CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Những yếu tố ảnh hƣởng tới phát triển du lịch bền vững tại khu quần thể du lịch
3.3.4. Mức độ đóng góp cho công tác bảo tồn, phát triển tài nguyên và đóng góp vào
góp vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương còn chưa thỏa đáng.
Hiện chƣa có một cơ chế hay chính sách nào của tỉnh quy định rõ ràng việc chia sẻ lợi ích, doanh thu của KDL cho công tác bảo tồn, phát triển tài nguyên và đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Các dự án tu bổ, tôn tạo cảnh quan các điểm du lịch đƣợc thực hiện bởi vốn của Doanh nghiệp và hỗ trợ cơ sở hạ tầng theo nguồn vốn của nhà nƣớc. Mặc dù sử dụng một phần vốn của Doanh nghiệp nhƣng các doanh nghiệp khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên du lịch vẫn không có trách nhiệm cao với khu du lịch, với thế hệ tƣơng lai. Đây là một vấn đề bất hợp lý và có thể gây ảnh hƣởng tới sự phát triển du lịch bền vững tại đây. Bởi chỉ khi công tác bảo tồn, phát triển tài nguyên đƣợc thực hiện thƣờng xuyên bởi doanh thu từ du lịch thì mới gần đến của sự phát triển du lịch bền vững. Chỉ khi nào nền kinh tế xã hội của địa phƣơng đƣợc đƣa lên, dẫn đến sự hài lòng của địa phƣơng thì mới có sự ủng hộ lâu dài góp phần phát triển du lịch bền vững.
3.3.5. Áp lực lên môi trường và tài nguyên tại các khu, điểm du lịch ngày càng tăng:
Lƣợng khách du lịch ngày càng tăng lên trong khi công tác đánh giá và quản lý tác động đến môi trƣờng chƣa đƣợc chú trọng thích đáng. Dựa vào lƣợng khách năm 2016 có thể tính đƣợc lƣợng nƣớc thải của cán bộ, công nhân viên , khách du lịch vào khoàng 192m3/ ngày, lƣợng rác thải thải ra vào khoảng 2063kg/ngày.
chƣa có một điểm du lịch nào thực hiện việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng hay đề án bảo vệ môi trƣờng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Qua ý kiến của cử tri hội đồng nhân dân về việc mất vệ sinh môi trƣờng tại một số điểm trong khu du lịch tâm linh Chùa Bái Đính, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng đã thành lập đoàn kiểm tra trực tiếp xuống hiện trƣờng và xác minh ý kiến của nhân dân là có thật. Cụ thể nhƣ điểm du lịch núi chùa Bái Đính chƣa có hệ thống thu thoát nƣớc mƣa, chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải sinh hoạt, rác thải không đƣợc thu gom tập kết đúng nơi quy định…dẫn đến phát sinh mùi hôi ảnh hƣởng đến môi trƣờng xung quanh. Bên cạnh đó là việc nghiên cứu đƣa ra các các giải pháp nhằm giải quyết một số vấn đề cấp bách về môi trƣờng nhƣ việc phân loại rác tại nguồn, xử lý ô nhiễm các bãi rác ở khu vực nông thôn, việc đốt rơm rạ sau mùa thu hoạch gây ô nhiễm môi trƣờng không khí, ảnh hƣởng đến giao thông và cảnh quan….
Vấn đề quản lý áp lực lên tài nguyên môi trƣờng tại các khu, điểm du lịch cũng liên quan đến khả năng sức chứa. Đó là việc quản lý số lƣợng khách đến không vƣợt quá khả năng đáp ứng về tài nguyên và không làm ảnh hƣởng đến khả năng phát triển của các hệ sinh thái trong khu vực.
Đánh giá chung:
Về kinh tế:
- Lƣợng khách du lịch tập trung theo mùa chủ yếu là khách trong nƣớc, thời gian lƣu trú ngắn dẫn đến nguồn thu chƣa cao.
- Việc chia sẻ lợi ích du lịch cho cộng đồng địa phƣơng còn chƣa hợp lý, doanh thu chủ yếu thuộc về DN xây dựng Xuân Trƣờng và lƣơng doanh nghiệp trả cho nhân viên là thấp. Mặt khác do khách tập trung theo mùa nên công việc làm du lịch của cộng đồng không ổn định ảnh hƣởng đến đời sống.
- CSHT và CSVC kỹ thuật phục vụ du lịch chƣa hoàn thiện, khách du lịch ít có cơ hội tiêu dùng các dịch vụ khác ngoài vé xe điện và nhà hàng nên doanh thu từ du lịch còn hạn chế.
Về văn hóa:
- Các dịch vụ tâm linh còn ở mức độ hạn chế, hiện tại Sƣ trụ chì không ở lại chùa, các lễ hội đang ngày càng bị thƣơng mại hóa ảnh hƣởng đến cái nhìn của du khách về mặt tâm linh.
- Hoạt động du lịch phát triển, lƣợng du khách nhiều đang tác động mạnh đến đời sống xã hội của khu vực theo chiều hƣớng xấu (xuất hiện các tệ nạn, mại dâm gây mất trật tự an ninh xã hội)
Về môi trường:
- Các điểm tại khu du lịch hiện nay đều chƣa có thủ tục về môi trƣờng, chƣa có hệ thống thu thoát nƣớc mƣa, chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải sinh hoạt, rác thải không đƣợc thu gom tập kết đúng nơi quy định…dẫn đến phát sinh mùi hôi ảnh hƣởng đến môi trƣờng xung quanh.
- Theo dự báo số lƣợng khách đến năm 2020 khoảng 5.12 triệu lƣợt khách ( lƣợng nƣớc thải:246 m3/ngày, rác thải 3065kg/ngày) lƣợng khách tập trung quá nhiều vào một thời điểm ảnh hƣởng đến sức chịu tải của môi trƣờng gây áp lực đến môi trƣờng khu du lịch.
→ Dựa vào những đánh giá trên có thể kết luận KDL tâm linh chùa Bái Đính chƣa phát triển bền vững cần nghiên cứu đƣa ra những giải pháp để KDL phát triển bền vững.
3.4. Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch bền vững tại Khu quần thể du lịch tâm linh chùa Bái Đính:
Qua phân tích hiện trạng phát triển du lịch và những yếu tố ảnh hƣởng tới phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính hiện nay, để phát triển du lịch bền vững tại Khu quần thể du lịch tâm linh chùa Bái Đính, điều quan trọng nhất là thực hiện tốt các nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững, phải kiên trì với mục tiêu, định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh:
- Phát triển phải có tính hệ thống: Phát triển du lịch tại khu quần thể du lịch tâm linh chùa Bái Đính phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình và phải đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với du lịch cả nƣớc và các tỉnh lân cận.
- Phát triển bền vững và hài hòa với môi trường: Phát triển DL phải đi đôi với việc bảo vệ môi trƣờng bền vững, từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc khai thác các loại tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng sinh thái.
+ Cần khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên phục hồi và giữ gìn toàn vẹn sinh thái.
+ Đảm bảo đến mức tối thiểu các tác động tiêu cực từ du lịch đến môi trƣờng: Hoạt động du lịch phải gắn với việc bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan môi trƣờng bền vững, đồng thời phát huy truyền thống bản sắc văn hóa tâm linh dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, tránh du nhập những luồng văn hóa độc hại.
- Phát triển du lịch theo hướng cộng đồng: cần nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn giá trị văn hóa tâm linh, bảo vệ môi trƣờng cũng nhƣ bồi dƣỡng kiến thức cơ bản về DL cho ngƣời dân tại đây nhằm góp phần vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo, đồng thời tạo môi trƣờng thuận lợi cho sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch.
+ Có cơ chế chính sách rõ ràng, hợp lý trong việc trích lại một phần doanh thu, lợi nhuận từ du lịch nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế của địa phƣơng. Đƣa địa phƣơng trở thành một điểm điển hình về phát triển kinh tế theo mô hình phát triển du lịch bền vững. Đây cũng là cơ sở để nhân dân tin tƣởng và ủng hộ du lịch nhiều hơn.
- Phát triển phải mang tính đồng bộ: Sự phát triển hoàn chỉnh của hệ thống CSHT càng hợp lý thì việc khai thác các điểm đến càng tối ƣu bởi vì yếu tố thuận tiện luôn là một trong những tiêu chuẩn hấp dẫn, quan trọng nhất của du lịch.
- Phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội: Quan điểm trên cần đƣợc quán triệt trong việc đƣa ra các định hƣớng chiến lƣợc, các đề xuất, giải pháp về tổ chức quản lý phát triển du lịch, trong thiết kế quy hoạch không gian du lịch, trong việc phân tích, đánh giá và quảng bá xúc tiến du lịch tâm linh tại khu quần thể chùa Bái Đính.
Và trong điều kiện về thời gian có hạn, để thực hiện tốt các nội dung trên, đề tài xin đƣa ra một số giải pháp cụ thể nhƣ sau:
3.4.1. Giải pháp về tổ chức quy hoạch và công tác thực hiện quy hoạch
- Trên cơ sở quy hoạch phân khu khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính đã đƣợc phê duyệt, mở rộng phạm vi quy hoạch, điều chỉnh một số khu chức năng là điều cần thiết để phù hợp với điều kiện thực tế của khu du lịch, đồng thời chủ đầu tƣ cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện dự án, đƣa khu du lịch vào khai thác, sử dụng đạt hiệu quả cao nhất.
- Cần lồng ghép quy hoạch, dự án phát triển khu du lịch với các ngành có liên quan nhƣ quy hoạch giao thông, phát triển đô thị; bảo tồn và phát triển văn hóa; trồng
rừng; xóa đói giảm nghèo; chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu lao động, cơ cấu ngành kinh tế,…để tháo gỡ những khó khăn hiện nay về nguồn vốn ngân sách nhằm đảm bảo chất lƣợng và tính khả thi của đồ án quy hoạch khu du lịch.
- UBND tỉnh Ninh Bình và UBND huyện Gia Viễn thực hiện quản lý chặt chẽ lãnh thổ đƣợc quy hoạch. Trƣớc mắt, nghiêm cấm việc xây mới, cơi nới hoặc cải tạo các công trình trên phạm vi lãnh thổ đƣợc quy hoạch.
3.4.2. Giải pháp về đầu tư phát triển
Đối với khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính, việc đầu tƣ phát triển du lịch là một hƣớng đầu tƣ có hiệu quả rất lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội, không chỉ có lợi cho nhà đầu tƣ mà còn có lợi cho cả cộng đồng dân cƣ, vùng kinh tế các khu vực nằm trong ranh giới khu du lịch.
- Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống cơ sở lƣu trú và các công trình dịch vụ du lịch: Cùng một mục đích du lịch nhƣ nhau, nhƣng với sự đa dạng về tuổi tác, thời gian rảnh rỗi, và khả năng chi trả sẽ hình thành những nhu cầu khác nhau về loại hình lƣu trú. Vì vậy, dịch vụ lƣu trú và vận chuyển đến quần thể chùa Bái Đính cũng cần phải phù hợp với những nhu cầu này. Những khách du lịch chỉ lƣu trú dƣới 1 ngày ở quần thể chùa Bái Đính thì họ mong muốn tiết kiệm thời gian vận chuyển, đi lại, dành nhiều thời gian cho các hoạt động tâm linh nhƣ: cúng lễ, niệm Phật, cầu may, giải hạn Còn với những khách du lịch dài ngày, họ mong muốn có đƣợc không gian yên tĩnh để cầu kinh, niệm Phật, tham gia các hoạt động tâm linh, giải tỏa tâm hồn, căng thẳng nhƣ thiền, yoga Sự hình thành và phát triển các hoạt động tham quan, nghỉ dƣỡng đa dạng sẽ kéo theo sự hình thành các cơ sở lƣu trú.
Tại khu vực lân cận quanh quần thể chùa Bái Đính hiện nay đã xuất hiện nhiều khu nghỉ dƣỡng nhƣ Vân Long resort, khu nghỉ dƣỡng Emeralda Resort, phục vụ du khách trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, luận văn đề xuất các khu vực nghỉ dƣỡng có thể xây dựng ở trong hoặc ngay sát bên cạnh chùa, kết hợp với các hoạt động thiền, yoga, niệm Phật, làm việc công đức hàng ngày cho du khách. Chùa đƣợc xây dựng trên đồi núi cao tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, với tổng diện tích 2.000 ha, vẫn có thể xây dựng thêm các khu nhà nghỉ nhỏ, ngăn nắp cho các tín đồ Phật giáo, du khách lớn tuổi muốn nghỉ dƣỡng và ăn chay niệm Phật tại chùa. Đồng thời, du khách có thể tham gia vào các hoạt động công đức với chùa, dọn dẹp vệ sinh các tƣợng Phật, rèn luyện thân thể, trí óc cùng các tăng ni phật tử ở chùa.
Để giải quyết đƣợc nhu cầu đầu tƣ lớn, đảm bảo sự phát triển của du lịch Ninh Bình ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc cần thực hiện xã hội hóa hoạt động đầu tƣ: Thực hiện xã hội hóa đầu tƣ vào công cuộc bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội,…Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tƣ, tạo môi trƣờng thông thoáng về đầu tƣ phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tƣ để thu hút các nhà đầu tƣ. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài, giữa tƣ nhân với Nhà nƣớc,…
3.4.3. Giải pháp về bảo vệ môi trường
Hiện nay, doanh nghiệp xây dựng Xuân Trƣờng đã và đang quan tâm rất nhiều đến việc giữ gìn vệ sinh chung của khu du lịch. Hầu hết khách du lịch đều đồng ý rằng cảnh quan môi trƣờng xanh, sạch, đẹp. Tuy nhiên, để làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ môi trƣờng tại đây, cần chú trọng vào các biện pháp cụ thể sau:
- Lập đề án bảo vệ môi trƣờng chi tiết cho dự án, đảm bảo các công trình bảo vệ môi trƣờng đƣợc xây dựng lắp đặt và đáp ứng đủ yêu cầu, có các chƣơng trình, kế hoạch bảo vệ tài nguyên môi trƣờng.
- Thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác bảo vệ môi trƣờng của dự án. Cần chú ý đến khả năng chịu tải của khu du lịch, tránh gây tiếng ồn, ô nhiễm không khí, nguồn nƣớc làm ảnh hƣởng đến đời sống cộng đồng.
- Cần giáo dục cho ngƣời dân địa phƣơng nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trƣờng và trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ môi trƣờng tại đây.
- Có bảng hƣớng dẫn và bảng nội quy về bảo vệ môi trƣờng, giữ gìn vệ sinh chung tại các điểm tham quan trong khu du lịch; thiết kế và bố trí các biển báo, biển chỉ dẫn có minh họa bằng hình ảnh sinh động về việc bảo tồn cảnh quan, môi trƣờng. Có hình thức xử phạt đích đáng cho những hành vi vi phạm về vứt rác bừa bãi, đi vệ sinh không đúng nơi quy định.
- Bố trí thêm các thùng rác công cộng thuận tiện, dễ nhìn, có hình dáng thân thiện với môi trƣờng.
- Xây dựng quỹ bảo vệ môi trƣờng trích từ một phần doanh thu du lịch hàng năm và từ sự ủng hộ của khách tham quan hay các tổ chức, cá nhân khác.
- Tích cực đầu tƣ cho công tác nghiên cứu đƣa ra các giải pháp nhằm giải quyết một số vấn đề cấp bách về môi trƣờng nhƣ việc phân loại rác tại nguồn, xử lý ô nhiễm
các bãi rác ở khu vực nông thôn, việc đốt rơm rạ sau mùa thu hoạch gây ô nhiễm môi trƣờng không khí, ảnh hƣởng đến giao thông và cảnh quan…
3.4.4. Giải pháp về sản phẩm du lịch
Cần nhanh chóng thiết lập mối quan hệ mật thiết về hoạt động du lịch với các địa phƣơng khác trong tỉnh, qua đó sẽ tạo ra đƣợc những sản phẩm du lịch mới có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, tạo ra sự thúc đẩy tƣơng hỗ nhằm phát triển du lịch các trọng điểm du lịch nói riêng và toàn tỉnh Ninh Bình nói chung.
* Các dịch vụ du lịch
- Dịch vụ đặc thù: cúng lễ, cầu may, giải hạn
Ngƣời dân Việt Nam đặc biệt tin vào Phật giáo và phong tục thờ cúng tổ tiên, vì vậy, nhu cầu về sự thiêng liêng trong các hoạt động du lịch tâm linh đƣợc đề cao hàng đầu. Sản phẩm dịch vụ theo đó, càng đảm bảo đƣợc nhu cầu tâm linh này, càng dễ dàng thu hút đƣợc sự yêu thích và tin tƣởng cho du khách. Vì vậy, luận văn đề xuất