Chương II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU
3.4. Cơ sở thực hiện lồng ghép truyền thông biến đổi khí hậu trong các hoạt
3.4.2. Cơ sở thực tiễn
Việc thực hiện lồng ghép truyền thông BĐKH vào các hoạt động phòng chống thiên tai là điều cần thiết trong việc nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, sống có trách nhiệm hơn; giảm rủi ro, thiệt hại mà nó gây ra cho cuộc sống của người dân. Tại thị trấn Diêm Điền các hoạt động phòng chống thiên tai đã và đang được thực hiện và đã đạt được nhiều hiệu quả. Tuy nhiên, những hoạt động truyền thông về BĐKH hầu như chưa được triển khai thực hiện do đó nhận thức của người dân địa phương về kiến thức cơ bản và cách thức ứng phó còn nhiều hạn chế, bị động do chưa nhận thức được ảnh hưởng của BĐKH đến thiên tai ngày càng phức tạp, cần có sự đổi mới cả trong nhận thức và hành động trong các hoạt đọng này. Do đó việc thực hiện lồng ghép truyền thông BĐKH vào các hoạt động phòng chống thiên tai là điều cần thiết.
Bên cạnh đó, để truyền thông đạt hiệu quả thu hút người dân tham gia thì các nội dung truyền thông cũng như các hoạt động cần có tính thực tế, cụ thể và gần gũi với đời sống của họ.
Những nội dung và thông tin cần thực hiện nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích kỹ lưỡng khi lồng ghép bao gồm:
- Các thông tin, cơ sở dữ liệu về kinh tế - xã hội (bao gồm các lĩnh vực, thành phần kinh tế, điều kiện cơ sở vật chất, văn hóa xã hội,…)
- Số liệu về dân số, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thị trấn.
- Các số liệu, cơ sở dữ liệu về BĐKH tại tỉnh Thái Bình, huyện Thái Thụy và thị trấn Diêm Điền.
+ Cơ sở dữ liệu về biểu hiện của BĐKH + Cơ sở dữ liệu về nguyên nhân của BĐKH
+ Cơ sở dữ liệu về các tác động của BĐKH đến kinh tế - xã hội và thiên tai + Cơ sở dữ liệu về các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ BĐKH
- Các số liệu về các loại hình thiên tai trên Thị trấn, tần suất, thời điểm diễn ra thiên tai.
- Cơ sở dữ liệu về tình hình thiên tai, rủi ro và thiệt hại do thiên tai liên quan tới BĐKH.
- Các loại bản đồ kinh tế - xã hội.
- Cơ sở dữ liệu về tình dễ bị tổn thương của cộng đồng.
- Các cơ sở dữ liệu được điều tra từ cộng đồng về tình cấp thiết để thực hiện lồng ghép các hoạt động.
- Các cơ sở dữ liệu về cách tiếp cận các nguồn lực và sự tham gia vào các hoạt động của người dân vào các hoạt động BĐKH và phòng chống thiên tai.
Việc nghiên cứu, thu thập các thông tin, tài liệu trên sẽ góp phần tạo nên những nguồn dữ liệu để lồng ghép vào các hoạt động phòng chống thiên tai. Đánh giá, phân tích tính cấp thiết của các vấn đề rồi lựa chọn lồng ghép truyền thông để tạo hiệu quả cao hơn, nâng cao vai trò của cộng đồng trong công tác BĐKH và phòng chống thiên tai.