1. Lý do chọn đề tài
2.2. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Hoài Đức
2.2.3. Tài nguyên đất của huyện Hoài Đức
Huyện Hoài Đức có nguồn tài nguyên đất đai được bồi lắng bởi phù sa vùng châu thổ Sông Hồng, nên đất ít chua ở tầng mặt, càng xuống sâu độ pHKCL càng tăng. Xét về mặt tổng thể thì đất nông nghiệp của huyện Hoài Đức có độ phì cao, tầng đất dày nên có thể phân bổ trồng nhiều loại cây ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp và cây ăn quả. Việc nâng cao hiệu quả của hệ thống tưới tiêu sẽ tạo khả năng suất, thâm canh tăng vụ.
Nhóm đất phù sa bồi đắp hàng năm chủ yếu nằm trong vùng bãi ngoài đê Sông Đáy, có tổng diện tích 2.076ha chiếm 31,9% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện, nằm trên địa bàn thuộc các xã Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Đắc Sở, Yên Sở, Tiền Yên, Song Phương, Vân Côn, Đông La, An Thượng.
Nhóm đất phù sa châu thổ phì nhiêu này được hình thành do phù sa cổ của hệ thống Sông Hồng, phẫu diện mới hình thành có màu đỏ tươi, được phân lớp theo thành phần cơ giới, đất tơi xốp và có thành phần dinh dưỡng khá cân đối. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, tỷ lệ cấp hạt sét trung bình từ 15%, pH trung bình 7 – 7.5. Hàm lượng mùn ở mức trung bình đến giàu (<1,2%) ở tầng canh tác và giảm dần theo chiều sâu; hàm lượng đạm và lân tổng số ở mức thấp (N< 0,07%; P205); Kali ở mức độ trung bình 1,23%.
Nhìn chung, đất phù sa là loại đất thích nghi được với nhiều loại cây trông khác nhau đặc biệt là cây ăn quả. Tuy nhiên, khi thâm canh với cây trồng nhiều vụ trong năm thì vẫn cần phải bón thêm phân chuồng và phân vô cơ để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong đất.
Vùng nội đồng gồm một phần hoặc toàn bộ diện tích 20 xã và thị trấn trừ Vân Côn, vùng này chủ yếu được bơm tưới bằng nước Sông Hồng nên cũng được bổ sung phù sa hàng năm, mùn và lân tổng số trung bình, Nitơ nghèo, hàm lượng các chất trao đổi trung bình. Thành phần cơ giới đất thịt trung bình, có hiện tượng chặt ở dưới tầng canh tác.