Nhận thức của người dân về thiên tai và ảnh hưởng của chúng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lồng ghép truyền thông về biến đổi khí hậu trong các hoạt động phòng chống thiên tai cho người dân thị trấn diêm điền, huyện thái thuỵ, tỉnh thái bình luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 63 - 68)

Chương II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU

3.5. Nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và thiên tai

3.5.1. Nhận thức của người dân về thiên tai và ảnh hưởng của chúng

Thị trấn Diêm Điền nằm ở khu vực ven biển, có những hoạt động chịu ảnh hưởng nhiều bởi BĐKH và thiên tai. Hầu hết người dân địa phương đã từng biết tới BĐKH, thiên tai và những ảnh hưởng của chúng tác động tới cuộc sống của họ. Đối với người dân ở đây, biểu hiện của BĐKH tại Thị trấn chủ yếu nắng nóng với nhiệt độ cao vào mùa hè và kéo dài tới mùa đông làm nên thời tiết mùa đông không còn lạnh cóng như trước đây, nhưng có năm nhiệt độ có khi giảm sâu gây rét đậm rét hại.

Biểu đồ 3.9 cho thấy, nắng nóng tại thị trấn Diêm Điền được người dân cảm nhận rõ rệt nhất trong 5 năm trở lại đây và theo họ đó là biểu hiện đặc trung nhất của BĐKH tại đây (chiếm 92% tổng số phiếu điều tra) Do đó theo người dân nắng nóng kéo dài cùng với gian nắng nóng là do ảnh hưởng của BĐKH.

0 20 40 60 80 100 Bão KHô hạn lũ lụt Nắng nóng Mưa nhiều Dông sét Tỷ lệ (%)

Hình 3.9. Đồ thị mức độ quan tâm của người dân đối với các loại thiên tai diễn ra tại thị trấn Diêm Điền

(Khảo sát thực tế, 2017)

Vào mùa hè trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 và có năm kéo dài tới tháng 9, nhiệt độ cao nhất lên tới 39 – 40oC, đặc biệt là ở vùng trung tâm thị trấn. Trong 2 năm trở lại đây, mỗi đợt nắng nóng kéo dài từ 5 -7 ngày với nhiệt độ duy trì 37 – 40oC, có đợt kéo dài tới hơn 10 ngày khiến cho đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Hoạt động canh tác nông nghiệp, những người lao động ngoài trời và đặc biệt là vấn đề sức khỏe của người già, trẻ em là chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi BĐKH và thiên tai. Theo người dân địa phương, nắng nóng cũng là nguyên nhân gây ra những đợt khô hạn tại các con sông, kênh rạch

gây ảnh hưởng nhiều tới việc cung cấp nước cho cây trồng và hoa màu trong sản xuất nông nghiệp.

Một biểu hiện khác của BĐKH tại thị trấn Diêm Điền là tình trạng mưa lớn (vì xu thế mưa giảm) cũng diễn ra phức tạp và bất thường hơn (chiếm 78% tổng số phiếu điều tra). Thông thường mùa mưa bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 11. Tuy nhiên những năm gần đây, rải rác trong năm vẫn có những đợt mưa rào to, bất chợt khiến người dân khó có thể phòng tránh. Theo người dân địa phương, trong những đợt mưa lớn thường xuất hiện dông sét và mưa đá, tuy không thường xuyên nhưng cũng ảnh hưởng nhiều tới trồng hoa màu, phương tiện công cộng và của cải vật chất. Có những đợt mưa kéo dài nhiều ngày khiến những vùng trũng bị ngập úng, mực nước sông tăng lên và biển động dẫn tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân địa phương bị ảnh hưởng như ngập các ruộng hoa màu, đình trệ trong sản xuất muối, việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là sản lượng hải sản đánh bắt giảm hơn so với những ngày thời tiết thuận lợi.

Bão diễn ra ngày càng phức tạp hơn cả về tần suất và mức độ tác động. Theo khảo sát thì 78% tổng số phiếu cho rằng biểu hiện của BĐKH là sự bất thường của các cơn bão. Sự xuất hiện của những cơn bão cũng là một trong những thiên tai gây thiệt hại nặng nề tới các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân tại thị trấn Diêm Điền. Theo người dân Thị trấn ảnh hưởng của những đợt áp thấp nhiệt đới gây mưa nhiều, dông lốc. Trong 5 năm trở lại đây (giai đoạn 2012–2017), tình hình bão diễn ra phức tạp hơn và từ đầu năm 2017 thị trấn Diêm Điền chịu tác động của 2 cơn bão là bão số 2 (đổ bộ trực tiếp) và ảnh hưởng bão số 10 đã gây nhiều thiệt hại về của cải và sản xuất.

Những sự thay đổi của khí hậu khiến cho mức độ và diễn biến của thiên tai ngày càng phức tạp hơn. Hầu hết người dân đều biết đến sự thay đổi này, tuy nhiên mức độ quan tâm của người dân còn chưa cao. Những sự thay đổi này thường được người dân nhìn nhận thông qua cảm quan và theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Theo ý kiến người dân diễn biến thời tiết bất thường và thiên tai diễn ra chủ yếu vào mùa hè với những đợt nóng đỉnh điểm, mùa đông và mùa xuân, thời tiết bớt lạnh hơn. Tình trạng mưa nhiều tại Thị trấn cũng tăng.

Bên cạnh đó, tần suất diễn ra thời tiết cực đoan cũng như thiên tai tại thị trấn Diêm Điền những năm gần đây đều không theo quy luật và ngày càng bất thường.

Mưa lớn và nắng nóng là hai hình thái thời tiết được người dân cho là diễn ra thường xuyên nhất tại thị trấn Diêm Điền. Điều này kéo theo sự gia tăng của lũ lụt và khô hạn gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp do phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Theo người dân địa phương, một trong những tác động điển hình của nông nghiệp chính là sự gia tăng các loài bệnh hại như bệnh vàng lùn – là bệnh của cây lúa đang ngày diễn ra nghiêm trọng và có mức độ lây lan nhanh sang các ruộng lúa bên cạnh. Bệnh vàng lùn khiến cho cây lúa không thể lớn như những cây bình thường, trong giai đoạn trổ bông bị vàng lá và những bông lúa bị đen lại không thể trổ bông. Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho các côn trùng gây bệnh ngày càng phát triển dẫn tới sản lượng và năng suất cây trồng bị suy giảm.

Ngoài những tác động đến lĩnh vực nông nghiệp, BĐKH còn gây ảnh hưởng tới các ngành, lĩnh vực khác. Một trong đó là lĩnh vực đánh bắt hải sản xa bờ. Tại thị trấn Diêm Điền nghề khai thác, đánh bắt thủy hải sản có truyền thống lâu đời, cha truyền con nối. Cuộc sống của ngư dân từ bao đời nay đều gắn với biển, phục thuộc hoàn toàn vào điều kiện thiên nhiên. Ngư dân ít có sự lựa chọn về sinh kế. Ngoài đánh cá ra, họ không có nhiều cơ hội tiếp xúc và chuyển đổi nghề. Chính vì vậy, khi BĐKH và thiên tai xảy ra nó sẽ gây ra nhiều khó khăn cho cộng đồng ngư dân.

Hoạt động đánh bắt cá phụ thuộc nhiều vào thời tiết và khí hậu. BĐKH và thiên tai diễn biến phức tạp như hiện nay đã có nhiều tác động to lớn. Theo các ngư dân làm nghề lâu năm tại thị trấn Diêm Điền, nhiều hộ gia đình đã không còn làm nghề đánh bắt nữa mà thay vào đó là thuê người dân ra khơi đánh bắt vì theo họ ngoài công việc chính là khai thác hải sản họ còn thực hiện các công việc kinh doanh để cuộc sống tốt hơn và đỡ vất vả hơn. Đối với người trực tiếp ra khơi đánh bắt thì họ được truyền kinh nghiệm từ khi còn nhỏ, từ ông cha, cũng như không được học hành có bằng cấp nên họ đi biển và với họ đây là cuộc sống mưu sinh. Khi BĐKH và thiên tai xảy ra công việc của họ bị ảnh hưởng nhiều. Như khi trời nắng nóng, nhiệt độ cao ảnh hưởng tới quá trình bảo quản hải sản gặp khó khăn; bên cạnh đó mưa nhiều thì sản lượng khai thác giảm do biển động. Một trong những

yếu tố ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống và tính mạng của ngư dân là sự gia tăng về số lượng và mức độ các cơn bão. Khi bão diễn ra nếu không đề phòng hoặc tìm nơi trú ẩn thì có thể mất mạng cũng như phá hỏng thuyền do sức gió to và và lượng sóng lớn ảnh hưởng nhiều tới mưu sinh của người dân ven biển.

Đối với những ngư dân, cuộc sống của họ phần lớn ở trên thuyền. Theo ông Nguyễn Văn Chất, khu 9, thị trấn Diêm Điền, chủ tàu công suất 500CV cho biết: Dù biển động hay êm chúng tôi vẫn phải vươn khơi. Nghề đi biển luôn phải sống chung với bão gió. Mùa mưa, bão sóng lớn nên việc khai thác thủy hải sản của ngư dân vất vả hơn nhiều, có chuyến do tránh bão phải về tàu không. Nhưng bù lại có những chuyến lại khai thác được nhiều cá hơn. Vào mùa biển êm, một tháng ngư dân có thể ra khơi từ 8 - 9 chuyến, tuy nhiên, vào mùa mưa, bão thì chỉ đi từ 3 - 4 chuyến do thời tiết không thuận lợi. Hiện nay, trên các tàu khai thác xa bờ đều được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị an toàn, cứu nạn, phương tiện bảo vệ cho người và tàu cá như phao cứu sinh, thiết bị thông tin liên lạc, đèn, còi, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, chống va đập, chống chìm... nên rất chủ động trong việc phòng tránh thiên tai.

Cuộc sống của các ngư dân phụ thuộc nhiều vào nhiều vào thời tiết và khí hậu của tự nhiên. Bên cạnh những tác động tới vấn đề sinh kế của người dân, BĐKH và thiên tai còn tác động nhiều tới tới sức khỏe của cộng đồng thị trấn Diêm Điền. Với sự thay đổi của khí hậu khiến cho con người khó có thể thích nghi nên tại thị trấn Diêm Điền sức khỏe bị ảnh hưởng nhiều đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Theo cán bộ trung tâm y tế huyện Thái Thụy, tác động trực tiếp của BĐKH đến sức khỏe con người thông qua mối quan hệ trao đổi vật chất giữa cơ thể người với môi trường xung quanh, dẫn đến những biến đổi về sinh lý, tập quán, khả năng thích nghi và những phản ứng của cơ thể đối với các tác động đó. Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí tăng, gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với những người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh... Trong khi đó, tác động gián tiếp của BĐKH đến sức khỏe con người thông qua những nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch như bệnh cúm A/H5N1, tay chân miệng, tiêu chảy, dịch tả...

BĐKH cũng làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve). Đồng thời, BĐKH là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện trở lại của một số bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới (sốt rét, sốt Dengue, dịch hạch, dịch tả), xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm mới (SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1), thúc đẩy quá trình đột biến của virus gây bệnh cúm A/H1N1, H5N1 nhanh hơn...

Những tác động hay thiệt hại mà BĐKH và thiên tai gây ra cũng chỉ được nhận thấy thông qua sự suy giảm sản lượng so với những năm trước, lượng cây đổ, hoa màu và cây trồng chết, mất mùa, … chứ chưa thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng mà chúng gây ra và trên cơ sở đo lường nào. Mặt khác, mức độ chủ động của người dân trong phòng ngừa thời tiết bất thường cũng như thiên tai chưa cao thiếu sự chuẩn bị lâu dì có tính chiến lược phòng ngừa từ xa, hầu hết mọi người đều bị động trong các hoạt động sống của mình nên thiệt hại do tác động đó còn nhiều do chưa xác định được cách phòng chống khi thiên tai diễn ra.

Hình 3.10. Các nguồn thông tin về BĐKH và thiên tai được người dân thị trấn Diêm Điền tiếp cận

(Khảo sát thực tế, 2017)

Nguồn thông tin về BĐKH và thiên tai đã trở thành một trong những nguồn thông tin có ích cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân nhằm giúp họ có thể chủ động được trong sản xuất, tìm giải pháp ứng phó để đảm bảo cho quá trình sản xuất lâu dài và bền vững. trong đó nguồn thông tin về biến đổi khí hậu chủ yếu

từ tivi (chiếm 94% số phiếu điều tra khảo sát) và đài phát thanh (chiếm 76% số phiếu điều tra khảo sát). Bên cạnh đó, mạng xã hội cũng đang là hình thức được người dân tại địa phương tiếp cận thông tin về thiên tai và BĐKH đạt hiệu quả cao (chiếm 83% số phiếu điều tra khảo sát). Tuy nhiên nguồn thông tin về biến đổi khí hậu trên sách báo, tạp chí cũng rất nhiều, đa dạng về BĐKH và thiên tai nhưng ít được người dân chú ý (chiếm 21% số phiếu điều tra khảo sát).

Mặt khác tại địa phương ít tổ chức các buổi hội họp hay tập huấn để thông báo về các vấn đề BĐKH, thiên tai nên người dân khó có thể nắm bắt được các thông tin từ những hình thức này.

Tiểu kết 1: Tại thị trấn Diêm Điền, người dân đã nhận thấy được chính những biểu hiện của yếu tố khí hậu thay đổi dẫn đến sự bất thường của thời tiết, thời tiết cực đoan, đặc biệt là các loại thiên tai. Biểu hiện đó là nhiệt độ ngày càng cao hơn, mức độ nguy hiểm các cơn bão đang ngày càng tăng, mùa đông không còn lạnh nhiều hơn trước, lượng mưa nhiều hơn và diễn ra bất thường hơn,… Đối với người dân tại thị trấn Diêm Điền, những bất lợi về thời tiết cũng như thiên tai mang lại nhiều tác động tới hoạt động sinh hoạt và cuộc sống của người dân như suy giảm về hệ miễn dịch, sức khỏe người dân giảm sút; các loại bệnh dịch của cây trồng, gia súc ngày càng gia tăng; phá hủy các công trình công cộng đặc biệt là ảnh hưởng nhiều tới tính mạng và của cải khi thiên tai xảy ra, và đang làm cho cuộc sống của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tất cả những nhận biết của người dân về tình hình thay đổi của khí hậu này đều được người dân đúc rút từ những kinh nghiệm, lối sống thực tế; bên cạnh đó là sự tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo, đài truyền thanh. Ngoài ra, một trong những phương thức thu hút được nhiều đối tượng tham gia đó là mạng xã hội. Đối với người dân tại Thị trấn hiện nay mạng xã hội đang là một phương thức giúp họ nắm bắt thông tin về tất cả các lĩnh vực (kinh tế, văn hóa, xã hội) trên cả nước nói chung và tình hình BĐKH, thiên tai nói riêng rõ ràng nhất vì chúng có tính lan truyền cao, dễ tiếp cận với nhiều đối tượng do đó đây là hình thức phổ biến, mang lại hiệu quả cao khi thực hiện truyền thông. Tuy nhiên cho đến nay tại địa phương chưa có hoạt động truyền thông riêng về BĐKH cho cộng đồng cũng như chưa có sự lồng ghét truyền tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lồng ghép truyền thông về biến đổi khí hậu trong các hoạt động phòng chống thiên tai cho người dân thị trấn diêm điền, huyện thái thuỵ, tỉnh thái bình luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)