Hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá tính bền vững của việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh đô thị hóa tại huyện Hoài Đức, Hà Nội (Trang 55 - 59)

1. Lý do chọn đề tài

3.2. Đánhgiá tính thích hợp và bền vững của sử dụng đất nông nghiệp

3.2.2. Hiệu quả xã hội

Ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thì hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng hết sức quan trọng. Đánh giá hiệu quả xã hội của một kiểu sử dụng đất thường rất phức tạp và khó định lượng. Trong trường hợp nghiên cứu tại địa bàn huyện Hoài Đức, tôi tiến hành nghiên cứu và đánh giá những tiêu chí sau:

- Tính chấp nhận và khả năng của người dân;

- Khả năng thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập thường xuyên, ổn định cho nông dân;

- Khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

Qua điều tra, đánh giá các LUT ở vùng nghiên cứu có thể thấy hiệu quả xã hội các LUT mang lại rất khác nhau, cụ thể được thể hiện qua bảng 3.5:

Bảng 3.5. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Khả năng tiêu thụ sản phẩm Khả năng thu hút lao động Mức độ chấp nhận của người dân Tổng điểm cho kiểu sdđ

Đánh giá cho kiểu sdđ

LUT1 1. Lúa xuân - Lúa mùa 2 2 2 6 Trung bình

LUT2

2. Khoai lang 2 3 3 8 Cao

3. Lạc 2 3 2 7 Cao

4. Ngô đông 2 3 1 6 Trung bình

5. Đậu tương 2 3 3 8 Cao

LUT3 6. Rau các loại 3 2 3 8 Cao

LUT4 7. Phật thủ 3 3 3 9 Cao

LUT5

8. Bưởi 3 2 3 8 Cao

9. Nhãn chín muộn 2 3 3 8 Cao

10. Cây ăn quả các loại 3 3 2 8 Cao

Qua số liệu bảng 3.5 cho thấy hiệu quả xã hội của các LUT như sau:

LUT1 chuyên lúa: mặc dù LUT này đem lại hiệu quả kinh tế không cao nhưng theo số liệu điều tra vẫn có tới 65% người dân được hỏi vẫn tiếp tục chấp nhận đầu tư vào sản xuất vì chi phí đầu tư để sản xuất thấp, sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và giải quyết được nhu cầu lao động của khu vực nông thôn. Có 35% các hộ nông dân được hỏi có ý định đầu tư kinh tế và kỹ thuật để chuyển đổi sang mô hình kinh tế trang trại và các mô hình khác cho lợi nhuận kinh tế cao hơn. Tổng điểm đánh giá hiệu quả xã hội của LUT đạt 6 điểm, đánh giá mức trung bình.

LUT2 cây màu là LUT có vai trò thiết yếu trong đời sống xã hội của người dân trên địa bàn toàn huyện. Có ¾ kiểu sử dụng đất có hiệu quả xã hội cao và 1/4 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả xã hội trung bình. Kiểu sử dụng đất này không những đảm bảo lương thực cho người dân huyện mà thu hút lượng lớn lao động, từ 560 - 721 công. Theo số liệu điều tra thì có 75% người nông dân chấp nhận tiếp tục đầu tư các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Chỉ có kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa Mùa và Ngô đông cho giá trị kinh tế thấp chính vì thế có một số hộ gia đình có ý định sẽ chuyển trồng vụ Lúa xuân sang trồng rau.

LUT3 chuyên rau: có 1/1 kiểu sử dụng đất được đánh giá hiệu quả xã hội cao. Có tới hơn 90% người dân được hỏi vẫn đồng ý tiếp tục sản xuất, sản phẩm tạo ra đáp ứng được nhu cầu của thị trường. LUT này được người dân quan tâm đầu tư sản xuất, trên địa bàn huyện đã hình thành vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn. Nhưng để đảm bảo đầu ra cũng như chất lượng cho sản phẩm lâu dài và tạo sự tin tưởng cho người dân trong quá trình sử dụng thì trong thời gian tới cần phải áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến hơn, đặc biệt là sản xuất rau sạch theo mô hình VietGAP.

LUT4 cây chuyên canh Phật thủ: cho hiệu quả xã hội cao, qua điều tra phỏng vấn 13/14 (chiếm 92,8%) hộ vẫn sẽ tiếp tục trồng Phật thủ và mở rộng diện tích trồng nếu có thể. Do Phật thủ là trái cây mang tính tâm linh, nên thị trường tiêu thụ Phật thủ ổn định. Nông dân không phải lo tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó thì giải quyết được công ăn việc làm cho người dân những lúc nông nhàn. Có 1/14 hộ có ý định trồng thêm cây ăn quả như nhãn, ổi.

LUT5 cây ăn quả: có 3/3 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả xã hội cao. Cây ăn quả trên địa bàn huyện Hoài Đức rất phong phú và đa dạng, nhưng diện tích lớn nhất là cây bưởi và cây ăn quả các loại (bưởi, ổi, na...). Trong quá trình điều tra phỏng vấn, có tới 90% người dân đồng ý tiếp tục đầu tư vào các loại cây trồng trên, vì các loại cây trồng này không những cho hiệu quả kinh tế cao, mà còn giải quyết được nhu cầu lao động khá lớn, bên cạnh đó khả năng tiêu thụ cao do huyện Hoài Đức có vị trí giao thông thuận lợi (có quốc lộ 1A đi qua), đất đai phù hợp chính vì thế mà cho năng suất cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá tính bền vững của việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh đô thị hóa tại huyện Hoài Đức, Hà Nội (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)