Phân loại đất của huyện Thái Thuỵ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lồng ghép truyền thông về biến đổi khí hậu trong các hoạt động phòng chống thiên tai cho người dân thị trấn diêm điền, huyện thái thuỵ, tỉnh thái bình luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 36 - 39)

Bảng 1.3. Phân loại đất của huyện Thái Thuỵ

Các loại đất Diện tích

(ha)

Chiếm tỷ lệ so với diện tích đất tự nhiên (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 220,06

I. Đất nông nghiệp – thủy sản 44,11 20,04

1. Đất nông nghiệp 29,87

- Đất trồng cây hàng năm 23,63 - Đất trồng cây lâu năm 6,24 2. Đất nuôi trồng thủy sản 14,24

II. Đất phi nông nghiệp 172,89 78,56

1. Đất ở dân cư 51,14

2. Đất chuyên dùng 113,89 (i) Đất trụ sở cơ quan

Các loại đất Diện tích (ha)

Chiếm tỷ lệ so với diện tích đất tự nhiên (%)

(ii) Đất xây dựng công trình sự nghiệp 15,89 (iii) Đất quốc phòng 1,76

(iv) Đất an ninh 0,39

(v) Đất SXKD phi nông nghiệp 19,92 (vi) Đất có mục đích công cộng 73,64 - Đất cơ sở tôn giáo 0,57 - Đất cơ sở tín ngưỡng 0,19 - Đất nghĩ trang, nghĩa địa, nhà tang lễ 4,54 - Đất sông và mặt nước chuyên dùng 1,98 - Đất phi nông nghiệp khác 0,58

III. Đất chưa sử dụng 3,06 1,39

(UBND tỉnh Thái Bình, Sở TNMT, 2016)

Nhìn chung, đất tại thị trấn Diêm Điền được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau tuy nhiên mục đích chủ yếu là các hoạt động phi nông nghiệp, xây dựng, …Thị trấn Diêm Điền chủ yếu phát triển là các hoạt động trồng các loại cây lúa nước và nuôi trồng thủy sản thích hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu của vùng.

Theo Tống Thanh Sơn, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Diêm Điền, hiện nay rừng ngập mặn Thái Bình có khoảng 137 loài động vật đang sinh sống; 156 loài khu hệ cá cùng với các thảm thực vật phong phú hình thành vùng rừng sinh thái bảo tồn thiên nhiên. Tháng 02/2017, các đơn vị Bộ đội biên phòng phối hợp với các cán bộ, người dân xã Thụy Xuân và thị trấn Diêm Điền trồng mới hơn 5.000 cây bần chua và cây trang; phối hợp tổ chức trồng hàng nghìn cây chắn sóng ven biển của huyện Tiền Hải. Các đơn vị bội đội biên phòng cũng tổ chức xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ bảo vệ rừng và người dân tăng cường tuần tra, kiểm soát định kỳ, đột xuất, ngăn chặn không để các đối tượng lợi dụng ra vào chặt phá rừng và các trường hợp cải tạo đầm vùng vi phạm về quản lý rừng.

1.4.1.4. Tài nguyên nước

- Nguồn nước ngọt: Bao gồm nước mưa và nước trong hệ thống sông ngòi, ao, hồ, đầm của Thị trấn. Nguồn nước ngầm qua các tài liệu dự báo tại khu vực Thị trấn không có nguồn nước ngọt có thể khai thác.

Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.805 mm và tập trung vào thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 74,8% lượng mưa cả năm.

Có các sông chính:

(1) Sông Diêm Hộ là sông lớn, chảy trước thị trấn Diêm Điền ra biển. Sông Diêm Hộ đổ ra biển qua cửa Diêm Điền, là phân lưu của sông Luộc đoạn chảy qua địa bàn các huyện phía bắc của Tỉnh với nhiệm vụ chính là trữ và tiêu nước của toàn vùng. Phần hạ lưu sông Diêm Hộ có chiều dài 22,5 km chiếm 48,9% chiều dài sông chảy qua trung tâm huyện Thái Thụy.

(2) Sông Phong Lẫm dài 18 km nối liền sông Diêm Hộ và Sông Hóa. Sông Phong Lẫm nhận nước của sông Diêm Hộ tại Quan Đông chảy qua trung tâm Thị trấn ra sông Diêm Hộ.

(3) Sông Sinh là một phân lưu của sông Hóa chảy quanh có uốn khúc trong các xã của huyện.

Lượng nước ngọt tại thị trấn Diêm Điền rất đa dạng và phong phú bởi có nhiều sông đảm bảo cho hoạt động sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, tại Thị trấn cũng giáp biển do đó cũng là điều kiện đảm bảo cho nuôi trồng các loài hải sản, trồng muối đáp ứng nhu cầu của người dân, bên cạnh đó cũng tạo ra công ăn việc làm và điều kiện phát triển cuộc sống của người dân ven biển. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay do mực nước biển đang có xu hướng tăng lên nên sự xâm lấn của nước mặn vào đất liền và nguồn nước ngọt gây ảnh hưởng nhiều tới sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân thị trấn Diêm Điền. (UBND tỉnh Thái Bình, 2015).

1.4.2. Tình hình thiên tai ở Diêm Điền

Thị trấn Diêm Điền là một địa phương ven biển, mật độ dân số đông, số lượng người lao động trên các phương tiện vận tải biển, tàu thuyền khai thác cá, nuôi trồng và chế biến hải sản dễ bị tác động của thiên tai. Hiện tại có 5 khu dân cư với dân số khoảng 7 nghìn người đang sinh sống tại khu vực ngoài đê biển, luôn luôn chịu tác động của nước biển dâng khi có bão và triều cường. Từ năm 2012 đến năm 2016, thị trấn Diêm Điền chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của nhiều đợt thiên tai gây ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân. Các dạng thiên tai chủ yếu diễn ra trong giai đoạn từ năm 2012 – 2016 chủ yếu

là bão và lũ lụt trong đó những năm có tác động nhiều bởi thiên tai là năm 2012, 2014, 2015 và 2016. Năm 2013, tại Thị trấn chỉ chịu ảnh hưởng là mưa lớn theo mùa nên không có thiệt hại nhiều về tài sản và cuộc sống người dân. Diễn biến bão và lũ lụt diễn ra tại thị trấn Diêm Điền trong giai đoạn 2012 – 2016 được thể hiện như sau:

1.4.2.1. Bão

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lồng ghép truyền thông về biến đổi khí hậu trong các hoạt động phòng chống thiên tai cho người dân thị trấn diêm điền, huyện thái thuỵ, tỉnh thái bình luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)