nối chặt chẽ các nguyên lý kinh tế, xã hội với các quan tâm về môi trường, đồng thời duy trì hoặc nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng tính an toàn, giảm rủi ro trong sản xuất, bảo vệ tiềm năng và ngăn ngừa thoái hóa đất và được xã hội chấp nhận" đã được nhóm công tác của FAO đưa ra trong khung đánh giá quản lý bền vững đất dốc tại hội nghị ở Nairobi [29].
Theo FAO (1990) đã đưa ra qan điểm về nông nghiệp bền vững bao gồm “Việc quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên cho nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống con người, đồng thời gìn giữ, cải thiện môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên” [29].
Theo Bill (1994) lại cho rằng nông nghiệp bền vững là một chỉnh thể hợp nhất để lựa chọn môi trường bền vững cho con người, liên quan đến cây trồng, vật nuôi, các công trình xây dựng và cơ sở hạ tầng (nước, năng lượng, đường xá,…). Tuy nhiên, các yếu tố này không hẳn là tạo ra nông nghiệp bền vững mà chính là mối quan hệ giữa các yếu tố do con người tạo ra, sắp đặt và phân bổ trên Trái Đất [28].
Trong phát triển nông nghiệp bền vững, vấn đề chủ yếu tập trung vào việc bảo vệ đất, nước và đề xuất một số hệ thống canh tác bền vững trong những năm cuối của thế kỷ 20. Mục đích của việc này là tạo ra một hệ thống sinh thái bền vững, có tiềm lực về mặt kinh tế, đồng thời có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người mà không gây ra thoái hóa đất, không gây ra ô nhiễm môi trường [33][34].
Mollison và Remy Mia Slay (1999) lại có những quan điểm khác về phát triển nông nghiệp bền vững, đó là: (1) Nông nghiệp bền vững là phải phát triển hài hòa với thiên nhiên, tuân theo các quy luật tự nhiên, không đi ngược các quy luật của tự nhiên vốn có; (2) Ngoài việc bảo vệ những hệ sinh thái hiện có, nông nghiệp bền vững còn tìm cách khôi phục những hệ sinh thái đất suy thoái; (3) Mục đích của phát triển nông nghiệp bền vững là tạo ra một hệ sinh thái bền vững có tiềm năng về mặt kinh tế, thỏa mãn nhu cầu đời sống con người và không làm suy kiệt nguồn tài nguyên, không hủy hoại môi trường sống; (4) Nguyên tắc xây dựng nông nghiệp bền vững: Áp dụng các ứng dụng khoa học kỹ thuật khác nhau tùy vào điều kiện khí hậu từng vùng/miền, phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi địa phương để tạo ra những hệ sinh thái nông nghiệp phù hợp [28].
Mollison và Remy Mia Slay, (1999) cho rằng cần phải tính toán cẩn thận việc áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại hay việc sử dụng các hóa
chất làm phân bón[28]. Trong nông nghiệp bền vững, việc sử dụng những đặc tính vốn có của cây trồng, vật nuôi, kết hợp với đặc trưng của cảnh quan và cơ cấu đất nông nghiệp để sử dụng một cách thống nhất và hiệu quả. Nông nghiệp bền vững là hệ thống về nông nghiệp mà nhờ đó người nông dân có thể tồn tại và phát triển, họ có thể sử dụng nguồn tài nguyên đất để tạo ra lương thực, đồng thời không liên tục hủy diệt sự sống trên Trái Đất.