Sự tham gia của người dân trong các hoạt động phòng chống thiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lồng ghép truyền thông về biến đổi khí hậu trong các hoạt động phòng chống thiên tai cho người dân thị trấn diêm điền, huyện thái thuỵ, tỉnh thái bình luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 68 - 76)

Chương II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU

3.5. Nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và thiên tai

3.5.2. Sự tham gia của người dân trong các hoạt động phòng chống thiên

3.5.2.1. Hoạt động dự báo, cảnh báo thiên tai

Tại thị trấn Diêm Điền sự tham gia của người dân trong công tác truyền tin dự báo, cảnh báo thiên tai còn chưa cao chủ yếu là sự tham gia của các cán bộ quản

lý cũng như các tổ trưởng tổ dân phố, trưởng các khu. Các hoạt động truyền tin dự báo, cảnh báo thiên tai được thực hiện dựa trên cảnh báo của cơ quan phòng chống thiên tai, dự báo thời thiết. Theo đó, thực hiện tùy vào trường hợp thực tế cán bộ địa phương thực hiện các biện pháp thông qua các phương tiện truyền thống của Thị trấn như đài truyền thanh, công điện khẩn và họp các phòng, trưởng các khu để thông báo với người dân. hoạt động dự báo cảnh báo thiên tai được thực hiện tại Thị trấn được thể hiện rõ trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Các hoạt động truyền tin dự báo, cảnh báo thiên tai có sự tham gia của người dân tại thị trấn Diêm Điền

STT

Các hoạt động dự báo, cảnh báo và phòng chống

thiên tai thiên tai

Đối tượng tham gia Sự tham gia của người dân

1

Biên tập và phát hành thông tin về tình hình bão, lũ lụt trên loa phát thanh

- UBND Tỉnh, Huyện, Thị trấn

- Phát thanh viên đào phát thanh Thị trấn.

- Truyền đạt những thông tin nhận được cho những người xung quanh.

- Đề phòng, chủ động ứng phó với bão, lũ lụt.

2

Khoanh vùng có khả năng xói lở, ngập lụt bị tác động nhiều bởi thiên tai

- UBND Tỉnh, Huyện, Thị trấn.

- Cán bộ địa phương. - Cộng đồng dân cư trên toàn thị trấn

- Hỗ trợ cán bộ địa phương chằng chéo và cảnh báo khu vực có nguy cơ bị xói lở và ngập lụt khi thiên tai diễn ra - Cảnh báo mọi người xung quanh không tới nơi, vùng đã được khoanh là khu vực nguy hiểm.

3

Sơ tán người và của cải tới nơi an toàn khi có thiên tai diễn ra. - UBND Tỉnh, Huyện, Thị trấn. - Cán bộ địa phương. - Tổ trưởng các tổ dân phố, các khu. - Cộng đồng dân cư trên toàn thị trấn

- Hầu hết người dân trên địa bàn Thị trấn chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của cán bộ và Ban chỉ huy phòng chống lụt bão về đảm bảo an toàn tính mạng và của cải. Di chuyển tới nơi an toàn theo chỉ dẫn của bộ phận cứu hộ cứu nạn.

- Giúp đỡ các cán bộ và người dân thực hiện sơ tán. Vận động những người xung quanh thực hiện sơ tán.

(Khảo sát thực tế, 2017)

Theo Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão thị trấn Diêm Điền những hoạt động trên được thực hiện thường niên hàng năm khi có các thông tin về bão đổ bộ hoặc ảnh hưởng của bão hay áp thấp nhiệt đới để thông báo tình hình và đưa ra những hành động cụ thể để chủ động ứng phó với những diễn biến phức tạp khi thiên tai xảy ra. Ngoài những cán bộ chủ chốt thì Thị trấn cũng có sự tham gia, ủng hộ của người dân trong công tác truyền đạt thông tin dự báo và cảnh báo thiên tai. Sự tham gia của người dân cũng đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực, hạn chế được nhiều

những khó khăn cũng như cách triển khai, phổ biến tới người dân vì sự lan truyền thông tin của cộng đồng là phương thức truyền đạt nhanh và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, có thêm người dân tham gia cũng là một trong những nguồn lực quan trọng góp thêm một phần công sức để việc chuẩn bị, đề phòng mọi diễn biến bất lợi của thiên tai được thực tế hơn và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, sự tham gia của người dân trong những hoạt động này thường không nhiều và không rõ ràng. Người dân còn bị động trong những công tác phòng tránh thiên tai, phụ thuộc nhiều vào cán bộ chủ chốt và ban phòng chống lụt bão. Ngoài ra, những hoạt động truyền tin dự báo và cảnh báo thiên tai này còn chưa đẩy mạnh xã hội hóa, chưa thấy được vai trò và chưa thu hút được sự tham gia đông đảo của người dân.

3.5.2.2. Hoạt động ứng phó thiên tai

Các hoạt động ứng phó là một trong những cách để phòng chống hoặc giảm nhẹ các tác động của thiêu tai. Theo cán bộ địa phương mỗi năm trên địa bàn thị trấn Diêm Điền có nhiều hoạt động có sự tham gia của người dân. Điều này đã tạo nên sự hiệu quả nâng cao ý thức của người dân và làm giảm những thiệt hại do có sự chủ động trong công tác phòng chống thiên tai. Những hoạt động ứng phó thiên tai có sự tham gia của người dân tại Thị trấn Diêm Điền được thể hiện dưới bảng 3.6.

Bảng 3.6. Các hoạt động ứng phó thiên tai có sự tham gia của người dân tại thị trấn Diêm Điền

STT Các hoạt động

ứng phó thiên tai

Đối tượng tham gia

Sự tham gia của người dân

1

Thông tin về sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và cơ quan chủ trì.

- UBND Tỉnh, Huyện, Thị trấn. - Cán bộ địa phương. - Tổ trưởng các tổ dân phố, các khu. - Cộng đồng dân cư trên toàn thị trấn

- Lắng nghe lời cảnh báo bão trên đài phát thanh, TV.

- Thảo luận và có sự đồng thuận với các thành viên gia đình và những người xung quanh về những gì phải làm khi thiên tai xảy ra.

- Báo cáo với cán bộ địa phương khi có sự cố và thiệt hại khi thiên tai xảy ra.

STT Các hoạt động ứng phó thiên tai

Đối tượng tham gia

Sự tham gia của người dân

cho hoạt động ứng phó thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn. Huyện, Thị trấn. - Cán bộ địa phương. - Tổ trưởng các tổ dân phố, các khu. - Cộng đồng dân cư trên toàn thị trấn hiện chằng chống nhà để tránh tốc mái do gió to, hạn chế ảnh hưởng bởi dông bão. - Thực hiện chuẩn bị các thiết bị đèn pin, nến, đèn dầu, lương thực thực phẩm tích trữ để ứng phó với thiên tai.

3

Bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; các công trình, phương tiện hoạt động trên phạm vi khu vực được ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và bảo vệ môi trường; hạn chế mức thấp nhất sự cố, tai nạn do chính hoạt động ứng phó, tìm kiếm cứu nạn gây ra

- UBND Tỉnh, Huyện, Thị trấn. - Cán bộ địa phương. - Tổ trưởng các tổ dân phố, các khu. - Cộng đồng dân cư trên toàn thị trấn

- Di chuyển người thân và di dời tài sản tới vị trí an toàn.

- Thực hiện thu hoạch nhanh chóng nông sản (đã đến kỳ thu hoạch) nhằm giảm lượng thiệt hại.

(Khảo sát thực tế, 2017)

Công tác ứng phó thiên tai được cho là một trong những hoạt động được ưu tiên hàng đầu nhằm chuẩn bị các nguồn lực và phương tiện cần thiết đề phòng sự ảnh hưởng của thiên tai đối với thị trấn Diêm Điền. Hàng năm Thị trấn thành lập một bộ phận ban phòng chống lụt bão với sự chỉ đạo chính của UBND Thị trấn kiểm tra, theo dõi, đánh giá tình hình đê, kè, cống trước, trong và sau lũ bão, lập các phương án ứng cứu kỹ thuật giờ đầu và dự kiến xử lý khi có sự cố xảy ra. Hiện nay, các ban, ngành của Huyện đang tổ chức tập huấn cho các lực lượng phục vụ công tác phòng chống lụt bão gồm: Các thành viên ban chấp hành phòng chống lụt bão huyện; cán bộ nòng cốt các cụm Thị trấn, phường; cán bộ kỹ thuật thủy lợi,lực lượng xung kích, canh coi đê, cừ sách, bơi lặn, an ninh, thông tin liên lạc... Năm 2017, Thị trấn cũng lên kế hoạch chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn gồm: lực lượng canh đê 20 người; đội cừ sách cứu hộ, cứu nạn, di dân 30 người; đội xung kích 100 người; tổ giao thông liên lạc 10 người; 6.500 bao tải các loại, 90 đèn pin…; bên cạnh đó Thị trấn cũng huy động mỗi hộ gia đình chuẩn bị 1 đèn chiếu sáng, 1 bó rào hoặc cành

cây, 2 bao tải hoặc bao dứa để khi cần huy động là có ngay, ngoài ra còn nhiều phương tiện và vật dụng cứu hộ khác.

Ngoài ra, tại thị trấn Diêm Điền còn có Đội tự quản tàu thuyền hiện có 84 thành viên tham gia với tổng số 87 phương tiện khai thác thủy hải sản. Từ khi đi vào hoạt động, các thành viên trong Đội đã đoàn kết gắn bó, thường xuyên trao đổi thông tin, đặc biệt là sẵn sàng giúp đỡ nhau lúc gặp thiên tai, bão lũ… Từ năm 2015 tới nay, Đội đã phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Diêm Điền cử tàu thuyền ra lai dắt 7 trường hợp tàu bị đắm, mắc cạn ngoài cửa biển do bị hỏng máy móc, thiên tai gây ra; vận động ngư dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn. Để bảo đảm an toàn về người và phương tiện, trước mỗi chuyến ra khơi các tàu thuyền đều phải kiểm tra đầy đủ các thiết bị bảo hộ, hệ thống thông tin liên lạc trên tàu bảo đảm trong trạng thái hoạt động tốt. Trong quá trình hoạt động trên biển thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết, chủ động liên hệ với các cơ quan chức năng thông báo về vị trí tàu và chấp hành sự điều động, chỉ dẫn của các cơ quan chức năng khi gặp bão.

Ứng phó với thiên tai được Thị trấn đặc biệt chú ý tới các vùng, hộ dân ở ven biển. Việc thực hiện kiểm tra, bổ sung phương án di dân ở khu 8, 9 có nhiều hộ sống ngoài ngoài đê, gần biển, ngoài bãi thường bị nước dâng ngập lụt nhất là đối với ngư dân vùng nuôi trồng thuỷ sản, hải sản ngoài đê. Phối hợp với Hải đội 2 tập huấn lực lượng ứng cứu tàu thuyền và ngư dân ven biển để sẵn sàng ứng cứu khi tình huống xấu xảy ra. Hàng năm, Thị trấn thực hiện tổ chức tuyên truyền đến từng người làm nghề sông nước, ngư dân đánh bắt thủy hải sản biết cách phòng hộ, trú ẩn khi có bão, mua sắm đủ phao cứu sinh, cứu hộ mới được ra khơi, chủ động tìm nơi trú ẩn khi gặp bão lốc, biết cách neo đậu tàu thuyền để tránh bị va đập, phát tín hiệu cấp cứu khi gặp nạn. Kiểm tra chặt chẽ các tàu thuyền ra khơi nhất thiết phải có đủ phao cứu sinh, cứu hộ, không để tàu thuyền ra khơi khi không đủ các phương tiện trên nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh BĐKH, các biện pháp truyền thống phòng chống thiên tai nhiều khi không đủ để phòng ngừa và ứng phó với cường độ và tính bất thường của thiên tai ngày càng căng thẳng. Những thiệt hại lớn về người và tài sản do thiên tai trong những

năm gần dây ở nhiều địa phương chủ yếu do tính bất thường của thiên tai và sự chủ quan của một bộ phận người dân.

3.5.2.3. Hoạt động khắc phục hậu thiên tai

Sau mỗi đợt thiên tai xảy ra để lại nhiều thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, người và của. Việc ổn định cuộc sống, cải thiện môi trường và thu dọn những tàn dư sau thiên tai là điều cần thiết. Theo người dân thị trấn Diêm Điền, khi bão về gây thiệt hại chủ yếu là các phương tiện công cộng, một số nhà gần biển thì bị tốc mái, những vùng trũng không thoát được nước thì bị ngập lụt, hoa màu bị đổ, ngập nước; đặc biệt là các tàu cá ngư dân không kịp vào bờ, … Sau những thiệt hại đó, toàn thể cán bộ địa phương cũng như ban phòng chống lụt bão thực hiện chỉ đạo phối hợp với người dân địa phương và lực lượng quân đội tham gia khắc phục nhanh chóng giải quyết những khó khăn trước mắt.

Theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, thị trấn Diêm Điền là vùng chịu ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai. Tuy nhiên, tại Thị trấn cũng có một nguồn lực phòng chống lụt bão khá đông. Người dân có trình độ nhận thức khá cao nên khi cán bộ địa phương huy động đóng góp sức lực cũng như vật chất thì người dân sẵn sàng tham gia hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ giải quyết khó khăn, nói chung và khắc phục hậu quả thiên tai nói riêng. Các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai tại thị trấn Diêm Điền được thể hiện trong bảng 3.7.

Bảng 3.7. Các hoạt động khắc phục hậu quả sau thiên tai có sự tham gia của người dân tại thị trấn Diêm Điền

STT

Các hoạt động khắc phục hậu quả sau

thiên tai

Đối tượng tham gia Sự tham gia của người dân

1

Tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu khác và hỗ trợ tâm lý để ổn định đời sống của người dân.

- UBND Tỉnh, Huyện, Thị trấn.

- Cán bộ địa phương. - Tổ trưởng các tổ dân phố, các khu.

- Cộng đồng dân cư trên toàn thị trấn.

- Hỗ trợ cán bộ phòng chống lụt bão đóng góp tiền và vật chất; cứu giúp những vùng chịu thiệt hại nhiều bởi thiên tai.

- Tham gia tìm kiếm người mất tích, khắc phục những hậu quả do thiên tai gây ra như: dọn dẹp thân, cành cây gãy; sửa chữa nhà cửa, công trình công cộng bị thiệt hại.

STT

Các hoạt động khắc phục hậu quả sau

thiên tai

Đối tượng tham gia Sự tham gia của người dân

khăn và thiệt hại do thiên tai gây ra.

2

Thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra

- UBND Tỉnh, Huyện, Thị trấn.

- Cán bộ địa phương. - Tổ trưởng các tổ dân phố, các khu.

- Cộng đồng dân cư trên toàn thị trấn

- Báo cáo với ủy ban xã và Ban phòng chống lụt bão thị trấn về thiệt hại của gia đình mình do thiên tai như: hoa màu, của cải vật chất, nhà ở, thiết bị gia đình, …

3

Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, trang thiết bị thiết yếu khác để phục hồi sản xuất UBND Tỉnh, Huyện, Thị trấn. - Cán bộ địa phương. - Tổ trưởng các tổ dân phố, các khu.

- Cộng đồng dân cư trên toàn thị trấn

- Thực hiện khắc phục thiên tai ảnh hưởng tới mùa màng và khẩn trương thực hiện trồng mới những cây trồng đảm bảo mùa vụ và sản xuất kịp thời của người dân.

- Thực hiện triển khai mùa vụ, chuyển đổi giống cây trồng theo dự định của địa phương.

4

Thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của thiên tai. - UBND Tỉnh, Huyện, Thị trấn. - Cán bộ địa phương. - Tổ trưởng các tổ dân phố, các khu.

- Cộng đồng dân cư trên toàn thị trấn

- Phối hợp cùng với cán bộ địa phương thực hiện rải cloflamin B để khử trùng nước, và đất, chuồng trại chăn nuôi.

- Dọn dẹp các tàn dư thiệt hại do thiên tai gây ra.

5

Sửa chữa, khôi phục, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, thông tin, thủy lợi, điện lực, trường học, cơ sở y tế và công trình hạ tầng công cộng. - UBND Tỉnh, Huyện, Thị trấn. - Cán bộ địa phương. - Tổ trưởng các tổ dân phố, các khu.

- Cộng đồng dân cư trên toàn thị trấn

- Tham gia hỗ trợ cùng bộ phận chủ chốt cải thiện cuộc sống sau thiên tai. - Tu bổ các công trình xây dựng bị tàn phá như đường phố, nhà cửa, …

STT

Các hoạt động khắc phục hậu quả sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lồng ghép truyền thông về biến đổi khí hậu trong các hoạt động phòng chống thiên tai cho người dân thị trấn diêm điền, huyện thái thuỵ, tỉnh thái bình luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)