1. Lý do chọn đề tài
3.2. Đánhgiá tính thích hợp và bền vững của sử dụng đất nông nghiệp
3.2.4. Đánhgiá tổng hợp hiệu quả của các loại sử dụng đất trên địa bàn huyện
- Có 5/10 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả môi trường cao đó là Khoai lang, Lạc, đậu tương, phật thủ và bưởi vì với các kiểu sử dụng đất trên bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý có tác dụng cải tạo đất, mức độ sử dụng phân hữu nhiều hơn so với các kiểu sử dụng đất khác, tỷ lệ sử dụng phân hóa học và thuốc BVTV trong định mức cho phép.
- Có 4/10 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả môi trường trung bình. Đối với kiểu sử dụng đất chuyên trồng lúa, ngô, rau các loại, nhãn chín muộn đánh giá về tiêu chí khả năng thích hợp về bảo vệ và cải tạo đất được đánh giá là trung bình, nguyên nhân là do người dân trong quá trình khai thác chưa thật sự trú trọng đến việc bổ sung chất dinh dưỡng cho đất trong quá trình sản xuất, lượng phân hữu cơ sử dụng ít, chủ yếu sử dụng phân bón hóa học, trong thời kỳ thu hoạch lại dùng biện pháp đốt lá khô tại ruộng làm suy giảm dinh dưỡng của đất, đất bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng dẫn đến năng suất cây trồng trung bình. Trong tương lai cần phải bổ sung phân hữu cơ cho đất, bên cạnh đó thì lúc bắt đầu vụ thì nên trồng xen canh các cây họ đậu như: lạc, đậu tương..nhằm cải tạo đất và tăng thêm thu nhập.
- Có 1/10 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả môi trường thấp là chuyên cây ăn quả các loại vì lượng phân bón và thuốc BVTV được sử dụng cao hơn so với khuyến cáo.
3.2.4. Đánh giá tổng hợp hiệu quả của các loại sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoài Đức huyện Hoài Đức
Từ kết quả của việc đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất chính trên địa bàn huyện Hoài Đức, tôi tiến hành tổng hợp được hiệu quả sử dụng đất của thị xã như sau:
Nhìn trên bảng 3.9 ta thấy rằng:
- Có 7/10 kiểu sử dụng đất mang lại hiệu sử dụng đất cao trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường, trong tương lai chúng ta nên xem xét, đẩy mạnh việc mở rộng diện tích và đầu tư sản xuất ở các kiểu sử dụng đất này.
- Có 2/10 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả trung bình: Lạc, Ngô. Trong tương lai cần đầu tư chăm sóc phù hợp với từng loại để mang lại hiệu quả cao hơn.
- Có 1/10 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả thấp là kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa. Đối với kiểu Lúa xuân - Lúa mùa thấp là do hiệu quả kinh tế mang lại thấp, mặc dù vậy thì người dân vẫn đa số sẽ tiếp tục sản xuất vì chi phí sản xuất thấp và sản phẩm là nguồn cung cấp lúa gạo chính cho gia đình họ.
* Đánh giá chung
Qua quá trình nghiên cứu, từ kết quả nghiên cứu, luận văn rút ra một số nhận xét như sau:
- Hiện nay, sử dụng đất nông nghiệp của người dân khá đa dạng về cây trồng, cơ cấu mùa vụ cũng được thay đổi. Loại sử dụng đất 3 vụ ngày càng tăng lên, tạo thêm việc làm và thu nhập cho nhân dân. Nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng tích cực, vấn đề an ninh lương thực trên địa bàn được đảm bảo.
- Một số kiểu sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng hiệu quả về môi trường thấp như: kiểu sử dụng đất chuyên rau và chuyên cây ăn quả. Để phát triển lâu dài và bền vững thì trong tương lai người dân phải hướng đến sản xuất nông sản sạch vừa cho hiệu quả kinh tế cao, vừa đem lại hiệu quả môi trường cho lâu dài.
- Việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ở cây trồng nhìn chung còn chưa đúng với khuyến cáo, trình độ hiểu biết của người dân về cách sử dụng còn thấp nên việc sử dụng thường còn chưa đúng, ảnh hưởng đển môi trường, sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, năng suất và chất lượng nông sản.
Bảng 3.9. Tổng hợp hiệu quả KT - XH - MT đối với từng kiểu sử dụng đất huyện Hoài Đức Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Hiệu quả kinh tế Hiệu quả xã hội Hiệu quả môi trường Tổng điểm cho kiểu sdđ
Đánh giá cho kiểu sdđ
LUT1 1. Lúa xuân - Lúa mùa 3 6 6 15 Thấp
LUT2
2. Khoai lang 7 8 7 22 Cao
3. Lạc 6 7 7 20 Trung bình
4. Ngô 4 6 6 16 Trung bình
5. Đậu tương 7 8 7 22 Cao
LUT3 6. Rau các loại 8 8 5 21 Cao
LUT4 7. Phật thủ 9 9 8 26 Cao
LUT5
8. Bưởi 8 8 8 24 Cao
9. Cây ăn quả các loại 9 8 4 21 Cao
10. Nhãn chín muộn 8 8 6 22 Cao
Như vậy, qua quá trình nghiên cứu, chúng ta có thể thấy được 10 kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoài Đức với các mức độ hiệu quả được đánh giá như sau:
- Xét về hiệu quả kinh tế: có 6/10 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả cao, có 4/10 cho hiệu quả thấp. Kiểu sử dụng đất trồng Phật Thủ cho hiệu quả cao nhất với TNHH đạt tới 800 – 900triệu đồng/ha/1 năm, tiếp theo đó là kiểu sử dụng cây ăn quả cho hiệu quả cao với cây ăn quả các loại với TNHH đạt trên 150 triệu đồng/ha/năm, HQĐV đạt 2,16 lần; Kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa cho hiệu quả kinh tế thấp nhất, với TNHH đạt 29,71 triệu đồng/ha/năm, mặc dù cho hiệu quả kinh tế không cao nhưng lại phù hợp với khả năng sản xuất của nhiều hộ dân và đảm bảo lương thực nên vẫn được người nông dân chấp nhận.
- Xét về hiệu quả xã hội: có 8/10 kiểu sử dụng đất được đánh giá có hiệu quả xã hội cao, 2/10 kiểu sử dụng đất được đánh giá hiệu quả trung bình. Riêng hiệu quả của LUT4 và LUT3 chuyên – rau màu được đánh giá mặt hiệu quả xã hội cao nhất, vì LUT này được người dân chấp nhận vì sản phẩm tiêu thụ dễ được thị trường chấp nhận, thu hút được nhiều lực lượng lao động và chi phí đầu tư không quá cao.
- Xét về hiệu quả môi trường: có 5/10 kiểu sử dụng đất được đánh giá là cao, 4/10 kiểu sử dụng đất đánh giá trung bình và có 1/10 kiểu sử dụng đất đánh giá thấp. Kiểu sử dụng đất là Khoai lang, Lạc, Đậu tương, Phật thủ, Bưởi đạt hiệu quả môi trường cao vì với các kiểu sử dụng đất trên bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý có tác dụng cải tạo đất, mức độ sử dụng phân hữu cơ cao, tỷ lệ sử dụng phân hóa học và thuốc BVTV thấp hơn các kiểu sử dụng khác.
- Xét cả 3 mặt kinh tế - xã hội - môi trường: có 7/10 kiểu sử dụng đất mang lại hiệu quả sử dụng đất cao, trong tương lai nên xem xét, mở rộng diện tích và đầu tư sản xuất ở các kiểu sử dụng đất này, đó là Khoai lang, Đậu tương, Rau các loại, Phật thủ, Bưởi, Cây ăn quả các loại, Nhãn chín muộn. Có 2/10 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả trung bình. Có 1/10 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả thấp. Lúa xuân - Lúa mùa, Lạc, Ngô trong tương lai cần thay thế bằng các loại cây trồng cho năng suất cao và có giá trị kinh tế hơn. Nhóm đất thích nghi với
nhiều loại cây trông khác nhau đặc biệt là cây ăn quả trên địa bàn huyện Hoài Đức ở vùng bãi ngoài đê Sông Đáy thuộc nhóm đất phù sa bồi đắp với tổng diện tích 2.076ha, chiếm 31,9% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện, được phân bố trên địa bàn thuộc các xã Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Đắc Sở, Yên Sở, Tiền Yên, Song Phương, Vân Côn, Đông La, An Thượng.