Sơ đồ tham quan chùa Bái Đính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững ở khu quần thể tâm linh Chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình (Trang 40 - 50)

- Địa hình [13]

Quần thể chùa Bái Đính nằm trong quần thể danh thắng Tràng An - khu danh thắng đƣợc mệnh danh là "Hạ Long trên cạn" với sự kết hợp hài hòa giữa những hang động huyền bí và sông nƣớc hữu tình.

Địa hình phổ biến nơi đây là điển hình cát-tơ đá vôi nổi lên giữa vùng đồng bằng ven biển tƣơng đối bằng phẳng của miền Bắc Việt Nam. Vùng đá vôi nổi lên này nằm xen kẽ với hàng loạt các khe suối có nƣớc thƣờng xuyên và các thung lũng ngập nƣớc theo mùa. Trên núi đá vôi có rất nhiều hang động đẹp trở thành những điểm dừng dân của du khách trong chuyến hành trình du lịch Bái Đính. Bao quanh những ngọn núi là dòng sông nhƣ sông Sào Khê giúp du khách có thể dễ dàng đi lại bằng thuyền, một nét đặc trƣng của du lịch nơi đây.

- Khí hậu, thủy văn [13]: Khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính mang đặc điểm chung của khí hậu Ninh Bình. Khu tâm linh này nói riêng và Ninh Bình nói chung thuộc tiểu vùng khí hậu của đồng bằng sông Hồng. Thời tiết trong năm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11, 12 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,2oC. Tổng số giờ nắng trung bình năm trên 1400 giờ. Độ ẩm trung bình năm là 83% và có sự chênh lệch không nhiều giữa các tháng trong năm: tháng 2 cao nhất là 89%, tháng 11 thấp nhất là 75%.

Lƣợng mƣa trung bình năm đạt từ 1.860-1.950 mm và thƣờng tập trung vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 10.

- Điều kiện kinh tế - xã hội.[17]

* Dân cƣ: Dân cƣ sống ở khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính thuộc dân cƣ của của huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Tổng dân số sinh sống trong khu vực vào khoảng 5.556 ngƣời. Con ngƣời trong khu vực Chùa Bái Đính thuần nông, chất phác, hiền hậu, thật thà, giàu truyền thống cách mạng, lại khéo tay làm nên nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ đặc sắc, rất hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Hầu hết ngƣời dân địa phƣơng đều tham gia trồng trọt (đặc biệt là trồng lúa nƣớc), chăn nuôi và đánh cá. Nhiều ngƣời dân của địa phƣơng, làm việc trực tiếp trong khu du lịch nhƣ bán hàng, nhân viên vệ sinh hay lái xe điện, hƣớng dẫn du lịch…

* Kinh tế: Trƣớc khi có hoạt động du lịch thì thu nhập chính của ngƣời dân nơi đây là từ nông nghiệp lúa nƣớc, lâm nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên do diện tích đất đồi làm cho việc canh tác gặp nhiều khó khăn mặt khác địa thế của xã nằm ngay cạnh sông Hoàng Long với chiều dài là 03 km, do đó cuộc sống của dân chịu ảnh hƣởng rất nhiều của thiên tai bão lũ, việc sản xuất nông nghiệp không cao, Tổng sản lƣợng thực quy thóc vụ đông xuân năm 2016 đạt 1203 tấn. Du lịch đã có đóng góp đáng kể cho kinh tế và xã hội của khu vực. Hiện nay có khoảng 1120 ngƣời tham gia vào các hoạt động du lịch tại khu tâm linh chùa Bái Đính. Thu nhập từ những hoạt động này đóng góp một phần không nhỏ vào thu nhập chung của cả gia đình. Ngoài ra ngƣời dân địa phƣơng còn tạo thu nhập từ các quầy, cửa hàng kinh doanh nhỏ bán đồ lƣu niệm, đồ ăn, chụp ảnh, viết sớ… Vì vậy khu tâm linh chùa Bái Đính có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của ngƣời dân . Tổng doanh thu từ các loại hình dịch vụ của nhân dân trong 6 tháng đầu năm 2016 ƣớc đạt 30,2 tỷ đồng góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt của nhân dân trong xã.

* Xã hội: Theo Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội từng năm của xã Gia Sinh, trong những năm gần đây đời sống của nhân dân đã đƣợc cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng luôn có chiều hƣớng giảm theo từng năm. Gia Sinh đã đƣợc công nhận phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và đạt tiêu chuẩn phổ cập THCS. Trạm y tế xã đƣợc đầu tƣ xây dựng mới. Tỷ lệ phát triển dân số dƣới 0,9%. Nhà văn hóa trong các xóm đã đƣợc xây dựng, đến nay đã có 9 xóm hoàn thành Nhà văn hóa đƣa vào sử dụng. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao

phát triển. An ninh trật tự ổn định, không xuất hiện nhiều các tệ nạn xã hội. Nhiều ngƣời đƣợc bố trí công ăn việc làm ổn định. Một số ngƣời tham gia vào hoạt động du lịch nhƣ: mở nhà hàng ăn uống, bán hàng lƣu niệm, lái xe điện, chở xe ôm… góp phần tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, nhận thức và trình độ dân trí tăng lên đáng kể góp phần cải thiện cuộc sống.

2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững ở khu tâm linh chùa Bái Đính.

- Thực trạng phát triển du lịch bền vững tại quần thể tâm linh chùa Bái Đính - Các nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển du lịch bền vững tại Khu tâm linh chùa Bái Đính.

- Giải pháp phát triển du lịch bền vững cho khu quần thể tâm linh chùa Bái Đính.

b. Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Tình hình du khách đến thăm quan khu quần thể tâm linh chùa Bái Đính tỉnh Ninh Bình từ năm 2011 đến năm 2016.

Về không gian: nghiên cứu đƣợc tiến hành tại khu quần thể du lịch tâm linh chùa Bái Đính và địa bàn xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn.

2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu:

2.3.1. Phương pháp tiếp cận thu thập thông tin:

* Phương pháp tiếp cận khung logic: Khung logic là một công cụ quản lý với mục đích tạo ra những thiết kế tốt thể hiện tính logic của đề tài nghiên cứu và các cấu phần mà nó đóng góp. Về căn bản nó đƣợc sử dụng để hỗ trợ ngƣời lập đề tài nghiên cứu cấu trúc và định dạng ý tƣởng trong một mẫu tiêu chuẩn một cách rõ ràng.

* Phương pháp tiếp cận hệ thống: là cách nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ thống, thứ bậc và động lực của chúng; đó là một tiếp cận toàn diện và động. Cách tiếp cận này là cách xử lý biện chứng nhất đối với các vấn đề về môi trƣờng và phát triển.

* Phương pháp tiếp cận liên ngành: tìm cách liên kết, thiết lập những mối quan hệ qua lại, quy định và ảnh hƣởng lẫn nhau giữa những hệ phƣơng pháp và quy trình của nhiều chuyên nghành khác nhau.

2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu * Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp.

Phƣơng pháp kế thừa tài liệu: Các thông tin đƣợc thu thập bằng phƣơng pháp kế thừa tƣ liệu đã đƣợc đăng tải trên sách, báo, tạp chí và các công trình nghiên cứu, điều tra đã đƣợc công bố. Những thông tin thu thập gồm: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, các thông tin có liên quan đến hoạt động du lịch tâm linh ở Việt Nam nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng; sự phát triển của du lịch tâm linh, quản lý du lịch tâm linh; kinh nghiệm tổ chức quản lý du lịch tâm linh; vai trò của hoạt động du lịch tâm linh với đời sống xã hội kinh tế chính trị, bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững; Luật du lịch áp dụng với Khu du lịch tâm linh…

* Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp.

- Phƣơng pháp khảo sát thực địa: Đề tài tiến hành khảo sát khu vực nghiên cứu nhằm xác minh, đánh giá các thông tin thu thập trong quá trình kế thừa tài liệu, đồng thời bổ sung, cập nhật các thông tin mới. Trong quá trình khảo sát, đề tài tổ chức đi theo tuyến du lịch, đến các điểm du lịch, phối hợp phỏng vấn nhanh và điều tra xã hội học.

- Phƣơng pháp điều tra xã hội học: Đối với du lịch tâm linh, một yếu tố quan trọng đó là nắm đƣợc tâm lý, nguyện vọng của khách du lịch, cộng đồng dân cƣ khu du lịch và cách thức quản lý, tổ chức, hoạt động của các cơ quan, các doanh nghiệp liên quan đến du lịch và môi trƣờng tại khu vực nghiên cứu. Để làm đƣợc điều này, cần phải thực hiện phỏng vấn nhanh và điều tra xã hội học.

Đề tài sẽ xây dựng 3 mẫu phiếu điều tra (mỗi mẫu phiếu từ 15 - 20 chỉ tiêu tập trung vào các vấn đề quan tâm của đề tài) dành cho 3 đối tƣợng:

+ 50 phiếu dành cho du khách bao gồm cả khách quốc tế và khách nội địa. + 30 phiếu dành cho cộng đồng dân cƣ.

+ 15 phiếu dành cho các cơ quan và doanh nghiệp liên quan đến du lịch và môi trƣờng tại khu vực nghiên cứu (Tác giả tập trung vào các cơ quan quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng nhƣ Sở Tài nguyên và môi trƣờng, phòng Tài nguyên và môi trƣờng và các đơn vị liên quan đến du lịch nhƣ Sở VHTDTT, Ban quản lý quần thể danh thắng Tràng An, Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trƣờng, các cơ sở lƣu trú, vận tải, nhà hàng).

Để đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy của số liệu, tác giả đã xuống trực tiếp khu vực nghiên cứu và thực hiện phỏng vấn, hoàn thiện các phiếu điều tra.

- Phƣơng pháp phỏng vấn bán cấu trúc: Đƣợc áp dụng chủ yếu với đối tƣợng là cộng đồng dân cƣ và các cơ quan doanh nghiệp. Trong quá trình điều tra có những nội dung phát sinh không có trong mẫu phiếu, do vậy tác giả sẽ sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn bán cấu trúc, đây là phƣơng pháp hữu hiệu để bổ sung các thông tin, đồng thời giúp ngƣời điều tra tiếp cận hơn với các đối tƣợng điều tra nhằm xác minh tính chính xác của các thông tin thu thập đƣợc trong mẫu phiếu điều tra.

- Phƣơng pháp Thảo luận nhóm: Đƣợc sử dụng ở xã Gia Sinh trong quá trình xác định vai trò, ảnh hƣởng của du lịch đối với kinh tế, xã hội và môi trƣờng của địa phƣơng, các biện pháp góp phần phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trƣờng bền vững trong hoạt động du lịch. Xã tổ chức 03 nhóm, mỗi nhóm 5-6 ngƣời (một nhóm nam, một nhóm nữ và một nhóm cả nam và nữ): Mục đích nhằm thu đƣợc các thông tin sâu về các khái niệm, nhận thức, niềm tin của nhóm đối tƣợng nghiên cứu; Xác định trọng tâm nghiên cứu và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu. Cung cấp thông tin sâu, nhạy cảm, bản chất của một vấn đề, hiện tƣợng; Làm sáng tỏ chủ đề đang đƣợc tranh luận, kiểm tra chéo thông tin. .

2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Phƣơng pháp thống kê mô tả: Dùng đánh giá thực trạng phát triển tại Khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính.

- Phƣơng pháp so sánh: So sánh các yếu tố về lƣợng khách đến chùa Bái Đính và doanh thu từ hoạt động du lịch tâm linh giữa các năm từ năm 2011 đến năm 2016;

- Phƣơng pháp phân tích SWOT (còn gọi là ma trận SWOT): Là phƣơng pháp phân tích các điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) từ đó đề ra các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn đƣợc biết đến với nhiều kỷ lục Châu Á và Việt Nam đƣợc xác lập nhƣ chùa có tƣợng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất Châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á[35], chùa có tƣợng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á... Đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam…

3.1. Tiềm năng du lịch ở khu Quần thể tâm linh Chùa Bái Đính

3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên [14]:

Núi chùa Bái Đính:

Ngƣời xƣa khẳng định “Nào Địch Lộng, nào Thiên Tôn, Bàn Long, Bích Động xem còn kém đây”, đó là hang động ở núi Bái Đính thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn.

Núi Bái Đính đứng độc lập, cao đến hơn 200m, có diện tích khoảng gần 150.000m2, quay hƣớng Đông, có dáng vòng cung hai bên khép lại tựa tay ngai tạo thành một thung ở dƣới rộng khoảng 3ha gọi là thung Chùa. Nhìn theo một góc độ khác, núi lại trông giống một ngƣời khổng lồ ngồi quay lƣng ra biển, hai chân duỗi về phía Tây Bắc và Tây Nam. Núi Bái Đính hiện còn giữ đƣợc nét nguyên sơ của núi rừng xa xƣa, cây cối tƣơi tốt, có nhiều cây cao to bao phủ núi non.

Tƣơng truyền, xƣa kia Thiền sƣ Nguyễn Minh Không (1065-1141) khi đến đây tìm cây thuốc đã phát hiện ra động này và từ đó biến làm động thờ Phật.

Đối diện với động Sáng thờ Phật là động Tối thờ Liễu Hạnh – Bà chúa Thƣợng Ngàn. Động Tối cao và rộng hơn gồm 7 hang. Hang giữa rộng nhất là nơi thờ bà chúa Thƣợng Ngàn, tƣợng đƣợc sơn son thiếp vàng. Du khách đi thăm quan núi Bái Đính không chỉ thƣởng thức vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, mà còn khám phá thiên nhiên, tìm thấy sự đồng cảm, sự giao hòa giữa con ngƣời và thiên nhiên.

3.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn [9,14]: * Các công trình kiến trúc * Các công trình kiến trúc

Quẩn thể chùa Bái Đính hiện nay gồm một ngôi chùa cổ đƣợc xây dựng vào năm 1136 cùng các hang động, đình đền cổ và một khu chùa mới đƣợc khởi công xây dựng vào năm 2003 và sẽ hoàn thành vào năm 2018. Tính đến khi quần thể chùa Bái Đính đƣợc hoàn thành, chùa Bái Đính sẽ là ngôi chùa có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Chùa Bái Đính cổ (Bái Đính cổ tự) có nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật mang đậm dấu ấn của thời kỳ nhà Lý. Nơi đây nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần. Năm 1997, chùa đƣợc công nhận là di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng cấp quốc gia

Chùa Bái Đính mới (Bái Đính tân tự) xây dựng đƣợc công nhận là công trình Phật giáo cấp quốc gia, là trung tâm văn hóa Phật giáo lớn nhất Việt Nam. Tính đến năm 2012, chùa Bái Đính đã xác lập các kỷ lục Việt Nam và khu vực về:

- Tƣợng phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á. Tƣợng Phật Tổ Nhƣ Lai nặng 100 tấn, ba pho Tam Thế mỗi pho nặng 50 tấn.

- Chuông đồng lớn nhất Việt Nam: Đại hồng chung nặng 36 tấn ở Tháp Chuông

- Khu chùa rộng nhất Việt Nam: 107 ha. Điện thờ Tam Thế và Pháp Chủ có diện tích lên tới 1.000m2.

- Khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á: dài gần 3 km.

- Khu chùa có nhiều tƣợng La Hán nhất Việt Nam: 500 vị bằng đá xanh cao khoảng 2m

- Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam

-Khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam: 100 cây bồ đề đƣợc chiết từ cây bồ đề Ấn Độ.

Với vị thế về quy mô, cơ sở hạ tầng, quẩn thể chùa Bái Đính thích hợp trở thành trung tâm Phật Giáo của Việt Nam và khu vực, đồng thời thích hợp là nơi tổ chức các lễ hội truyền thống, các sự kiện văn hóa tâm linh.

* Nhóm các di tích lịch sử- văn hóa

- Đền Vua Đinh Tiên Hoàng ( thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn):

Thôn Văn Bòng là quê hƣơng của Đinh Tiên Hoàng đế, vì vậy ngƣời dân nơi đây đã lập đền thờ ông. Đến tọa lạc trên khu đất rộng 250.000m2 quay mặt về hƣớng Tây, xây tƣờng thấp bao quanh với 3 tòa, kiến trúc theo kiểu “ tiền nhất, hậu đinh liền nhau” [9]. Tiền đƣờng 5 gian, kiến trúc theo kiểu đình làng, bên trong hậu cung chỉ đặt một tƣợng vua Đinh Tiên Hoàng bằng gỗ sơn son thiếp vàng cao gần 2 mét. Phía trƣớc có hồ bán nguyệt, giữa sân đền là một sập Long Sàng bằng đá tƣợng trƣng cho

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững ở khu quần thể tâm linh Chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)