1. Lý do chọn đề tài
3.2. Đánhgiá tính thích hợp và bền vững của sử dụng đất nông nghiệp
3.2.1. Đánhgiá hiệu quả về mặt kinh tế
Hiệu quả kinh tế tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất lượng hoạt động của các loại hình sử dụng đất trong vùng nghiên cứu. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế thì kết quả sản xuất và chi phí đều được dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại thời điểm xác định, trong đề tài nghiên cứu đã dựa vào giá cả thị trường tại địa bàn huyện Hoài Đức năm 2019.
3.2.1.1 Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính
Tác động rõ nét nhất đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất đó là loại cây và giống cây trồng trên đất, vì vậy tôi tính toán hiệu quả kinh tế của một số cây trồng và kiểu sử dụng đất chính tại vùng nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu hệ thống cây trồng tại các vùng nghiên cứu được thể hiện ở các bảng 3.2.
Qua bảng số liệu đánh giá hiệu quả kinh tế các loại cây trồng chính trên địa bàn huyện Hoài Đức ta thấy:
Nhóm những loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày và rau cho hiệu quả kinh tế cao còn những loại cây lương thực (lúa, ngô, lạc và đậu tương) cho hiệu quả kinh tế thấp hơn. Mặc dù nhóm các loại cây lương thực cho giá trị về kinh tế thấp nhưng vẫn được đa số nhiều hộ dân chấp nhận sản xuất vì chi phí đầu tư sản xuất thấp phù hợp với khả năng kinh tế của nhiều hộ nông nghiệp. Bên cạnh đó đất đai, khí hậu và địa hình ở một số xã như Yên Sở và Thị trấn Trạm Trôi thích hợp cho việc phát triển các cây thuộc nhóm lương thực.
TT Loại cây GTSX (triệu đồng) CPTG (triệu đồng) TNHH (triệu đồng) HQĐV (lần) LĐ (công) GTNC (1000 đồng/công) 1 Lúa xuân 33.6 16.81 16.79 1.00 200 95.27 2 Lúa mùa 28.48 15.56 12.92 0.83 187 93.58 3 Ngô 26.19 13.68 12.51 0.91 206 70.98 4 Lạc 32.83 16.01 16.82 1.05 176 168.29 5 Khoai lang 75.01 16.53 58.48 3.54 218 267,99 6 Đậu tương 26.68 14 12.68 0.91 188 72.33 7 Rau các loại 130.1 28.42 101.68 3.58 360 282.44 8 Phật thủ 891.73 73.21 818.52 11.18 458 636.73 9 Bưởi 200.29 63.3 136.99 2.16 432 317.11 10 Nhãn chín muộn 261.5 30.5 231 7.57 185 267.57
11 Cây ăn quả các loại 233.5 43.3 190.2 4.39 321 559.63
(Nguồn: Các số liệu thống kê tổng hợp [10][11][12][13][14]) 3.2.1.2. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất
Từ việc đánh giá cho từng loại cây trồng chính trên địa bàn, tiến hành tổng hợp và đánh giá hiệu quả kinh tế cho các kiểu sử dụng đất, cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu 3.3:
Bảng 3.3. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất GTSX (triệu đồng) CPTG (triệu đồng) TNHH (triệu đồng) HQĐV (lần) LĐ (công) GTNC (1000 đồng/công)
LUT1 1. Lúa xuân - Lúa mùa 62.08 32.37 29.71 0.92 387 94.425
28,48 15,56 17,32 1,12 187 93,58 LUT2 2. Khoai lang 75.01 16.53 58.48 3.54 218 267.99 3. Lạc 32.83 16.01 16.82 1.05 176 168.29 4. Ngô 26.19 13.68 12.51 0.91 206 70.98 5. Đậu tương 26.68 14 12.68 0.91 188 72.33
LUT3 6. Rau các loại 130.1 28.42 101.68 3.58 360 282.44
LUT4 7. Phật thủ 891.73 73.21 818.52 11.18 485 636.73
LUT5
8. Bưởi 200.29 63.3 136.99 2.16 432 317.11
9. Nhãn chín muộn 261.5 30.5 231 7.57 185 267.57
Bảng 3.4. Tổng hợp điểm đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất
Loại hình sử
dụng đất Kiểu sử dụng đất
Điểm đánh giá cho các chỉ tiêu Tổng
điểm cho kiểu sdđ Đánh giá cho kiểu sdđ TNHH HQĐV GTNC
LUT1 1. Lúa xuân - Lúa mùa 1 1 1 3 Thấp
LUT2
2. Khoai lang 1 3 3 7 Cao
3. Lạc 1 1 2 4 Thấp
4. Ngô 1 1 1 3 Thấp
5. Đậu tương 1 1 1 3 Thấp
LUT3 6. Rau các loại 2 3 3 8 Cao
LUT4 7. Phật thủ 3 3 3 9 Cao
LUT5
8. Bưởi 2 3 3 8 Cao
9. Nhãn chín muộn 3 3 3 9 Cao
10. Cây ăn quả các loại 3 2 3 8 Cao
Qua bảng 3.3 và bảng 3.4 ta thấy:
LUT Chuyên lúa: Hiệu quả kinh tế của LUT này thấp hơn so với các LUT khác, GTSX chỉ đạt 62,08 triệu đồng/ha, TNHH chỉ đạt 29,71 triệu đồng/ha, HQĐV đạt 0,92 lần, GTNC chỉ đạt 94,43 nghìn đồng, tổng điểm cho LUT1 là 3 điểm. Hiệu quả kinh tế LUT thấp nhưng được đa số người dân chấp nhận vì chi phí vật chất cho LUT không cao, ít khi bị thất thu hoàn toàn cả khi có những biến động về điều kiện thời tiết. Đây là một trong những LUT quan trọng góp phần đảm bảo ổn định nhu cầu lương thực cho người dân. Để bảo vệ quỹ đất lúa trong tương lai vẫn nên giữ nguyên diện tích loại sử dụng đất này và cần đầu tư thêm vật chất, kỹ thuật, nhất là hệ thống kênh mương tưới tiêu và các loại giống mới cho năng suất, chất lượng cao hơn.
LUT 2 Màu: LUT này có 4 kiểu sử dụng đất, trong đó 1 kiểu sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế cao, 3 kiểu đạt hiệu quả thấp. Kiểu sử dụng đất Ngô cho hiệu quả kinh tế thấp nhất TNHH chỉ đạt 12,51 triệu đồng, HQĐV chỉ đạt 0,91 lần và GTNC chỉ đạt 70,98 nghìn đồng. Kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao nhất là Khoai lang TNHH đạt được là 58,48 triệu đồng, HQĐV 3,54 lần và GTNC đạt 267,99 nghìn đồng. Trong LUT 2 có ít kiểu sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế cao là do các loại cây trồng này được trồng trên loại đất chưa phù hợp, điều kiện tưới tiêu chưa tốt, bị ảnh hưởng bởi yếu tố địa hình vì thế năng suất cây trồng không cao, chỉ có Khoai lang sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường.
LUT 3 chuyên rau sạch: LUT này có 1 kiểu sử dụng đất chính cho hiệu quả kinh tế cao. Huyện Hoài Đức đang chú trọng phát triển rau sạch TNHH đạt trung bình nhưng HQĐV đạt 3,58 lần, đặc biệt GTNC của kiểu sử dụng đất chuyên rau đạt 282,44 nghìn đồng là cao. Hiệu quả kinh tế của LUT cao là do các loại cây trồng này được bố trí trồng trên loại đất thích hợp, điều kiện tưới tiêu tốt và được đầu tư về kỹ thuật trồng trọt chính vì thế mà năng suất của các cây trồng đạt được tương đối cao. LUT này chủ yếu được trồng nhiều có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ. Trên địa bàn đã hình thành vùng sản xuất rau an toàn, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân huyện Hoài Đức cũng như một số vùng lân cận.
LUT 4 cây chuyên canh: LUT này chuyên về trồng Phật thủ có hiệu quả kinh tế rất cao TNHH đạt từ 800-900 triệu/ha cây trồng. Phật thủ là loại cây trồng chiếm diện tích khá lớn của toàn huyện, chỉ đứng sau diện tích trồng Lúa. Hiệu quả kinh tế đạt mức cao do giá bán quả Phật thủ khá cao, mặc dù chi phí đầu tư cho cây Phật thủ cao, đặc biệt là công thuê chăm sóc và thu hoạch nhiều nhưng hiệu quả kinh tế vẫn là cao rõ rệt. Hiệu quả kinh tế đem lại cao do cây Phật thủ là loại cây trồng thích nghi với nhiều loại đất, bên cạnh đó thì khả năng tiêu thụ trái Phật thủ lại dễ do gần với nội thành Hà Nội. Trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả kinh tế cho cây Phật thủ thì cần phải áp dụng khoa học kỹ thuật và đưa các giống có năng suất cao vào trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất hơn nữa của cây.
LUT 5 chuyên cây ăn quả: trong LUT này có 3/3 kiểu sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế cao. Kiểu sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế cao vì được trồng trên loại đất thích hợp và được đầu tư về giống, kỹ thuật chăm sóc chính vì thế mà đạt năng suất cao, bên cạnh đó lại phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trường và có giá thành cao. Kiểu sử dụng đất trồng nhãn muộn đang được chú trọng để mở ra phương hướng phát triển xuất khẩu, cho hiệu quả kinh tế cao.
Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế các LUT: LUT1 chuyên lúa cho hiệu
quả kinh tế thấp, LUT2 Màu cho hiệu quả kinh tế thấp, LUT3 chuyên rau các loại cho hiệu quả kinh tế cao, LUT4 cây chuyên canh trồng Phật thủ cho hiệu quả kinh tế cao và LUT5 chuyên cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao. Từ hiệu quả kinh tế các LUT và thế mạnh của từng LUT, trong thời gian tới ngành nông nghiệp của huyện cần đầu tư và duy trì các loại cây trồng cho năng suất cao, ổn định và chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân trong huyện và các khu vực lân cận.