1. Lý do chọn đề tài
3.3. Đề xuất giải pháp, biện pháp thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng đất
3.3.3. xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Hoà
Đức trong bối cảnh đô thị hóa
- Giải pháp về quy hoạch: Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có sức cạnh tranh theo hướng nông nghiệp sinh thái (hoa cây cảnh, rau an toàn, cây ăn quả, chăn nuôi tập trung, lúa cao sản...). Vùng ven đô, mỗi huyện hình thành vùng kinh tế đặc trưng, kết hợp bố trí lại dân cư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Hình thành các làng nghề, giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế với cải thiện điều kiện sống và môi trường nông thôn, hình thành các cơ sở sản xuất kinh doanh theo mô hình nông nghiệp đô thị.
- Giải pháp về khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp: Triển khai áp dụng công nghệ cao vào các lĩnh vực phát triển nông nghiệp ven đô ngoại thành. Trên cơ sở huyện đã xác định được các sản phẩm mũi nhọn cần phát triển, thì cần tập trung ứng dụng công nghệ hiện đại, xây dựng các mô hình công nghệ cao cho phát triển nông nghiệp của ngành mũi nhọn đó.
- Giải pháp về mặt chính sách dồn điền đổi thửa, tích tụ đất đai: Tiếp tục xem xét và đề xuất các chính sách đất đai, dồn điền đổi thửa để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đồng thời góp phần phóng nhanh mặt bằng cho các công trình xây dựng, đặc biệt là các khu chuyên canh nông nghiệp công nghệ cao. Huyện Hoài Đức cũng cần rà soát lại các quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp gắn liền với quy hoạch nông thôn mới để xây dựng phương án vùng sản xuất tập trung về cây trồng vật nuôi.
- Giải pháp về thị trường: Đối với thị trường các sản phẩm công nghệ cao, an toàn cần tạo những điều kiện để các sản phẩm này tiếp cận dễ dàng đến tay người tiêu dùng. Cần xây dựng thương hiệu sản phẩm, cấp chứng chỉ chất lượng sản phẩm để người tiêu dùng biết rõ về xuất xứ nguồn gốc. Giải pháp thị trường cho nông nghiệp sinh thái ven đô nhìn theo cách khác là phải nhằm vào thúc đẩy
việc sản xuất ra các hàng hóa cảnh quan sinh thái và các sản phẩm nông nghiệp sạch trên cơ sở kích cầu và tạo nguồn cung ứng cho các sản phẩm này.
- Giải pháp về cơ chế chính sách đất đai:
+ Cần phải tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất: Cần đấu giá quyền sử dụng đất để có thể lấy nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Lượng vốn được huy động từ nguồn đấu giá này để tập trung cho phát triển cơ sở hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất.
+ Huy động đất đai xây dựng cơ sở hạ tầng: Để xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái cần phải chuyển một số diện tích sản xuất nông nghiệp sang các mục đích đó, đặc biệt lồng ghép phù hợp trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
3.3.3.1 . Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp của huyện Hoài Đức
Phát triển nông nghiệp phù hợp với quy hoạch mở rộng đô thị; tiến hành quy hoạch lại đất nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng chuyên canh, gắn phát triển nông nghiệp với du lịch sinh thái tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường; tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả đất đai.
Trên địa bàn huyện Hoài Đức phát triển mạnh cây trồng có khả năng trở thành hàng hoá qui mô lớn như phật thủ, nhãn chín muộn,..., gắn chế biến với thị trường để nâng cao giá trị của sản phẩm của các loại nông sản. Chuyển dịch cơ cấu giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ theo hướng nâng cao giá trị sản xuất, ứng dụng công nghệ nhằm tạo ra giá trị hàng hóa lớn trên một đơn vị diện tích, đồng thời đảm bảo được sản xuất nông nghiệp bền vững.
Đối với đất dành cho sản xuất nông nghiệp:
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành trồng trọt, hình thành các vùng sản xuất cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả tập trung, bảo đảm đáp ứng yêu cầu của nhân dân.
- Nâng cao hệ số sử dụng đất, bố trí hợp lý cơ cấu đất nông nghiệp, chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa (lúa đặc sản, cây công nghiệp, cây ăn quả,…) gắn với thị trường và hiệu quả kinh tế cao phù
hợp với hệ sinh thái của từng khu vực khác nhau đảm bảo sự phát triển bền vững. Về cơ bản, ổn định diện tích đất trồng lúa, tăng diện tích đất gieo trồng, đưa cây màu xuống chân ruộng vào vụ thứ ba, hạn chế lấy đất canh tác (đặc biệt là đất trồng lúa 2 - 3 vụ có năng suất cao) chuyển sang các mục đích khác.
- Mở rộng diện tích trồng cây ăn trái, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây thực phẩm… ứng dụng các tiến bộ về công nghệ sinh học, từng bước thực hiện một nền nông nghiệp sạch.
3.3.3.2. Đề xuất hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả
Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hoài Đức; trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và công bố; quan điểm sử dụng đất nông nghiệp của huyện; kết quả tổng hợp hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của các kiểu sử dụng đất. Tiến hành lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp cho địa bàn nghiên cứu, từ đó có những giải pháp cho việc sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cao.
Các LUT được lựa chọn phải đảm bảo về hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, thủy lợi... của vùng, phát huy được kinh nghiệm sản xuất của nông dân, đảm bảo được hiệu quả về môi trường, bảo vệ và cải tạo đất đai, giữ được tính đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước. Đây là những yêu cầu quan trọng trong chiến lược sử dụng đất hiệu quả và bền vững.
* Các tiêu chí đề xuất nhằm lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả là:
- Hiệu quả kinh tế: Loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm sản xuất được thị trường chấp nhận.
- Hiệu quả về mặt xã hội: Tạo công ăn việc làm cho người dân, nâng cao trình độ canh tác và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
- Hiệu quả về mặt môi trường: Bảo vệ đất tốt, nâng cao độ che phủ đối với đất, bảo vệ nguồn nước.
Xuất phát từ kết quả đánh giá hiệu quả của các LUT trên địa bàn huyện Hoài Đức nhận thấy:
Đối với LUT1 chuyên lúa tuy hiệu quả kinh tế đem lại thấp nhưng do vấn đề về đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ cho nhân dân và được xã hội chấp nhận nên vẫn được lựa chọn. Tuy nhiên, định hướng trong những năm tới cần đưa các giống lúa đặc sản vào sản xuất tăng giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó nên chuyển dần những diện tích lúa vùng úng trũng, có năng suất thấp, không ổn định sang mô hình kinh tế trang trại kết hợp trồng lúa với nuôi trồng thủy sản.
Cũng do vấn đề an ninh lương thực nên LUT2 - màu cũng được lựa chọn. Bên cạnh đó sự luân canh cây trồng của LUT này giúp cho việc giảm bớt lượng sâu bệnh trong đất, giúp đất tơi xốp hơn, góp phần giúp tăng năng suất cây trồng. Qua đó cũng giảm bớt lượng thuốc trừ sâu người dân sử dụng cho cây trồng, góp phần bảo vệ môi trường. Định hướng trong những năm tới diện tích các LUT này sẽ tiếp tục được duy trì và không mở rộng thêm.
LUT3 chuyên rau cho hiệu quả cao, là sản phẩm thiết yếu cho con người. Song nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn do lượng thuốc BVTV cũng như lượng phân bón hóa học được người dân sử dụng vượt mức khuyến cao. Lượng thuốc BVTV dư thừa có thể bám lại trên lá, thân cây thậm trí trên quả, khi người và động vật ăn phải có nguy cơ bị ngộ độc ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và nguy hại đến tính mạng. Do đó, LUT này trong tương lai cần quan tâm đến sản xuất hữu cơ để có sản phẩm hàng hóa sạch cung cấp cho thị trường, tạo niềm tin cho người tiêu dùng và ổn định đầu ra cho sản phẩm.
LUT4 chuyên Phật thủ hiệu quả đạt được ở mức trung bình, trong thời gian tới vẫn được lựa chọn và định hướng sẽ tăng thêm diện tích do có thị trường tiêu thụ ổn định và giải quyết được nhu cầu lao động cho người nông dân những lúc nông nhàn. Nhưng để bảo vệ đất và nâng cao năng suất của cây Phật thủ cần phải cải tạo đất bằng các biện pháp tổng hợp như luân canh cây trồng, thâm canh và bón phân hợp lý...
LUT5 cây ăn quả có mức thu hút lao động tương đối lớn, thu nhập cao, có thị trường tiêu thụ lớn, nhưng do sử dụng phân bón và thuốc BVTV vượt mức
khuyến cáo làm ảnh hưởng xấu đến môi trường. Các LUT này vẫn được lựa chọn và định hướng sẽ tăng thêm diện tích trong vài năm tới. Tuy nhiên, để phát triển các loại hình phải áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cao, đặc biệt là áp dụng sản xuất theo mô hình VietGAP an toàn, thân thiện với môi trường, sản phẩm tạo ra được cấp chứng nhận VietGAP sẽ được người dân tin tưởng sử dụng và thị trường tiêu thụ ổn định. Để áp dụng được những mô hình sản xuất nông sản sạch, thân thiện với môi trường thì cần phải có vốn đầu tư lớn vì thế đòi hỏi phải có chính sách hỗ trợ cho người dân.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
A. Kết luận
(1) Qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng, tính bền vững trong bối cảnh đô thị hóa, huyện Hoài Đức có 5 loại hình sử dụng đất chính là: LUT1 chuyên lúa, LUT2 chuyên màu, LUT3 chuyên rau, LUT4 chuyên trồng phật thủ và LUT5 chuyên cây ăn quả. Trong đó có tất cả 10 kiểu sử dụng đất.
- Xét về hiệu quả kinh tế: có 6/10 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả cao, có 4/10 cho hiệu quả thấp.
- Xét về hiệu quả xã hội: có 8/10 kiểu sử dụng đất được đánh giá có hiệu quả xã hội cao, 2/10 kiểu sử dụng đất được đánh giá hiệu quả trung bình.
- Xét về hiệu quả môi trường: có 5/10 kiểu sử dụng đất được đánh giá cao, 4/10 kiểu sử dụng đất đánh giá trung bình, 1/10 kiểu sử dụng đất đánh giá thấp.
- Xét trên cả 3 mặt kinh tế - xã hội - môi trường: có 7/10 kiểu sử dụng đất mang lại hiệu quả sử dụng đất cao, trong tương lai nên xem xét, mở rộng diện tích và đầu tư sản xuất ở các kiểu sử dụng đất này. Có 2/10 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả trung bình. Có 1/10 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả thấp.
(2) Định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại huyện Hoài Đức tập trung vào các loại hình có hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cho 2 khu vực khác nhau như khu vực bãi ngoài đê và khu vực nội đồng, cần tiếp tục mở rộng diện tích đất trồng cây ăn trái có năng suất cao ha tập trung ở các xã Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Đắc Sở, Yên Sở, Tiền Yên, Song Phương, Vân Côn, Đông La, An Thượng.
(3) Để sử dụng bền vững đất nông nghiệp trong thời gian tới thì phải thực hiện các nhóm giải pháp, trong đó cần tập trung vào nhóm giải pháp: Chính sách, tổ chức sản xuất, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ..
B. Khuyến nghị
Cần tiến hành điều tra, thu thập thông tin sâu hơn thêm quá trình đô thị hóa và tính bền vững đất nông nghiệp, các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong bối cảnh đô thị hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Bùi Nữ Hoàng Anh (2013). Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái giai đoạn 2012-2020, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đại học Thái nguyên.
[2]Phạm Văn Án (2010). Lâm Đồng ứng dụng công nghệ cao, phát triển nông nghiệp bền vững, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 11: 39-40.
[3]Lê Huy Bá, Vũ Chí Hiếu, Vũ Đình Long (2006). Tài nguyên môi trường và phát triền bền vững, NXB Khoa hoc và Kỹ thuật, Hà Nội.
[4]Nguyễn Văn Bình (2017). Đánhgiá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận án Tiến sĩ Kiểm soát và Bảo vệ Môi trường, truòng Đại học Nông Lâm Huế, Đại học Huế
[5]Vũ Cao Đàm (1998). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB KHKT. [6]Nguyễn Quang Học (2000). Đánh giá và định hướng sử dụng tài nguyên đất,
nước phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Đông Anh, Hà Nội,
Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Hà Nội. [7]Phạm Quang Khánh và Vũ Cao Thái (1994). “Các mô hình sử dụng đất và
hiệu quả sản xuất của các hệ thống sử dụng đất trong nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ”, Tạp chí Khoa học Đất, 4: 32 – 41.
[8]Trần Anh Phong (1995). Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở nước ta theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp,Hà Nội
[9]Lê Du Phong (2007). Thu nhập, đời sống, việc làm của người dân có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng KTXH các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[10] Lê Du Phong (2002). Ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn ngoại thành Hà Nội – Thực trạng và giải pháp. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [11] Phòng thống kê huyện Hoài Đức (2015). Niên giám thống kê huyện Hoài
[12] Phòng thống kê huyện Hoài Đức (2016). Niên giám thống kê huyện Hoài Đức năm 2016.
[13] Phòng thống kê huyện Hoài Đức (2017). Niên giám thống kê huyện Hoài Đức năm 2017.
[14] Phòng thống kê huyện Hoài Đức (2018). Niên giám thống kê huyện Hoài Đức năm 2018.
[15] Đào Châu Thu, Nguyễn Khang (1998). Giáo trình Đánh giá đất, Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội
[16] Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998). Bài giảng đánh giá đất dùng cho cao học các ngành Khoa học đất, Quản lý đất đai, Nông học, Kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, tr 10.
[17] Đào Châu Thu (2013). Phát triển nông nghiệp bền vững trong phục hồi đất bị suy thoái. Tài liệu tập huấn Phục hồi hệ sinh thái và tái sử dụng đất của CRES và Quỹ FORD. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
[18] UBND huyện Hoài Đức (2015). Báo cáo thống kê tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm huyện Hoài Đức
[19] UBND huyện Hoài Đức (2012). Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2016 và Kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội năm 2012 của UBND huyện Hoài Đức, TP Hà Nội
[20] UBND huyện Hoài Đức (2013). Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2016 và Kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội năm 2013 của UBND huyện Hoài Đức, TP Hà Nội.
[21] UBND huyện Hoài Đức (2014). Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2016 và Kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội năm 2014 của UBND huyện Hoài Đức, TP Hà Nội.
[22] UBND huyện Hoài Đức (2015). Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2016 và Kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội năm 2015 của UBND huyện Hoài Đức, TP Hà Nội.
[23] UBND huyện Hoài Đức (2016). Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2016 và Kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội năm 2016 của UBND huyện Hoài Đức, TP Hà Nội.
[24] UBND huyện Hoài Đức (2017). Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2016 và Kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội năm 2017 của UBND huyện Hoài Đức, TP Hà Nội.
[25] UBND huyện Hoài Đức (2018). Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2016 và Kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội năm 2018 của UBND huyện Hoài Đức, TP Hà Nội.