Năm Diễn biến bão Thiệt hại
2012 Cả tỉnh Thái Bình nói chung và thị trấn Diêm Điền chịu ảnh hưởng trực tiếp của 5 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới. Cơn bão số 8 (Sơn Tinh) là cơn bão không theo quy luật chung đổ bộ vào ngày 28/10 càng gần đất liền càng đi chậm và mạnh thêm. Gió mạnh rất dài khoảng 7,5 giờ với sức gió giật cấp 11, 12, 14 kèm theo mưa rất to.
(Tiểu ban cứu hộ cứu nạn Tỉnh Thái Bình,2013)
- Bão số 8 làm nước biển dâng ngập 0,8 - 1m toàn bộ 5 khu dân cư ngoài đê biển, gây thiệt hại lớn về kinh tế.
- Toàn bộ diện tích lúa mùa đã chín trên 85% chưa thu hoạch bị rụng nhiều hạt và bị ngập trong nước; nếu không thu hoạch kịp thời sẽ nảy mầm trên bông. Đối với diện tích cây vụ đông bị thiệt hại 70%. Cụ thể, gần hầu hết diện tích ngô, đậu tương bị đổ nghiêng đến đổ rạp bật gốc, các loại rau bị dập nát… - Hai tàu biển mỗi tàu có trọng tải khoảng 5.000 tấn đang neo đậu bị gió giật mạnh, cuốn trôi đâm chính giữa cầu Diêm Điền cũ đã làm gẫy sập hoàn toàn 3 nhịp cầu giữa. (UBND tỉnh Thái Bình, BPCLB, 2012)
2014 Chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 3, gió giật cấp 6 và cấp 7.
(Ban chấp hành PCTT&TKCN tỉnh Thái Bình, 2015)
Theo thống kê trên địa bàn toàn Thị trấn có 4.281 ha (chiếm 30,7%) lúa mùa bị đổ; khoảng 290 ha diện tích cây mầu hè thu bị ảnh hưởng đến năng suất và 200 ha cây vụ đông mới trồng bị hư hỏng; ... Do công tác dự báo, chỉ đạo điều hành, chuẩn bị các điều kiện về nhân lực và vật lực nên đã giảm thiểu được thiệt hại cho nhân dân.
(Báo cáo tổng kết phòng chống lụt bão năm 2014 Huyện Thái Thụy)
2015 Chịu ảnh hưởng trực tiếp của 1 cơn bão số 1, có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8, cấp 9 kèm
Theo Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Thái Bình thiệt hại do ảnh hưởng của bão gây
Năm Diễn biến bão Thiệt hại
mưa to đến rất to, lượng mưa dao động từ 82 đến 231 mm.
(Ban chấp hành PCTT&TKCN tỉnh Thái Bình, 2016)
ra các vùng ao đầm nuôi trồng thủy, hải sản ven biển và một số diện tích lúa xuân chưa thu hoạch tại huyện Tiền Hải bị thiệt hại đáng kể.
Bên cạnh đó, hầu hết các tuyến đường ngập sâu trong nước. Nhiều nhà dân trên phố phải che chắn bằng bao tải cát hoặc dùng gạch, ván gỗ ngăn nước tràn vào nhà.
2016 Chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3 cơn bão (bão số 1, số 3 và số 7)
+ Bão số 1 xảy ra ngày 27, 28/7 có gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 đến cấp 15 và có mưa to đến rất to, lượng mưa dao động từ 110 đến 265mm.
+ Bão số 3 và số 7 có gió mạnh cấp 6, cấp 7, cấp 8 và có mưa to đến rất to, lượng mưa đo được dao động từ 70 đến 200mm. (Ban chấp hành PCTT&TKCN tỉnh Thái Bình, 2017)
- Bão số 1: Toàn Thị trấn có nhiều mái nhà của dân và trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước bị tốc mái tôn; khoảng 4.500ha lúa mùa bị ngập, trong đó có 2.000ha lúa bị ngập trắng; 1.200ha cây màu bị thiệt hại; một tàu cá bị hỏng máy và hỏng lái mắc cạn từ ngày 27/7 ven biển Thị trấn Diêm Điền; về hạ tầng điện có 50 cột điện trung thế và cao thế bị đổ, dây dẫn điện cao thế đường 10 kv bị đứt.
(Ban chấp hành PCTT&TKCN huyện Thái Thụy,2017)
1.4.2.3. Lũ lụt
Cùng với bão thì lũ lụt cũng là một trong những thiên tai gây ảnh hưởng nhiều tới thị trấn Diêm Điền. Tình hình lũ của Thị trấn thường không lớn và xuất hiện không thường xuyên chỉ diễn ra ở một số nơi rồi rút nhanh do đó thiệt hại mà lũ lụt gây ra thường không nhiều. Tình hình lũ lụt diễn ra tại thị trấn Diêm Điền qua các năm như sau:
- Năm 2014: Mực nước của các sông trên địa bàn xuống thấp, tháng 5 không xuất hiện lũ tiểu mãn. Mực nước trung bình các tháng mùa lũ đều thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm và cùng kỳ năm trước. (Ban chấp hành PCTT&TKCN tỉnh Thái Bình,2015).
- Năm 2015: Lũ đến muộn và kết thúc sớm, tháng 5 không xuất hiện lũ tiểu mãn. Mực nước trung bình các tháng lũ đều thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm và cùng kỳ năm trước. (Ban chấp hành PCTT&TKCN tỉnh Thái Bình,2016)
- Năm 2016: là một năm ít lũ tại tỉnh Thái Bình nói chung và thị trấn Diêm Điền nói riêng, lũ đến muộn và kết thức sớm, lũ tiểu mãn nhỏ xảy ra vào tuần 3 của tháng 5 muộn hơn so với trung bình nhiều năm. Mực nước trung bình các tháng mùa lũ năm 2016 đều thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm, các tháng đầu mùa cao hơn cùng kỳ năm trước, hai tháng cuối mùa thấp hơn cùng kỳ năm trước. (Ban chấp hành PCTT&TKCN tỉnh Thái Bình,2017)
1.4.3. Hoạt động phòng chống thiên tai ở Diêm Điền
Với vị trí địa lý nằm gần biển và địa hình dốc thoải nên thị trấn Diêm Điền là một trong những vùng chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai. Với hai loại thiên tai diễn ra chủ yếu tại Thị trấn là bão và lũ lụt nên huyện Thái Thụy nói chung và thị trấn Diêm Điền nói riêng đã và đang có nhiều hoạt động để phòng chống những tác động mà thiên tai gây ra. Điều này đang được thực hiện định kỳ hàng năm và đã làm giảm được nhiều những rủi ro và ảnh hưởng mà bão lũ gây ra. Những hoạt động phòng chống thiên tai bao gồm:
1.4.3.1. Phòng ngừa thiên tai
Việc thực hiện những hoạt động phòng ngừa những ảnh hưởng của thiên tai là điều cần thiết để giảm thiểu những rủi ro mà thiên tai gây ra tới của cải vật chất, tính mạng và các công trình công cộng của Nhà nước và nhân dân địa phương. Do đó, việc triển khai các hoạt động phòng ngừa của Thị trấn bao gồm:
a. Công tác củng cố, tu bổ và quản lý đê điều
Năm 2016, tỉnh Thái Bình nói chung và thị trấn Diêm Điền nói riêng đã hoàn thành công tác đắp đê, làm kè, xây cống đảm bảo khối lượng, chất lượng, tiến độ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các dự án duy tu, bảo đưỡng đê điều.
- Thường xuyên kiểm tra đê, kè, phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý kịp thời những diễn biến hư hỏng của công trình.
- Định kỳ kiểm kê đánh giá số lượng, chất lượng bảo vệ tốt các loại vật tư dự trữ phòng, chống thiên tai của Nhà nước.
b. Triển khai đối phó với lũ, bão, thiên tai
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình đê điều, xây dựng phương án bảo vệ trọng điểm đê kè, cống xung yếu.
- Xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong từng năm với những kế hoạch cụ thể sau:
+ Thành lập Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn với sự tham gia của các cán bộ UBND Thị trấn do đồng chí Chủ tịch UBND Thị trấn là Trưởng ban. Trong đó có sự phân công các cán bộ phụ trách tại các khu dân cư và các tiểu ban tiền phương và tìm kiếm cứu nạn. Bên cạnh đó là sự tham gia của các lực lượng và phương tiện tìm kiếm cứu nạn.
+ Đảm bảo công tác chỉ huy, chỉ đạo, thông tin liên lạc và các lực lượng, phương tiện, kinh phí cho việc phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
(UBND tỉnh Thái Bình, 2017) + Chuẩn bị dự trữ phòng chống thiên tai gồm: các loại đá, bao ni lông, vải lọc, phao cứu sinh, áo phao.
- Tổ chức tập huấn, diễn tập công tác hộ đê, phòng chống thiên tai.
+ Tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai gồm: canh coi, cừ sách, xung kích, bơi lặn.
+ Thành lập đoàn kiểm tra tổ chức lực lượng, chuẩn bị vật tư, phương tiện kèm phương châm “bốn tại chỗ”. Chỉ đạo các phòng chuyên môn và Ban quân sự tổ chức tập huấn và diễn tập xử lý ứng cứu hộ đê.
(Ban chấp hành PCTT&TKCN tỉnh Thái Bình, 2017)
1.4.3.2. Ứng phó thiên tai
a. Đối với bão
- Tổ chức kiểm tra cụ thể từng nơi, từng gia đình về nhà cửa, kho tàng, trường học, bệnh viện, bệnh xá,… có kế hoạch tu sửa, chằng chống. Nếu nhà kho nào hư hỏng nặng không thể chống đỡ được với bão, lốc xoáy thì không chứa vật tư không cho người ở, để tránh thương vong cho người và hư hỏng về tài sản khi bão vào. Đối với những người làm nghề ở ven sông, ven biển phải có biện pháp bảo vệ tài sản. Những ngư dân đi đánh bắt ngoài khơi xa bờ và các tàu, thuyền vận tải trên biển phải có đầy đủ thiết bị thông tin để nắm bắt tin tức từ đất liền và dụng cụ cứu sinh trên tàu.
- Thông tin kịp thời tin bão có khả năng đổ bộ vào tỉnh Thái Bình nói chung, thị trấn Diêm Điền nói riêng đặc biệt là khu vực ven biển, ven sông để có kế hoạch sơ tán người già và trẻ em, phụ nữ vào nơi an toàn trước khi bão vào.
b. Đối với lũ lụt
- Đối với khu vực có nhiều hộ dân sinh sống ở ven biển thuộc phạm vi lũ, nước dâng khi có bão, làm nghề ở ven sông, biển như thị trấn Diêm Điền phải dự trù phương án di dời dân khi có lũ cao, bão lớn.
- Những cơ quan, đơn vị và cá nhân có thuốc chữa bệnh, hàng hóa, chất độc hại như phân hóa học, thuốc trừ sâu, xăng dầu, các loại giống cây, giống con,… phải được quản lý và để ở nơi an toàn.
- Các cống đập nội đồng, đường bờ vùng hiện có phải củng cố khép kín để vừa đề phòng mưa lớn, nước vùng cao dồn đến vùng trũng gây ngập úng mất lúa cục bộ vừa có tác dụng cản dòng, chậm lũ.
- Thực hiện khuyến khích các hộ gia đình chuẩn bị sớm một số nhu yếu phẩm cần thiết phòng khi có bão, lũ lụt xảy ra như: gạo, muối, dầu đốt, thuốc chữa bệnh thông thường,… đủ để dùng trong 15 ngày đến 20 ngày.
c. Bảo vệ tài sản của nhà nước và nhân dân
- Chỉ đạo các đơn vị quản lý bảo vệ tốt tài sản, công trình xây dựng của ngành, đơn vị. Tại các kho, bãi chứa vật tư hàng hóa ở bờ sông, bãi sông, bãi biển phải có kế hoạch bảo vệ trước lũ, bão như di chyển đến kho, bãi trong đê kín, che đậy phòng ngừa mưa bão; các công trình đang xây dựng dở dang phải đẩy nhanh tốc độ thi công hoàn thành trước lũ, bão, nếu không thể hoàn thành thì phải có kế hoạch bảo vệ vật tự, thiết bị không để hư hao, mất mát gây lãng phí, chằng chống các công trình đang thi công dở dang trước khi xảy ra bão, lũ, thiên tai đến.
- Người dân phải tự bảo vệ, cất giữ tài sản riêng, tính mạng của mình.
(Ban chấp hành PCTT&TKCN tỉnh Thái Bình,2017)
1.4.3.3. Khắc phục hậu quả thiên tai
Việc thực hiện khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra do các cấp, ngành đơn vị nhằm sớm ổn định đời sống nhân dân một cách nhanh và hiệu quả nhất với những công việc cụ thể như:
- Hướng dẫn các địa phương và nhân dân sửa chữa, khôi phục các công trình phòng chống lụt bão và các công trình thủy lợi bị thiệt hại do bão, lũ và thiên tai gây ra.
- Bảo vệ các kho giống cây trồng, kho thuốc trừ sâu, phân hóa học. Những vùng bị ngập úng mất lúa mùa và hoa màu, các giống cây trồng ở từng giai đoạn được thay thế gieo trồng kịp thời. Sau bão lũ thực hiện phun thuốc, rắc vôi bột để phòng tránh và dập tắt dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, phục hồi sản xuất.
- Kiểm tra, tu sửa các tuyến đường bộ, tổ chức lực lượng đi giải tỏa chướng ngại vật trong bão và sau khi bão tan.
- Sửa chữa các phòng bệnh, kiểm tra các loại thuốc, chất lượng thuốc để đảm bảo cứu trợ kịp thời, làm sạch môi trường nước sau khi lũ rút.
- Khắc phục nhanh lưới điện ngay sau bão, lụt phục vụ sản xuất và nơi xảy sự cố.
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU 2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp kế thừa, phân tích, tổng hợp tài liệu
- Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trên địa bàn về BĐKH, về hoạt động phòng chống thiên tai đã được thực hiện trước thời điểm học viên thực hiện nghiên cứu của mình.
- Tổng hợp số liệu báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của thị trấn Diêm Điền các năm 2011 - 2016 và báo cáo phòng chống lụt bão của huyện Thái Thụy các năm 2011 – 2016 để tìm hiểu, đánh giá tình hình phát triển, sự quan tâm của Thị trấn tới các vấn đề BĐKH và thiên tai. Bên cạnh đó những báo cáo này còn giúp đánh giá nhận thức và sự tham gia của người dân vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động truyền thông BĐKH, phòng chống thiên tai nói riêng.
2.1.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa được thực hiện vào tháng 6 năm 2017 với nội dung tập trung điều tra, thu thập các thông tin, hiện trạng về ảnh hưởng của thiên tai và các hoạt động phòng chống thiên tai, về biến đổi khí hậu và truyền thông về biến đổi khí hậu tại thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Kết quả thu thập được nhằm phân tích, đánh giá thực trạng truyền thông về BĐKH, công tác phòng chống thiên tai tại địa phương từ đó đề xuất quy trình lồng ghép truyền thông về BĐKh trong các hoạt động phóng chống thiên tai cho khu vực này.
- Đối tượng phỏng vấn:
(1) Hạt Quản lý đê điều huyện Thái Thụy; (2) Trung tâm y tế huyện Thái Thụy;
(3) Đảng ủy – Hội đồng nhân dân - Thị trấn Diêm Điền; (4) Đồn Biên phòng cửu khẩu Cảng Diêm Điền;
(5) Nhà Văn hóa Khu 6, thị trấn Diêm Điền; (6) Trường THPT Diêm Điền;
(7) Cộng đồng dân cư các xóm ven biển.
- Hình thức phỏng vấn: Sử dụng phiếu điều tra soạn sẵn dựa trên câu hỏi Bán cấu trúc (Semi – structure questionaire) và phỏng vấn sâu những người cung cấp
thông tin chính (Key informant) để thu thập thông tin đánh giá thực trạng truyền thông về BĐKH trong các hoạt động phòng chống thiên tai tại thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Mẫu Phiếu khảo sát được thể hiện chi tiết tại Phụ lục.
- Số mẫu lựa chọn: Số mẫu lựa chọn là 100 người dân đang sống và làm việc tại thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Danh sách những người được khảo sát thể hiện chi tiết ở Phụ lục.
2.2. Số liệu
2.2.1. Số liệu khí hậu, thiên tai tại Thái Bình thời kỳ 1961 – 2010
Dựa trên số liệu thu thập được tại Tổng cục Khí tượng thủy văn về các yếu tố tự nhiên như: nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối cao, nhiệt độ tối thấp, nhiệt độ tối cao tuyệt đối, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối, lượng mưa trung bình, lượng mưa lớn nhất ngày (24h) và tốc độ gió. Học viên xác định xu thế biến đổi của các yếu tố khí hậu bằng phương pháp hồi quy tuyến tín: y=ax+b nhằm xác định tốc độ biến thiên theo thời gian của các yếu tố khi hậu nêu trên.
Với các đặc trưng của phương trình y=ax+b bao gồm:
- Giá trị a của phương trình trên chính là hệ số góc của đường xu thế, có giá trị bằng giá trị của góc tạo bởi đường xu thế với trục biểu diễn thời gian, chính là giá trị biểu diễn tốc độ của xu thế các yếu tố. Để xác định sự biến thiên của xu thế ta sẽ nhìn vào giá trị a. Với giá trị a>0 đường xu thế của yếu tố tự nhiên được tính đến sẽ mang xu thế tăng và với giá trị a<0 thì xu thế của yếu tố tự nhiên sẽ là xu thế