Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá tính bền vững của việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh đô thị hóa tại huyện Hoài Đức, Hà Nội (Trang 35 - 39)

1. Lý do chọn đề tài

2.1. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống liên ngành Sử dụng với đối tượng nghiên cứu là đất nông nghiệp, có sự phối hợp giữa đối tượng quản lý, sử dụng đất, nhà kinh doanh...

2.1.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

Thu thập các tài liệu, số liệu, thông tin cần thiết cho nghiên cứu như: các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường của huyện, sau đó tiến hành khảo sát thực địa tại địa phương.

- Thu thập số liệu sơ cấp: Bằng phương pháp điều tra chọn mẫu phiếu điều tra tại 1 số xã, thị trấn trên địa bàn huyện có tập trung nhiều đất sản xuất nông nghiệp.

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn sâu sử dụng công cụ bảng hỏi

Luận văn sử dụng bộ công cụ bảng hỏi và phỏng vấn sâu với các câu hỏi tập trung vào thay đổi diện tích đất nông nghiệp ở các xã vùng ven bãi sông và vùng nội đồng.

a. Thiết kế bảng hỏi

Bảng hỏi được sử dụng cho điều tra gồm bốn phần. Phần một là hệ thống các câu hỏi về hộ, nhân khẩu, lao động và các nguồn thu nhập chính của các hộ dân cư. Phần thứ hai là hệ thống các câu hỏi về sản lượng, quy mô sản xuất của các hộ nông nghiệp. Phần ba của bảng hỏi đề cập đến vấn đề nhà ở cũng như môi trường sinh hoạt của các hộ nông nghiệp. Phần cuối của bảng hỏi là hệ thống các câu hỏi liên quan đến phương tiện sản xuất mà người dân địa phương thường sử dụng. Với nội dung trên đó, học viên tiến hành điều tra về mức sống, sự thay đổi về sản lượng trồng trọt và chăn nuôi, cũng như cơ cấu các ngành nghề nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu. Bên cạnh đó, hệ thống các câu hỏi trên học viên sử dụng kết hợp với phỏng vấn sâu các nông hộ để tiến hành thu thập thông tin về sinh kế cũng như việc sử dụng các nguồn vốn sinh kế ở địa phương.

b. Cơ sở xác định mẫu và kích thước mẫu điều tra hộ

Mẫu điều tra được học viên thực hiện các xã Yên Sở và thị trấn Trạm Trôi. Đây là các hộ tiêu biểu của ngành nghề nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức, và là đặc trưng của khu vực ven bãi và khu vực nội đồng, đồng thời là hai khu vực có sự ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hóa khác biệt.

Cách chọn kích thước mẫu điều tra là 30 phiếu điều tra, được chia thành 02 mẫu: Điều tra phỏng vấn 20 hộ dân về tình hình sản xuất, đầu tư thâm canh, kết quả sản xuất trên các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại 2 xã (10 phiếu/xã) đại diện cho 2 vùng sinh thái khác nhau của huyện (vùng trong đê và vùng ngoài đê). Bên cạnh đó, 10 phiếu phỏng vấn các cán bộ xã, huyện trên địa bàn.

- Với số lượng phiếu chia đều cho hai lĩnh vực;

- Các chủ hộ được điều tra phải có độ tuổi từ 22 tuổi trở nên;

- Các chủ hộ phải đảm bảo các tiêu chí về giới tính, đảm bảo tỉ lệ về nam, nữ, già, trẻ và có các bộ xã để đảm bảo tính khách quan cho kết quả điều tra;

- Các chủ hộ phải có kinh nghiệm làm nghề từ ba năm trở lên.

c. Thời gian tiến hành điều tra khảo sát

Trên cơ sở liên hệ với địa phương, tác giả thực hiện việc phỏng vấn điều tra thực địa đối với các hộ dân cư trong khoảng thời gian từ ngày 28/07/2019 đến 30/07/2019 dưới sự hỗ trợ của cán bộ phòng tài nguyên huyện Hoài Đức.

2.1.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất theo FAO

2.1.3.1. Hiệu quả kinh tế

Các chỉ tiêu dùng trong đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế bao gồm:

- Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ các giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một chu kỳ sản xuất trên một đơn vị diện tích ở một kỳ nhất định (thường là 1 năm).

GTSX = Sản lượng sản phẩm x Giá bán sản phẩm

- Chi phí trung gian (CPTG): Là tổng các chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, khấu hao tài sản cố định, lãi vay…và các chi phí thuê lao động phục vụ cho quá trình sản xuất.

- Thu nhập hỗn hợp (TNHH): Giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian (không tính công lao động gia đình).

TNHH = GTSX - CPTG

- Giá trị ngày công lao động (GTNC): Bằng giá trị gia tăng trên tổng số công lao động.

GTNC= GTGT/số công lao động

- Hiệu quả đồng vốn (HQĐV) được xác định bằng thu nhập hỗ hợp trên tổng chi phí trung gian.

HQĐV = TNHH/CPTG

Để thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất (LUT), luận văn phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế dựa vào kết quả điều tra nông hộ. Các chỉ tiêu được phân ra thành 3 cấp thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Việc phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất [9] Cấp đánh giá Thang điểm TNHH/ha (triệu đồng) HQĐV/ha (lần) GTNC (nghìn đồng/công) Cao 3 > 150 >1,50 > 250 Trung bình 2 80 - 150 1,2 - 1,50 100 – 250 Thấp 1 < 80 < 1,20 < 100

Tổng hợp hiệu quả kinh tế của LUT: Tổng có 3 chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế của các LUT. Điểm của một tiêu chí tối đa là 3 điểm. LUT có số điểm tối đa là 9 điểm.

Nếu số điểm của một LUT 7 - 9 điểm: Hiệu quả kinh tế cao.

Nếu số điểm của một LUT 5 – <7 điểm: Hiệu quả kinh tế trung bình. Nếu số điểm của một LUT nhỏ hơn 5 điểm: Hiệu quả kinh tế thấp.

2.1.3.2. Hiệu quả về mặt xã hội

Các chỉ tiêu được dùng để đánh giá hiệu quả về mặt xã hội là: - Tính chấp nhận và khả năng của người dân.

- Khả năng thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập thường xuyên, ổn định cho nông dân.

- Khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội được phân thành 3 cấp dựa kết quả điều tra nông hộ (Bảng 2.2).

Bảng 2.2. Việc phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về mặt xã hội [9] Mức đánh giá Thang điểm Khả năng tiêu thụ sản phẩm (%) Khả năng thu hút lao động (công) Mức độ chấp nhận của người dân (%) Cao 3 > 70 > 500 > 70 Trung bình 2 50-70 200-500 50-70 Thấp 1 <50 <200 <50

Tổng hợp hiệu quả xã hội của LUT: Tổng có 3 chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả xã hội của các LUT. Số điểm tối đa của một tiêu chí là 3 điểm. LUT có số điểm tối đa là 9 điểm.

Nếu số điểm của một LUT 7 - 9 điểm: Hiệu quả xã hội cao.

Nếu số điểm của một LUT 5 – <7 điểm: Hiệu quả xã hội trung bình. Nếu số điểm của một LUT nhỏ hơn 5 điểm: Hiệu quả xã hội thấp.

2.1.3.3. Hiệu quả về mặt môi trường

- Đánh giá khả năng bảo vệ và cải tạo đất trong quá trình sản xuất nông nghiệp thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng.

- Mức độ người dân sử dụng phân bón.

- Mức độ người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu môi trường được phân thành 3 cấp dựa kết quả điều tra nông hộ (Bảng 2.3).

Bảng 2.3. Việc phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về mặt môi trường [9]

Mức đánh giá Thang điểm Khả năng thích hợp, bảo vệ và cải tạo đất % Mức độ sử dụng phân bón/ha Mức độ sử dụng thuốc BVTV/ha

Cao 3 > 60% Nằm trong định mức Nằm trong định mức Trung

bình 2 40-60%

Dưới định mức Dưới định mức

Thấp 1 <40 Vượt quá định mức Vượt quá định

mức

Tổng hợp hiệu quả môi trường của LUT: Tổng có 3 chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT. Số điểm tối đa của một tiêu chí là 3 điểm.

LUT có số điểm tối đa là 9 điểm;

Nếu số điểm của một LUT 7 - 9 điểm: Hiệu quả môi trường cao; Nếu số điểm của một LUT 5 – <7 điểm: Hiệu quả môi trường trung bình; Nếu số điểm của một LUT nhỏ hơn 5 điểm: Hiệu quả môi trường thấp.

2.1.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, tài liệu

- Xử lý số liệu trên các bảng tính Excel;

- Trình bày kết quả bằng các bảng số liêu, biểu đồ và ảnh chụp thực tế minh họa quá trình thực hiện nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá tính bền vững của việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh đô thị hóa tại huyện Hoài Đức, Hà Nội (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)