Quy trình lồng ghép biến đổi khí hậu vào Chương trình, Quy hoạch, Kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lồng ghép truyền thông về biến đổi khí hậu trong các hoạt động phòng chống thiên tai cho người dân thị trấn diêm điền, huyện thái thuỵ, tỉnh thái bình luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 31 - 33)

1.3. Một số Quy trình tích hợp về biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch,

1.3.4. Quy trình lồng ghép biến đổi khí hậu vào Chương trình, Quy hoạch, Kế

hoạch (CQK) ngành tài nguyên môi trường (TNMT)

Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả Nguyễn Trung Thắng, Nguyễn Lanh, Nguyễn Thị Thu Hà, Lưu Lê Hường - Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường – đã đề xuất quy trình lồng ghép BĐKH vào các CQK ngành TNMT gồm 5 bước với 13 hoạt động, được triển khai thực hiện song hành, lồng ghép với các bước lập CQK (Hình 1.5) và được giới thiệu khái quát như dưới đây.

Bước 1: Chuẩn bị cho việc lồng ghép.

Chuẩn bị cho việc lồng ghép gồm 3 hoạt động: (1) Thành lập Nhóm thực hiện lồng ghép; (2) Bố trí các nguồn lực cần thiết cho quá trình thực hiện và (3) Phân tích, đánh giá CQK dưới góc nhìn ứng phó với BĐKH. Cần thiết phải thu thập đầy đủ thông tin, số liệu về BĐKH (các kịch bản BĐKH; số liệu về khí tượng thủy văn, thiên tai và thiệt hại; các chính sách, chiến lược ứng phó...) cũng như các thông tin về CQK (tình hình phát triển kinh tế-xã hội; CQK ngành, lĩnh vực khác có liên quan; đánh giá tình hình thực hiện CQK giai đoạn trước; dự thảo các nội dung chính của CQK...).

Bước 2: Xác định mối liên hệ giữa BĐKH và CQK

Bước này bao gồm các hoạt động: (3) Xác định các tác động của BĐKH lên đối tượng TNMT và (4) Xác định các tác động của việc thực hiện CQK lên khả năng ứng phó với BĐKH. Để xác định các tác động của BĐKH lên đối tượng TNMT, cần thực hiện các nhiệm vụ: (i) xác định kịch bản BĐKH và nước biển dâng; (ii) dự báo diễn biến của đối tượng TNMT trong CQK; (iii) xác định các vấn đề ưu tiên và phạm vi đánh giá; (iv) lựa chọn và phát triển các công cụ đánh giá; (v) đánh giá tác động của BĐKH lên đối tượng TNMT (bao gồm các tác động hiện tại và tương lai); (vi) đánh giá các rủi ro/thiệt hại do tác động của BĐKH; (vii) đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH; (viii) đánh giá chung về tính dễ bị tổn thương (vulnerability) của đối tượng TNMT trước các tác động của BĐKH.

Xác định các tác động của việc thực hiện CQK lên khả năng ứng phó với BĐKH bao gồm các nội dung: (i) xác định các kịch bản của BĐKH; (ii) các tác động đối với các hành động thích ứng và; (iii) các tác động làm giảm phát thải hoặc tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính.

Bước 3: Lựa chọn các biện pháp ứng phó

Trong bước này cần thực hiện các hoạt động: (6) Lựa chọn các biện pháp thích ứng và; (7) Lựa chọn các biện pháp giảm nhẹ. Việc lựa chọn các biện pháp thích ứng được triển khai thông qua các nội dung: (i) xác định nhu cầu thích ứng;

(ii) xây dựng các tiêu chí để lựa chọn các giải pháp thích ứng; (iii) đề xuất các giải pháp thích ứng và; (iv) đánh giá và xếp hạng ưu tiên các giải pháp thích ứng.

Việc xác định các biện pháp giảm nhẹ cần được dựa trên các tài liệu, các kết quả nghiên cứu đã công bố như Thông báo quốc gia đệ trình cho UNFCCC, báo cáo cập nhật 2 năm một lần (BUR)... và cần được cân nhắc dựa trên các tiêu chí về tiềm năng giảm phát thải, chi phí và tính khả thi.

Hình 1.5. Sơ đồ và quy trình lồng ghép BĐKH vào quá trình lập CQK

(Nguyễn Trung Thắng và cộng sự, 2015)

Bước 4: Lồng ghép các biện pháp ứng phó với BĐKH đã được lựa chọn Các hoạt động trong bước này gồm: (8) Lồng ghép BĐKH vào các quan điểm, mục tiêu; (9) Lồng ghép BĐKH vào các nội dung, nhiệm vụ; (10) Lồng ghép BĐKH vào các giải pháp và tổ chức thực hiện của CQK và; (11) Tham vấn các bên liên quan. Yêu cầu của bước này là xem xét và lồng ghép các giải pháp ứng phó (thích ứng và giảm nhẹ) vào trong tất cả các phần của CQK (từ quan điểm, mục tiêu, nội dung dự thảo của CQK đến việc tổ chức thực hiện). Quá trình lồng ghép này được thực hiện với sự tham gia, tham vấn rộng rãi các bên liên quan.

Các hoạt động của bước này gồm: (12) Giám sát, đánh giá việc thực hiện các giải pháp ứng phó với BĐKH đã được lồng ghép vào CQK và; (13) Đề xuất, kiến nghị chỉnh sửa CQK. Cần giám sát, đánh giá tình hình triển khai các giải pháp ứng phó với BĐKH trong CQK, xác định các kết quả đạt được, các hạn chế, yếu kém và các nguyên nhân, từ đó rút ra những kiến nghị để điều chỉnh các CQK hoặc phục vụ cho việc lồng ghép BĐKH vào CQK trong giai đoạn tiếp theo. (Nguyễn Trung Thắng và cộng sự, 2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lồng ghép truyền thông về biến đổi khí hậu trong các hoạt động phòng chống thiên tai cho người dân thị trấn diêm điền, huyện thái thuỵ, tỉnh thái bình luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)