1. Lý do chọn đề tài
3.2. Đánhgiá tính thích hợp và bền vững của sử dụng đất nông nghiệp
3.2.3. Đánhgiá hiệu quả về mặt môi trường
Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của sử dụng đất và hệ thống cây trồng hiện nay tới môi trường là một vấn đề lớn, yêu cầu phải có nguồn dữ liệu phân tích các mẫu đất, nước và nông sản phẩm trong một thời gian dài. Với phạm vi giới hạn của nghiên cứu của đề tài, luận văn chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng về mặt môi trường của các kiểu sử dụng đất hiện nay như sau:
- Đánh giá khả năng bảo vệ và cải tạo đất trong quá trình sản xuất nông nghiệp thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng;
- Về mức độ sử dụng phân bón hiện tại;
- Về mức độ và tỉ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Qua quá trình phỏng vấn nông hộ, điều tra thực tế ngoài thực địa và tình hình sử dụng đất của người dân trong sản xuất nông nghiệp đã tác động đến môi trường đất thông qua các hoạt động sản xuất của mình, cụ thể như sau:
* Mức độ sử dụng phân bón
Phân bón là một trong những vật tư quan trọng và được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nó đã góp phần làm tăng đáng kể năng suất cây trồng cũng như chất lượng nông sản. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đã góp phần tăng khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng.
Tuy nhiên việc sử dụng phân bón đúng cách hiện nay vẫn là vấn đề mà các nhà khoa học cần xem xét. Việc sử dụng phân bón đúng theo quy định sẽ góp phần phát huy được những ưu thế, tác dụng của nó và đem lại sự mầu mỡ cho đất đai, làm gia tăng sản phẩm trồng trọt của người dân. Ngược lại, nếu sử dụng
phân bón không tuân thủ theo quy định thì đây lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và gây ô nhiễm môi trường sống.
Việc sử dụng phân bón hoá học cũng được người nông dân quan tâm nhiều hơn đến sử dụng phân đạm mà ít quan tâm đến việc sử dụng cân đối giữa các loại phân như đạm, lân, kali và các nguyên tố vi lượng. Kết quả điều tra khảo sát và so sánh thực tế bón phân với tiêu chuẩn bón phân trong quá trình sản xuất của các hộ tại địa bàn huyện Hoài Đức được thể hiện ở bảng 3.6:
Bảng 3.6. So sánh mức phân bón thực tế của một số cây trồng với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý
Loại cây trồng
Mức bón phân của nông hộ Theo tiêu chuẩn
N (kg/ha) P2O5 (kg/ha) K2O (kg/ha) Phân chuồng (tấn/ha) N (kg/ha) P2O5 (kg/ha) K2O (kg/ha) Phân chuồng (tấn/ha) Lúa xuân 155,5 83,7 68,1 8,5 120-130 80-90 30-60 8-10 Lúa mùa 120,6 55,3 35,6 5,6 80-100 50-60 0-30 6-8 Khoai lang 60,5 43,7 50,1 4,2 50-60 40-50 60-90 5-6 Đậu tương 26,7 47,6 33,3 4,7 20 40-60 40-60 5-6 Ngô 123,5 78,3 66,0 6,5 150-180 70-90 80-100 8-10 Lạc 24,9 78,0 62,2 3,5 20-30 60-90 30-60 5-6 Phật thủ 292,4 108,1 302,1 12,7 - - - - Bưởi 332,9 101,3 377,5 10,2 - - - - Rau các loại 165,4 47,4 155,7 9,5 121 32 106 10-15 Nhãn chín muộn 110 84 82 5 100-120 80-90 80-90 5
Cây ăn quả các
loại 220-260 400-450 160-180 5 - - - -
Từ việc so sánh giữa thực tế bón và tiêu chuẩn, có thể thấy mức độ đầu tư phân bón cho các cây trồng tại huyện Hoài Đức chưa thật sự phù hợp với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý. Đặc biệt là nhóm cây rau và cây ăn quả có mức đầu tư lượng phân bón cao hơn các cây trồng khác. Các loại phân hóa học đang được dùng phổ biến bao gồm các loại phân đa lượng đơn như Urê (46-48% N), supe lân (15-17% P2O5), kali clorua (55-60% K2O) và phân đa nguyên tố như NPK.
- Lượng phân bón được sử dụng chủ yếu là phân vô cơ, phân hữu cơ được sử dụng thấp hơn so với khuyến cáo. Lượng đạm và lân được nông dân sử dụng nhiều, lượng kali sử dụng với số lượng thấp hoặc ít sử dụng.
- Mỗi loại cây trồng khác nhau thì yêu cầu về lượng phân bón cũng rất khác nhau. Đối với các loại cây hoa màu thì lượng phân bón sử dụng nhiều hơn so với cây lúa. Có những loại cây trồng lượng phân bón sử dụng trong tiêu chuẩn cho phép nhưng cũng có loại cây trồng lượng phân bón sử dụng vượt quá tiêu chuẩn cho phép như: lúa xuân, lúa mùa lượng phân đạm, lân, kali được sử dụng đều quá so với tiêu chuẩn cho phép còn lượng phân hữu cơ lại được sử dụng thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép.
- Tỷ lệ N:P:K được sử dụng không cân đối, đây là nguyên nhân làm giảm năng suất cũng như khả năng phát triển của cây trồng và làm ảnh hưởng xấu đến môi trường nhất là môi trường đất, làm giảm độ phì nhiêu của đất, đất bị chai cứng do dư thừa phân bón hoá học trong đất ngày càng phổ biến.
* Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:
Sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ cây trồng, bảo vệ mùa màng là một trong những biện pháp quan trọng nhất trong việc phòng trừ dịch hại tổng hợp cho cây trồng. Tuy nhiên trong thực tế sử dụng, hiện tượng lợi bất cập hại vẫn thường xuyên xảy ra, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người trồng, kinh tế của gia đình và môi trường của cộng đồng.
Qua quá trình điều tra cho thấy lượng thuốc BVTV đang được sử dụng tương đối nhiều, thậm chí lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu sử dụng không đúng cách hoặc sử dụng quá nhiều thuốc BVTV sẽ khiến cho cây trồng không
hấp thụ hết, do đó gây nên tình trạng tồn dư thuốc BVTV trong đất, đồng thời tích luỹ vào nông sản, thực phẩm, gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.
Tình hình sử dụng thuốc BVTV trong quá trình sản xuất ở huyện Hoài Đức cho thấy thuốc BVTV được sử dụng với nhiều chủng loại khác nhau, hầu hết cây trồng đều được phun thuốc BVTV, đặc biệt là các loại rau màu và cây ăn quả. Theo tổng hợp từ số liệu điều tra các hộ sản xuất nông nghiệp thì hiện nay trên địa bàn có rất nhiều chủng loại thuốc BVTV với danh mục các loại thuốc BVTV người dân huyện Hoài Đức đang sử dụng được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.7. Mức độ sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật
Loại cây
trồng Tên thuốc Trị bệnh ĐVT Tiêu chuẩn
cho phép
Thực tế sử dụng
Lúa
Reasgant 3.6EC; 1.8EC Sâu đục thân, sâu cuốn lá, nhện gié, sâu đục bẹ/lúa lít/ha 0,15-0,25 0,22 Diboxylin 2SL Đạo ôn, khô vằn, bạc lá, lem lép hạt lít/ha 1,35-1,8 1,85
Padan 95SP Sâu cuốn lá, rầy nâu, đục thân kg/ha 0,8 0,9
BêLêr 620 OD Cỏ lồng vực, đuôi phụng, chác lác.. lít/ha 0,8-1 1,1
Ngô Padan 95SP Sâu cuốn lá, rầy nâu, đục thân lít/ha 0,8 0,8
Wamrin 800WP Cỏ/ngô lít/ha 0,8 1,0
Lạc Fastac 5 EC Rệp lít/ha 0,3-0,5 0,55
Altach 5 EC Bọ xít lít/ha 0,3-0,5 0,4
Khoai lang Metament 90DP Bọ hà, bọ nhảy, ấu trùng kg/ha 10 12
Rau các loại
Vitashield 40EC Sâu ăn lá, sâu xanh, sâu tơ, rầy mềm lít/ha 0,6-0,8 0,85
Diboxylin 2SL Mốc xám, đốm lá lít/ha 1,35-1,8 1,6
Southsher 10EC Sâu đục thân lít/ha 0,2-0,4 0,5
Match 50 EC Sâu tơ, sâu đục hoa, quả lít/ha 0,5-1,0 1,3
Supracide 40EC Rệp sáp, rầy mềm, côn trùng lít/ha 1-1,5 1,4
Angun 5WDG Sâu đục quả kg/ha 0,2-0,25 0,2
Cây ăn quả
Goliath 10 SP Kích thích ra hoa, đậu quả gr/8 lít 0,2-0,5 0,55
Kamsu 2L Sẹo/ cam; thán thư/ vải, nhãn, xoài, nho lít/ha 2 1,8
Asitrin 50EC Sâu vẽ bùa, sâu đục quả lít/ha 0,2-0,4 0,45
Phật thủ Basudin 5G, 10G Trị sâu đục thân kg/ha 30 35
Padan 95SP Sâu cuốn lá, rầy nâu, đục thân lít/ha 0,8 0,75
Qua số liệu điều tra cho thấy, khi điều tra phỏng vẫn thì đa phần người dân đều trả lời là sử dụng thuốc BVTV theo đúng hướng dẫn ghi trong bao bì và hướng dẫn của cán bộ Trạm BVTV huyện Hoài Đức. Nhưng thực tế vẫn có tình trạng người dân sử dụng thuốc quá liều lượng khuyến cáo, tùy tiện hỗn hợp khi sử dụng; không tuân thủ thời gian cách ly, đây là một tồn tại nguy hiểm, tác động trực tiếp đến vệ sinh an toàn thực phẩm song đáng tiếc là rất phổ biến, đặc biệt là ở các vùng trồng rau và cây ăn quả; Chưa kể một số hộ dân sau khi sử dụng thuốc BVTV thì các loại bao bì chai lọ thuốc BVTV được nông dân vứt bỏ bừa bãi trên đồng ruộng, đây cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường đất ngày càng trầm trọng, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật với nồng độ vượt tiêu chuẩn sẽ gây ô nhiễm môi trường đất nước và ảnh hưởng xấu đến chất lượng nông sản.
Đối với cây lúa: khi tiến hành điều tra phỏng vấn sâu các hộ nông nghiệp thì tác giả nhận thấy việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho lúa tùy thuộc vào thời tiết, tình hình sâu bệnh. Thông thường, các hộ gia đình phun trung bình 2-3 lần/vụ, mỗi lần phun có thể kết hợp 2-3 loại thuốc. Các loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng chủ yếu như: Reasgant 3.6EC, Padan 95SP để trừ sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu...
Qua khảo sát phỏng vấn sâu, đối với các cây rau như: Bắp cải, xu hào, các loại rau cải... số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn so với các cây trồng khác. Các loại thuốc thường sử dụng như: Vitashield 40EC, Diboxylin 2SL Southsher 10EC, Match 50 EC...trừ sâu ăn lá, sâu đục thân, sâu xanh, sâu tơ, sâu đục quả...
Đối với các loại cây ăn quả: người dân cũng sử dụng thuốc BVTV cao hơn liều lượng so với khuyến cáo của nhà sản xuất, chủ yếu là để kích thích ra hoa vào đậu quả, đặc biệt là cây Bưởi một số hộ dân dùng thuốc kích thích tăng trưởng và kích thích quả chín.
Nhìn chung, thuốc BVTV và thuốc diệt cỏ không chỉ có tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, mà còn có thể gây nên nhiều hệ quả về mặt môi trường nghiêm trọng, có thể làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái và con người. Do đó, các
hộ gia đình khi sử dụng thuốc BVTV cần phải thận trọng khi dùng thuốc và phải dùng đúng liều, đúng loại, đúng lúc và theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật.
* Khả năng thích hợp, bảo vệ và cải tạo đất thông qua cơ cấu cây trồng
Qua các kết quả khảo sát điều tra thực địa cho thấy:
Các LUT1 chuyên lúa, LUT2 màu và LUT3 chuyên rau là những LUT có tác dụng cải tạo đất, lượng phân hữu cơ sử dụng cũng nhiều hơn so với các LUT khác, đặc biệt là trong LUT có trồng xen kẽ các cây họ đậu như: lạc, đậu tương, đậu xanh… các loại cây trồng này có khả năng cố định đạm, giúp cải tạo độ phì nhiêu của đất rất tốt.
Đối với LUT cây chuyên canh Phật thủ: trong quá trình trồng Phật thủ thì sau khi thu hoạch người dân thường chăm bón cây để thu hoạch vụ sau (một năm thu hoạch 02 vụ tháng 7 âm lịch và Tết). Để kích thích sinh trưởng phát triển, người dân đã sử dụng nhiều loại hóa chất dẫn đến có thể dư tồn trong đất. Các hộ gia đình hi sản xuất cần chú ý về vấn đề này.
Đối với LUT trồng cây ăn quả, đặc biệt là cây bưởi trong quá trình sản xuất người dân chủ yếu sử dụng phân hóa học tổng hợp NPK, lượng phân hữu cơ sử dụng trong quá trình sản xuất rất thấp, dẫn đến đất đai ngày càng bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Bảng 3.8. Tổng hợp hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoài Đức Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Khả năng thích hợp, bảo vệ và cải tạo đất Mức độ sử dụng phân bón Mức độ sử dụng thuốc BVTV Tổng điểm cho kiểu sdđ
Đánh giá cho kiểu sdđ
LUT1 1. Lúa xuân - Lúa mùa 2 2 2 6 Trung bình
LUT2
2. Khoai lang 3 2 2 7 Cao
3. Lạc 3 2 2 7 Cao
4. Ngô đông 2 2 2 6 Trung bình
5. Đậu tương 3 2 2 7 Cao
LUT3 6. Rau các loại 2 2 1 5 Trung bình
LUT4 7. Phật thủ 3 3 2 8 Cao
LUT5
8. Bưởi 3 3 2 8 Cao
9. Cây ăn quả các loại 2 1 1 4 Thấp
10. Nhãn chín muộn 2 2 2 6 Trung bình
Qua bảng số liệu trên ta thấy hiệu quả môi trường của các LUT trên địa bàn