Quy trình tích hợp của USAID (2007)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lồng ghép truyền thông về biến đổi khí hậu trong các hoạt động phòng chống thiên tai cho người dân thị trấn diêm điền, huyện thái thuỵ, tỉnh thái bình luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 26 - 28)

1.3. Một số Quy trình tích hợp về biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch,

1.3.1. Quy trình tích hợp của USAID (2007)

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam hiện đang giúp giải quyết những thách thức BĐKH thông qua cách tiếp cận phối hợp giữa giảm nhẹ, thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai hướng tới chuyển đổi sang tăng trưởng có khả năng ứng phó với khí hậu, phát thải thấp hơn và tăng trưởng bền vững. Để đạt được mục tiêu này, USAID cùng nhiều cơ quan liên quan của Việt Nam và các đối tác phát triển đầu tư vào tăng trưởng các-bon thấp và giảm phát thải, xây dựng khả năng chống chịu và bảo vệ các cộng đồng dễ bị tổn thương bởi BĐKH. USAID thực hiện chia sẻ kỹ thuật và kiến thức, đồng thời hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam nhằm đánh giá, lập kế hoạch và hành động hiệu quả hơn với BĐKH. Các biện pháp can thiệp nhấn mạnh vai trò quan trọng của cộng đồng đặc biệt các nhóm dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó việc thực hiện các quy trình tích hợp BĐKH với các chính sách phát triển cũng đã được USAID triển khai và áp dụng. Quy trình tích hợp BĐKH của USAID bao gồm:

Theo đó, nội dung của các quy trình lồng ghép BĐKH vào các hoạt động phát triển được thể hiện trong bảng 1.1.

Bảng1.1. Quy trình lồng ghép biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển của USAID, 2007

Quy trình Nội dung

Bước 1: Sàng lọc tình trạng dễ bị tổn thương

Sàng lọc tính dễ tổn thương là đánh giá sơ bộ về việc biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến tính toàn vẹn, hiệu quả, hoặc tuổi đời của dự án hoặc quy hoạch cho dự án.

Bước 2: Xác định sự thích nghi

Làm việc với các bên liên quan để xác định các thiết kế thay thế hoặc quản lý có thể cho phép họ ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu. Cần được tìm kiếm các biện pháp tăng khả năng phục hồi vẫn có ý nghĩa trong thời kỳ BDDKH như hiện tại.

Bước 3: Tiến hành phân tích

Hậu quả của BDDKH cũng về tính hiệu quả, chi phí và tính khả thi của việc thích ứng có thể giảm nguy cơ ứng phó BĐKH.

Bước 4: Chọn hành động

Gặp gỡ các bên liên quan để xem xét kết quả phân tích. Xác định xem những thay đổi trong thiết kế dự án hiện tại đạt yêu cầu hoặc nếu đề xuất dự án thì nên có tính năng mới thích nghi.

Bước 5: Thực hiện thích ứng

Chuẩn bị kế hoạch thực hiện xác định các bước tiếp theo, nhân viên chịu trách nhiệm tổ chức đảm bảo thời gian và nhu cầu nguồn lực. Yêu cầu kết hợp các thích ứng BĐKH vào dự án.

Bước 6: Đánh giá sự thích ứng

Thực hiện thích ứng và hiệu quả. Vì nhiều sự thích nghi có thể là do không thường xuyên, các sự kiện cực đoan hoặc thay đổi khí hậu lâu dài có thể khó đánh giá đạt hiệu quả trong một thời gian ngắn sau khi thực hiện. Nhưng đánh giá có thể được thực hiện để xem nếu sự thích nghi đó đã được đặt ra và liệu có vấn đề về tính kha thi hoặc chi phí hay không

(USAID, 2007) Bước 1 Sàng lọc tinh dễ bị tổn thương Không cần hành động thêm Không có Bước 2 Xác định sự thích nghi Bước 2-6: Phân tích, thực hiện và đánh giá Bước 3 Tiến hành phân tích Bước 4 Chọn các hành động, Thay đổi có hợp lý không Không cần hành động thêm Bước 5 Thực hiện thích ứng Bước 6 Đánh giá Không có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lồng ghép truyền thông về biến đổi khí hậu trong các hoạt động phòng chống thiên tai cho người dân thị trấn diêm điền, huyện thái thuỵ, tỉnh thái bình luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)