Giải pháp về nguồn nhân lực và phát triển cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững ở khu quần thể tâm linh Chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình (Trang 78 - 79)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4.5. Giải pháp về nguồn nhân lực và phát triển cộng đồng

Con ngƣời là yếu tố không thể thiếu trong việc hình thành và phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh. Vì vậy, việc quản lý, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng. Từ thực tế khảo sát và phân tích luận văn đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực và phát triển cộng đồng cho quần thể du lịch tâm linh tại quần thể chùa Bái Đính nhƣ sau:

- Sử dụng hợp lý và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ ngƣời lao động có kinh nghiệm hiện tại. Những ngƣời lao động cung cấp dịch vụ cơ bản và bổ sung tiếp tục đƣợc đào tạo nâng cao tay nghề và trình độ ngoại ngữ, có hiểu biết về văn hóa, lịch sử, xã hội, con ngƣời Việt Nam nói chung và các nét đặc trƣng nổi bật của quần thể chùa Bái Đính nói riêng. Những ngƣời lao động cung cấp dịch vụ đặc thù tâm linh chú ý giữ gìn trật tự, tính linh thiêng, thờ cúng thần thánh, hình ảnh tâm linh của chùa, thực hiện nghiêm túc chế độ đào tạo, bồi dƣỡng, kiểm tra tay nghề tuân theo quy định chung của Tổng cục Du lịch..

- Đào tạo nhân lực tại chỗ thông qua các trung tâm đào tạo, giáo dục ở Ninh Bình nhƣ đại học Hoa Lƣ, cao đẳng dạy nghề Ninh Bình, Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên của tỉnh, giải quyết bài toán việc làm cho cộng đồng, đồng thời phát huy tốt nguồn nhân lực trẻ, nhiệt huyết của địa phƣơng. Phối hợp với các chƣơng trình đào tạo gắn liền với thực tế của Đại học Văn hóa, các khoa Du lịch của các trƣờng đại học trên địa bàn Hà Nội nhƣ đại học Khoa học xã hội & Nhân văn,

- Những biện pháp, chính sách hỗ trợ của tỉnh Ninh Bình nhằm thu hút lao động có trình độ, đƣợc đào tạo tại các miền khác nhau của đất nƣớc.

- Các chƣơng trình giáo dục, tuyên truyền đặc biệt cho quần chúng địa phƣơng hiểu về du lịch tâm linh bền vững, về cách ứng xử văn hóa với du khách và phát huy,

bảo tồn những giá trị tâm linh tốt đẹp tại những địa điểm du lịch ở Ninh Bình nói chung và quần thể chùa Bái Đính nói riêng, thông qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng và các buổi gặp mặt, trao đổi, giao lƣu tại làng, xóm, khối phố

- Hỗ trợ, khuyến khích, đào tạo ngƣời dân kinh doanh hình thức lƣu trú tại gia đình (Homestay); kinh doanh dịch vụ ăn uống; bán hàng lƣu niệm.

- Lắng nghe tâm tƣ, nguyện vọng của ngƣời dân để đƣa ra các hình thức hỗ trợ cần thiết nhƣ hỗ trợ về tín dụng cho ngƣời dân có nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của họ.

- Có chế độ rõ ràng, hợp lý trong việc chia sẻ lợi nhuận từ hoạt động du lịch đối với địa phƣơng, và cộng đồng dân cƣ trong khu vực.

- Ban quản lý quần thể chùa Bái Đính, Ủy ban nhân dân xã phối hợp cùng lực lƣợng dân quân của địa phƣơng tăng cƣờng các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh xã hội, loại trừ nạn ăn xin, lừa đảo khách du lịch, giảm chen lấn, xô đẩy đặc biệt trong những ngày đông khách tham quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững ở khu quần thể tâm linh Chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)