Biểu đồ tỷ trọng khách du lịch đến quần thể chùa Bái Đính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững ở khu quần thể tâm linh Chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình (Trang 50)

Năm 2011, con số thống kê của Sở du lịch Ninh Bình ghi nhận là 1,98 triệu lƣợt khách chọn Bái Đính làm điểm đến, chiếm 60,8% tổng lƣợng khách của tỉnh. Và đến năm 2012, trong khoảng 3,75 triệu lƣợt khách đến Ninh Bình (tăng 15,6% so với năm 2011) thì lƣợng khách đến Bái Đính tiếp tục tăng thêm lên đến 2,13 triệu lƣợt. Đây thực sự là con số ấn tƣợng. Đặc biệt, trong năm 2013, số lƣợng khách du lịch đến với quần thể chùa Bái Đính nói riêng cũng nhƣ số lƣợng khách du lịch đến với tỉnh Ninh Bình nói chung có sự tăng trƣởng mạnh với tỷ trọng khách đến quần thể chùa Bái Đính chiếm 61,8% số lƣợng khách đến Ninh Bình. Năm 2014, Quần thể chùa Bái Đính đƣợc chọn là nơi tổ chức Đại lễ phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2014 do vậy mà lƣợng khách đến với Bái Đính chiếm tới 76,02 lƣợng khách của tỉnh. Cũng vì lý dó đó, năm 2015 lƣợng khách đến Bái Đính chiếm 58,4% lƣợng khách du lịch của tỉnh giảm đi một lƣợng nhỏ. Tuy nhiên tính đến tháng 10/2016 lƣợng khách đến với Bái Đính đạt 67,1% lƣợng khách của tỉnh.

Đơn vị: Triệu lượt

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 2011 2012 2013 2014 2015 Oct-16

Số lượng khách du lịch đến chùa Bái Đính

Nguồn: Tổng hợp từ các số liệu thống kê[2,13,14].

Hình 3.2: Biểu đồ số lượng du khách đến quần thể chùa Bái Đính năm 2011- 2016

Có thể thấy, Khu quần thể tâm linh chùa Bái Đính càng ngày càng đƣợc du khách biết đến, lƣợng khách du lịch đến quần thể chùa ngày càng tăng trƣởng nhanh và ổn định, duy trì ở mức tăng trƣởng 300.000 khách/năm.

Bảng 3.1. Kết quả kinh doanh của tỉnh Ninh Bình năm 2011-2016

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 10/2016

Doanh

Thu 655,24 780 879,45 942,78 1421 1554,19

Nguồn: Tổng hợp từ các số liệu thống kê 2010 [2,12]. Qua những con số thống kê trên, ta có thể nhận thấy quần thể chùa Bái Đính đang ngày càng tỏ rõ vị trí của mình trong việc góp phần vào sự phát triển chung của du lịch tỉnh Ninh Bình cũng nhƣ thể hiện sự lớn mạnh trong việc thu hút du khách tâm linh không chỉ trong nƣớc mà còn quốc tế, xứng đáng là trung tâm phật giáo lớn nhất Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung.

3.2.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ phục vụ du lịch [13, 14] lịch [13, 14]

Khách đến du lịch quần thể chùa Bái Đính chủ yếu theo hình thức tự đi hoặc những tour ngắn từ 1 đến 2 ngày. Tuy nhiên, nhu cầu lƣu trú lại của khách du lịch qua đêm cũng nhƣ trong ngày cũng đang tăng dần. Trong thời gian qua, với sự đầu tƣ của nhà nƣớc và các đơn vị tƣ nhân, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đã đƣợc cải thiện đáng kể. Nếu nhƣ năm 2010, toàn tỉnh có 187 cơ sở lƣu trú với 3041 phòng nghỉ thì đến tháng 6/2016 có419 cơ sở lƣu trú với tổng số 5.693[32] phòng nghỉ, trong đó 4 khách sạn đƣợc xếp hạng từ 3-5 sao; 42 khách sạn từ 1-2 sao, số còn lại là nhà nghỉ và nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê. Những cơ sở này đƣợc đầu tƣ và đăng ký kinh doanh dƣới hình thức hộ kinh doanh cá thể là chính, với quy mô nhỏ, ngƣời quản lí điều hành là chủ hộ kinh doanh, lao động chủ yếu là ngƣời trong gia đình do đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ không đồng đều. Theo khảo sát, khu vực xung quanh quần thể chùa tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình có khoảng 20 nhà nghỉ, thuận tiện cho khách muốn lƣu trú gần địa điểm chùa. Các nhà nghỉ này có quy mô từ 5 đến 20 phòng, chất lƣợng từ trung bình trở lên, có nhà hàng ăn, một số nhà nghỉ còn cung cấp các dịch vụ bổ sung nhƣ phòng tập thể dục, hát karaoke,

Hiện nay, cơ sở giao thông hạ tầng cũng đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp phát triển, cùng với việc đƣa vào sử dụng khai thác tuyến cao tốc Cầu Giẽ- Ninh Bình, thời gian di chuyển cũng giảm đi đáng kể. Thời gian đi ô tô từ Hà Nội về Bái Đính cũng chỉ còn khoảng hơn 2 tiếng đồng hồ, rút ngắn so với thời gian khoảng gần 3 tiếng trƣớc đây.

Hệ thống giao thông đƣờng bộ ở khu Bái Đính khá thuận lợi. Hệ thống đƣờng bộ thuận tiện với đƣờng quốc lộ 1 và các tuyến đƣờng nhánh giúp cho du khách dễ dàng di chuyển đến Bái Đính. Bên trong khu vực chùa Bái Đính có hệ thống xe điện (mật độ 200-300 xe vào mùa lễ hội) giúp du khách dễ dàng di chuyển trong không gian rộng lớn của chùa.

Tuy nhiên cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng còn có những hạn chế. Chất lƣợng các công trình chƣa thực sự đảm bảo theo yêu cầu đặt ra. Nhiều đoạn đƣờng chỉ sau một thời gian ngắn đi vào sử dụng đã bị sụt lún, tạo nên các ổ trâu, ổ gà hay những sóng trâu, sóng bò không chỉ gây mất mĩ quan, ảnh hƣởng đến an toàn giao thông mà còn ảnh hƣởng đến chất lƣợng và cảm nhận của ngƣời du lịch.

Hệ thống cung cấp điện: lƣới điện cung cấp cho khu vực Chùa Bái Đính trƣớc đây là lƣới điện hạ thế do nhân dân tự đóng góp xây dựng từ lâu mới đƣợc bàn giao lại cho ngành điện, hiện nay đã xuống cấp cần đƣợc nâng cấp, thay mới. Các trạm biến áp trong khu vực chủ yếu sử dụng các gam máy nhỏ, bán kính phục vụ lớn chỉ phù hợp với lƣới điện nông thôn. Tổng số máy biến áp hiện nay chƣa đủ công suất cung cấp cho nhu cầu dùng điện của khu vực.

Hệ thống thoát nước: Khu vực chùa Bái Đính đã đƣợc đầu tƣ xây dựng hệ thống thoát nƣớc, mạng lƣới thoát nƣớc sử dụng cống hộp kích thƣớc BxH=(400x600- 600x800)mm, cống tròn bê tông cốt thép có đƣờng kính D = (600-1500)mm thoát ra hồ trƣớc chùa Bái Đính và dẫn ra trạm bơm Đồng Khám. Tuy nhiên tại Chùa Bái Đính không có hệ thống thu gom nƣớc thải và xử lý nƣớc thải. Nƣớc thải chỉ đƣợc xử lý cục bộ tại các bể phốt. Ở thời điểm hiện tại do mật độ dân cƣ thấp nên chƣa có vấn đề môi trƣờng phát sinh do nƣớc thải tuy nhiên đây chính là tiểm ẩn gây ô nhiễm môi trƣờng trong tƣơng lai.

Hệ thống thu gom rác thải: Các công trình vệ sinh công cộng, các thùng chứa rác thải đã đƣợc lắp đặt và xây dựng, tại khu vực chùa Bái Đính có đội vệ sinh môi trƣờng do vậy chất thải rắn đƣợc thu gom tƣơng đối triệt để. Tuy nhiên tại một số điểm dừng chân, ăn uống thì cần bổ sung thêm thùng rác (nhƣ bãi đỗ xe, khu bán đồ ăn, bán đồ lƣu niệm và khu công viên …) đảm bảo sự tiện lợi cho khách du lịch đồng thời giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trƣờng.

Hệ thống thông tin liên lạc:

Hiện chỉ có các mạng điện thoại đƣợc lắp đặt phục vụ nhu cầu sử dụng điện thoại di động của khách du lịch. Ngoài ra hệ thống mạng Internet thì chƣa đƣợc rộng rãi lắm trong khu du lịch. Đây cũng là một yếu tố cần phải xem xét để hoàn thiện trong thời gian tới.

Dịch vụ ăn uống:

Với đặc thù của du lịch tâm linh, các nhà hàng tại khu quần thể chùa Bái Đính đều đƣa thêm các món ăn chay vào thực đơn để đáp ứng nhu cầu đặc biệt của du khách. Đặc biệt ngay trong khuôn viên chùa, trong hầm của Điện Tam Thế có hệ thống nhà hàng ăn chay Bồ Đề Tâm, với diện tích trên 3.000m2, có thể phục vụ cùng lúc 1.500 khách. Nhà hàng Bồ Đề Tâm cung cấp thực đơn đa dạng với nhiều mức giá khác nhau. Đặc biệt nhà hàng còn phục vụ buffet chay với thực đơn 35 món.

Dịch vụ nhà hàng tại quần thể Chùa Bái Đính hiện nay đang phát triển cả về chất và lƣợng để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Tuy thực đơn vẫn còn hạn chế, các món ăn chay chƣa thực sự đa dạng đồng thời việc tham quan quần thể chùa Bái Đính có thể mất nhiều giờ, và với việc không bố trí hợp lý các địa điểm ăn uống nghỉ ngơi sẽ khiến cho du khách cảm thấy mệt, làm giảm đi độ hứng thú với chuyến du lịch.

Khu vực bến xe điện cũng đã bố trí các cửa hàng dịch vụ để phục vụ khách du lịch đến thăm quan chùa Bái Đính tuy nhiên các cửa hàng này còn tạm bợ, chƣa đƣợc xây dựng kiên cố.

Khu vực dân cƣ dọc quốc lỗ 38B và khu tái định cƣ chùa Bái Đính hình thành hệ thống các cửa hàng, nhà hàng ăn uống phục vụ du khách. Hệ thống các dịch vụ này còn nhỏ lẻ, tự phát, sử dụng các công trình nhà ở để kinh doanh. Kiến trúc và hoạt động các dịch vụ này có nguy cơ tác động tiêu cực tới hoạt động du lịch tâm linh chùa Bái Đính.

Dịch vụ vận chuyển :

Đến quần thể chùa, khách du lịch còn đƣợc sử dụng dịch vụ xe điện để thuận tiện hơn trong việc di chuyển vãn cảnh chùa. Ban quản lý quần thể chùa đã đƣa 200 xe điện vào vận hành phục vụ du khách (mùa cao điểm là 300 xe điện, trong đó thu ngoài là 100 xe). Đƣờng xe điện đƣợc xây dựng bao quanh chùa, với chiều dài khoảng 3km. Mức giá vé hiện tại là 30.000 VND/ ngƣời / 1 lƣợt và miễn phí cho trẻ em có chiều cao dƣới

1m. Du khách có thể lựa chọn một trong hai điểm dừng. Một là, tại cổng chính của khu chùa mới, từ đây du khách có thể bắt đầu chuyến hành trình, tham quan chùa của mình, đi qua các điện, các toà tháp và hành lang La Hán trong chùa, sau đó đi tiếp đến là khu chùa cổ hay còn gọi là chùa Thƣợng, nằm ở trên núi. Tại khu vực này, có bến đỗ của xe điện, du khách có thể từ đây để trở về điểm xuất phát, kết thúc chuyến tham quan. Hai là, du khách có thể đi thẳng lên khu chùa cổ và đi tham quan vãn cảnh chùa từ trên xuống dƣới. Ƣu điểm của hệ thống xe điện là bến xe điện đƣợc tổ chức quy củ, các xe đƣợc xếp lƣợt trình tự, các biển chỉ dẫn, hƣớng dẫn khách ra điểm xe điện cũng đƣợc dán ở khắp nơi. Tuy nhiên vẫn còn hiện tƣợng nâng giá quá cao, ghép khách, bắt khách dọc đƣờng trong những ngày cao điểm.

Bảng 3.2. Đánh giá của khách du lịch về cơ sở vật chất KDL

T T Nhân tố đánh giá Rất đồng ý Đồng ý Trung lập Đồng ý một phần Hoàn toàn không đồng ý Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ 1 Đƣờng xá thuận lợi cho du khách 8 16% 24 48% 1 2% 17 34% 0 0% 2 Cơ sở vật chất cho du lịch đẹp, tiện nghi 4 8% 19 38% 0 0% 25 50% 2 4% 3 Có nhà nghỉ hiện đại, chất lƣợng tốt 5 10% 17 34% 5 10% 18 36% 5 10 % 4 Nhà hàng hiện đại, chất lƣợng tốt 3 6% 15 30% 2 4% 27 54% 3 6%

5 Địa điểm đón tiếp

phù hợp 12 24% 35 70% 0 0% 3 6% 0 0%

Nguồn: Điều tra thực địa, 2016 Qua đánh giá của du khách có thể nhận thấy địa điểm đón tiếp và đƣờng xá đến khu du lịch là hoàn toàn hợp lý và tƣơng đối thuận lợi. Tuy nhiên chất lƣợng nhà nghỉ và nhà hàng cần có những điều chỉnh về giá cả, vệ sinh, an toàn thực phẩm… để vừa lòng khách hơn.

Hiện tại, do đặc thù là du lịch tâm linh Khu quần thể du lịch tâm linh chùa Bái Đính chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu tâm linh, tham quan vãn cảnh chùa, khám phá văn hóa

lịch sử của du khách do đó việc lƣu giữ chân khách ở lại dài ngày cũng gặp nhiều khó khăn.

3.2.3. Nguồn lực lao động và sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nguồn lực lao động trong lĩnh vực du lịch tại khu quần thể du lịch tâm linh chùa Bái Đính có xu hƣớng tăng lên trong thời gian qua. Số cán bộ tổ chức và nhân viên trực thuộc công ty quản lý Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trƣờng vào khoảng 520 ngƣời ( 300 lái xe điện, 50 công nhận vệ sinh môi trƣờng, 150 nhân viên nhà hàng và 20 hƣớng dẫn viên du lịch) ngoài ra số lƣơng lao động là ngƣời dân địa phƣơng vào khoảng 600 ngƣời[13]. Theo báo cáo của UBND xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn số doanh nghiệp vừa và nhỏ (tính cả các nhà hàng, cơ sở lƣu trú) trong khu vực vào khoảng 53 doanh nghiệp.

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên và cán bộ tổ chức tại quần thể chùa Bái Đính đã đƣợc chú trọng đào tạo, qua đó góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ cho du khách tới tham quan chùa. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình cùng với các đơn vị quản lý nhƣ doanh nghiệp Xuân Trƣờng đã chú trọng và thƣờng xuyên tổ chức các chƣơng trình tập huấn nâng cao nghiệp vụ kĩ năng cho nhân viên. Các chƣơng trình chủ yếu là các khóa tâp huấn ngắn ngày, đào tạo về kỹ năng ứng xử giao tiếp, lễ nghi, chào hỏi... nhằm nâng cao hiểu biết, kiến thức của nhân viên, đem hình ảnh dịch vụ du lịch tâm linh quần thể chùa Bái Đính chuyên nghiệp, thân thiện đến với du khách nhƣ năm 2015 đã tổ chức 04 Lớp bồi dƣỡng kỹ năng giao tiếp ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch cho khoảng 840 ngƣời dân địa phƣơng tham gia làm dịch vụ du lịch tại Khu tâm linh chùa Bái Đính, Khu du lịch sinh thái Vân Long và Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động.

Tuy nhiên, lao động ở khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính ngoài các nhân viên cán bộ tổ chức thì phần lớn đều là ngƣời dân địa phƣơng. Nguồn lao động tại đây còn nhiều hạn chế về mặt trình độ và nghiệp vụ du lịch. Nguồn lực lao động đang trở thành vấn đề bức xúc cần đƣợc giải quyết để du lịch phát triển tƣơng xứng với tiềm năng của khu du lịch.

Về cộng đồng dân cƣ địa phƣơng hoạt động du lịch: Chủ yếu là dân cƣ của xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn và xã Trƣờng Yên, huyện Hoa Lƣ và một phần nhỏ thành phố Ninh Bình. Nhìn tổng thể tại khu du lịch có ngƣời dân tham gia thì phần lớn là những ngƣời có độ tuổi từ 30-55 tuổi. Ngƣời dân tham gia làm du lịch phần đông là

lao động phổ thông, trƣớc đây làm nông nghiệp, sau bán ruộng cho doanh nghiệp Xuân Trƣờng tham gia vào các dịch vụ bán hàng lƣu niệm, phục vụ ăn uống, lái xe điện vì vậy cuộc sống của họ phụ thuộc rất nhiều vào du lịch. Những ngƣời dân địa phƣơng nơi đây cũng đƣợc tham gia các lớp tập huấn đơn giản về du lịch, bƣớc đầu họ cũng đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản về du lịch. Nhƣng nhìn chung đa số ngƣời dân vẫn còn có tầm nhìn hạn hẹp, bán hàng với giá cao cho du khách, không tuân thủ đúng quy định của chùa nhằm kiếm lợi trong thời gian ngắn. Ngƣời dân cũng chƣa có thái độ giao tiếp lịch sự nhã nhặn đúng với phong thái của ngƣời làm dịch vụ để làm hài lòng du khách vì vậy mà chƣa gây đƣợc ấn tƣợng mạnh mẽ đối với khách du lịch khi họ đến khu du lịch tâm linh Chùa Bái Đính

Tuy cũng đã đƣợc đào tạo nhƣng đội ngũ hƣớng dẫn viên vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách du lịch về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng. Các công nhân viên làm dịch vụ tại quần thể chùa chƣa thực sự hiểu rõ lịch sử, nguồn gốc và ý nghĩa nên không thể truyền tải và để lại đƣợc ấn tƣợng sâu sắc về chùa đối với du khách. Tại quần thể chùa Bái Đính cũng không có nhiều biển chỉ dẫn, ghi tên di tích hay hƣớng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững ở khu quần thể tâm linh Chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)