CHƢƠNG II : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU
3.3. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về BĐKH của cộng đồng dân cƣ
Để đánh giá đúng thực trạng nhận thức về BĐKH và có cơ sở đề xuất các giải pháp truyền thông hiệu quả phù hợp với cộng đồng dân cƣ xã Đức Thắng, tác giả đã tiến hành điều tra mức độ nhận thức và mức độ tham gia ứng phó với BĐKH của các hộ gia đình ngẫu nhiên tại 03 xã Đức Thắng, xã Thái Sơn và xã Danh Thắng
Nội dung khảo sát đƣợc thiết kế thông qua phiếu khảo sát với các câu hỏi và câu trả lời có sẵn, tập trung vào: Nhận thức chung về BĐKH, tình hình thời tiết tại địa phƣơng qua các năm, mức độ quan tâm của ngƣời dân,....
Trong quá trình phát phiếu điều tra có thể hƣớng dẫn ngƣời dân nhận biết một cách đơn giản sự tác động trực tiếp của BĐKH trong cuộc sống hàng ngày tới sự thay đổi bất thƣờng của các hiện tƣợng thời tiết nhƣ: Mùa đông năm nay lại ngắn lại, nhiệt
độ của mùa hè tăng, các đợt nắng nóng tăng lên và kéo dài; mƣa lũ bất thƣờng không giống quy luật mấy chục năm về trƣớc; cây trồng có sự thay đổi về thu hoạch, xuất hiện dịch bệnh mới nhiều hơn,…
Tổng số phiếu điều tra đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này là 600 phiếu, mỗi xã điều tra 200 hộ gia đình có sinh kế chính là sản xuất nông nghiệp. Thời gian từ ngày 01 tháng 05 đến ngày 30 tháng 6 năm 2017. Trong đó, xã Đức Thắng là khu vực tác giả nghiên cứu, hai xã còn lại đƣợc điều tra nhằm mục đích làm cơ sở đối chứng tính hiệu quả và khả năng nhân rộng của giải pháp truyền thông.
Về độ tuổi của ngƣời tham gia điều tra tập trung từ 25 đến 60 tuổi – là độ tuổi lao động chính (chiếm 77,5% số ngƣời tham gia), số lƣợng ngƣời có độ tuổi nhỏ hơn 25 tuổi chiếm 10,0% và có độ tuổi lớn hơn 60 tuổi chiếm 12,5%.
Về giới tính, các đối tƣợng nghiên cứu có 47,5% là nam giới; 52,5% là nữ giới. Về nghề nghiệp, nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình tham gia điều tra là từ sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản) chiếm 87%. Ngoài ra, họ còn phát triển một số nghề phụ để tăng thu nhập nhƣ: buôn bán các sản phẩm từ nông nghiệp (rau, củ, quả, thịt, cá,...),…chiếm 13%.
Dƣới đây là kết quả điều tra thực trạng nhận thức về BĐKH của cộng đồng dân cƣ xã Đức Thắng, xã Danh Thắng và xã Thái Sơn.
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả điều tra trƣớc khi xây dựng giải pháp
STT Nội dung Các xã nghiên cứu Đức Thắng Danh Thắng Thái Sơn I Nhận thức về BĐKH Tỷ lệ % số ngƣời nghe đến BĐKH 40,5 34,0 38,5 Tỷ lệ % số ngƣời biết đến BĐKH từ các nguồn Tivi, internet 42,0 44,0 47,5 Loa phát thanh 31,5 37,5 29,0 Sách, báo, 12,5 8,5 15,5 Tổ chức xã hội 7,0 6,5 8,5 Trƣởng thôn 10,5 7,5 13,0 Trong gia đình 0 0 0 Không nhớ 0 0 0 Tỷ lệ % biết đến ảnh hƣởng của BĐKH đến cuộc sống hàng ngày Tất cả các khía cạnh của đời sống 52,5 56,5 48,5 Sản xuất nông nghiệp 37,5 33,5 44,5
STT Nội dung Các xã nghiên cứu Đức Thắng Danh Thắng Thái Sơn II Môi trƣờng sống 45,0 39,5 41,5 Sức khỏe 39,0 42,5 36,5 Tỷ lệ % số ngƣời biết nguyên nhân của BĐKH Do tự nhiên 58,5 51,5 54,5 Do hoạt động của con ngƣời 41,5 48,5 45,5 Tỷ lệ % mức độ quan tâm đến BĐKH
Không quan tâm 47,5 53,5 46,0
Ít quan tâm 34,5 32,0 33,5 Quan tâm 18,0 15,5 21,5 Tỷ lệ % hiểu biết về các hiện tƣợng thời tiết cực đoan
Bão, tố, lốc,…xuất hiện nhiều 14,0 15,5 12,5 Số ngày nắng nóng kéo dài 26,5 30,5 24,5
Hạn hán 6,5 8,5 5,5
Số ngày rét đậm, rét hại tăng, cƣờng độ
mạnh 37,5 41,5 33,5
Lƣợng mƣa thay đổi 22,5 21,5 25,5
Không biết 8,5 12,0 9,5 III Tỷ lệ % về nhận thức ứng phó với BĐKH Không biết 43,1 36,5 50,5
Con ngƣời không thế thay đổi đƣợc
BĐKH 33,5 32,5 29,5
Là công việc nghiên cứu của các nhà
khoa học 14,0 23,0 15,0
Mỗi cá nhân đều có thể tham gia vào
ứng phó với BĐKH 5,0 8,0 5,0 IV Tỷ lệ % mức độ tham gia vào hoạt động tuyên truyền của các tổ chức
Tham gia vào xây dựng, đóng góp ý kiến vào các kế hoạch tại địa phƣơng tại kỳ họp dân
12,5 15,0 9,0
Tham gia các tổ chức hội nhƣ: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh,…
37,0 34,5 41,0 Tham gia xây dựng nông thôn mới 52,5 49,0 56,0 Tham gia vào các Hợp tác xã 9,5 10,5 7,5 Tham gia các chƣơng trình BVMT lồng
Từ bảng 3.1 cho thấy các hộ gia đình biết đến BĐKH ở 03 xã tham gia khảo sát không cao, chiếm tỷ lệ dƣới 50%, cao nhất là xã Đức Thắng đạt 40,5%, tiếp đó là xã Thái Sơn đạt 38,5% và xã Danh Thắng đạt 34%.
Trƣớc tiên, tác giả quan tâm đến việc ngƣời dân đã nghe đến BĐKH thông qua các kênh thông tin nào. Kết quả khảo sát về vấn đề này đƣợc trình bày qua biểu đồ dƣới đây: 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Xã Đức Thắng (%) Xã Danh Thắng (%) Xã Thái Sơn (%)
Hình 3.7. Tỷ lệ số ngƣời biết đến biến đổi khí hậu từ các nguồn khác nhau ở 03 xã
Trên đây là kết quả khảo sát đã mô tả một cách rõ ràng nhất các kênh thông tin mà qua đó ngƣời dân đƣợc biết đến BĐKH. Có 7 kênh tiếp nhận thông tin bao gồm những nguồn chính thức (ti vi, loa phát thanh, sách, báo,…) và các nguồn không chính thức (trƣởng thôn, tổ chức xã hội,…). Nhƣ vậy, các hình thức tiếp nhận thông tin đa dạng, phong phú.
Nhìn chung, mọi ngƣời đều nhận định rằng tiếp xúc với các thông tin về BĐKH trên toàn bộ các kênh thông tin ở tần suất không thƣờng xuyên. Ngƣời dân tiếp xúc với các thông tin và biết đến BĐKH qua 02 nguồn chủ yếu là: nhiều nhất là qua tivi, internet (xã Đức Thắng: 42,0%, xã Danh Thắng: 44,0%, xã Thái Sơn: 38,5%) và tiếp đến là qua hệ thống loa phát thanh của các xã (xã Đức Thắng: 31,5%, xã Danh Thắng: 37,5%, xã Thái Sơn: 29%). Đối với hình thức loa phát thanh, các thông tin về BĐKH đƣợc lồng ghép trong các bản tin vắn về thời tiết (nhiệt độ, lƣợng mƣa, tình hình rét
đậm, rét hại, nắng nóng); hƣớng dẫn canh tác, chăn nuôi, lịch mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp; cảnh báo thiên tai, lũ lụt…
Các cơ quan truyền thông đại chúng hiện nay đang quan tâm nhiều đến chủ đề BĐKH. Tuy nhiên, thông tin về BĐKH mà các phóng viên, nhà báo có đƣợc và đƣa tin còn chung chung, các khái niệm chƣa đƣợc diễn giải một cách dễ hiểu, chƣa truyền tải các bài học, kinh nghiệm và nghiên cứu thực tiễn trên các kênh thông tin đại chúng một cách sâu rộng dẫn đến mức độ quan tâm của ngƣời dân đến BĐKH, tác động của BĐKH, sự xuất hiện của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan,... còn hạn chế.
Thứ ba, để tìm hiểu thực trạng nhận thức về ảnh hƣởng của BĐKH đến cuộc sống hàng ngày, tác giả tiến hành đánh giá kết quả tại địa bàn nghiên cứu chính thu đƣợc sau khảo sát nhƣ sau:
52,5%
37,5% 45,0%
39,0% Tất cả các khía cạnh của đời sống
Sản xuất nông nghiệp Môi trƣờng sống Sức khỏe
Hình 3.8. Tỷ lệ biết đến ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến cuộc sống hàng ngày
Trong câu hỏi khảo sát mà tác giả đƣa ra về ảnh hƣởng của BĐKH đến cuộc sống hàng ngày thì ngƣời dân có quyền đƣợc chọn nhiều đáp án. Từ kết quả khảo sát hiển thị trên biển đồ cho thấy, tại xã Đức Thắng, có 52,5% ngƣời dân cho rằng BĐKH tác động đến tất cả các khía cạnh của đời sống, có 45% ngƣời nhắc tới tác động đến môi trƣờng sống, có 39% ngƣời ý kiến rằng tác động đến sức khỏe và chỉ có 37,5% ngƣời cho rằng BĐKH tác động đến sản xuất nông nghiệp.
Kết quả khảo sát là đánh giá chủ quan của ngƣời dân khi đƣợc hỏi và tiếp xúc trực tiếp qua các kênh thông tin khác nhau. Tại địa phƣơng, các ảnh hƣởng của BĐKH tới của mỗi ngƣời dân tại địa bàn nghiên cứu tuy chƣa thực sự rõ rệt nhƣ các vùng
miền khác (vùng núi cao, ven biển,…) nhƣng ngƣời dân vẫn có thể cảm nhận đƣợc những tác động tiềm tàng của BĐKH đến cuộc sống hàng ngày nhƣ: ảnh hƣởng tới tình hình sản xuất nông nghiệp (chế độ nhiệt, mƣa, ẩm có ảnh hƣởng quan trọng đến năng suất cây trồng, thời vụ, chăn nuôi, dịch bệnh,…); ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống và sức khỏe của của con ngƣời (bao gồm các tác động trực tiếp thông qua các quá trình trao đổi trực tiếp giữa môi trƣờng xung quang với cơ thể và các tác động gián tiếp thông qua các nhân tố khác nhƣ thực phẩm, nhà ở, các áp lực về nhiệt,…). Hơn nữa, thông qua các phƣơng tiện thông tin, ngƣời dân nhận biết đƣợc tác động của BĐKH đến sức khỏe cộng đồng rất đa dạng, diễn ra phức tạp. Đơn giản hơn có thể kể đến biểu hiện những tác động trực tiếp của BĐKH tới cơ thể ngƣời nhƣ: cảm nóng, say nắng; một số bệnh tim mạch, bệnh thần kinh ở ngƣời già; suy nhƣợc cơ thể; các bệnh nhiễm khuẩn (sốt rét, sốt xuất huyết,…).
Thứ ba, để đánh giá đƣợc mức độ quan tâm của ngƣời dân đến các vấn đề về BĐKH, tác giả đã biểu thị dƣới biểu đồ sau:
47,5% 34,5%
18,0%
Không quan tâm Ít quan tâm Quan tâm
Hình 3.9. Tỷ lệ mức độ quan tâm đến biến đổi khí hậu
Qua phân tích phiếu điều tra cho thấy cộng đồng dân cƣ tại xã Đức Thắng có tỷ lệ không quan tâm chiếm 47,5% và chỉ có 18,0% là thực sự quan tâm tới BĐKH. Từ kết quả điều tra kinh tế-xã hội và phiếu khảo sát, tác giả nhận thấy do ngƣời dân chƣa có nhận thức đúng và đầy đủ về BĐKH, cũng nhƣ chỉ nhận thức đƣợc mức độ ảnh hƣởng tiềm tàng của BĐKH xảy ra đối với đời sống sinh hoạt, sức khỏe và sản xuất nông nghiệp mà chƣa đánh giá, tìm hiểu đƣợc bản chất tác động nên hầu nhƣ họ chỉ nghe thụ động mà không thực sự quan tâm tới vấn đề. Mặt khác, do điều kiện sống của ngƣời dân ở mức trung bình nên các mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng dân cƣ là
tập trung phát triển kinh tế, nâng cao cuộc sống hơn là có điều kiện tham gia vào các chƣơng trình, kế hoạch phát triển của địa phƣơng lồng ghép với ứng phó với BĐKH.
Để rõ hơn về các biểu hiện cúa BĐKH, tác giả đã tiến hành khảo sát hiểu biết của ngƣời dân về các hiện tƣợng cực đoan và kết quả thu đƣợc biểu diễn ở biểu đồ dƣới đây. 14, 0% 26,5% 6,5% 37,5% 22,5% 8,5% Bã o, tố, l ốc,…xuấ t hiện nhi ều Số ngà y nắ ng nóng kéo dài Hạ n há n Số ngà y rét đậ m, rét hạ i tă ng, cường độ mạ nh Lượng mưa tha y đổi Không bi ết
Hình 3.10.Tỷ lệ hiểu biết về các hiện tƣợng thời tiết cực đoan
Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan là biểu hiện của BĐKH nhƣ: số ngày nắng nóng kéo dài (26,5%); số ngày rét đậm, rét hại tăng cƣờng với cƣờng độ mạnh (37,5%); lƣợng mƣa thay đổi (22,5%) đã từng diễn ra và có diễn biến phức tạp qua từng mùa, từng năm nên đƣợc ngƣời dân lựa chọn với tỷ lệ cao hơn.
Các hiện tƣợng khác nhƣ bão, tố, lốc; hạn hán hầu nhƣ xuất hiện ít nên ngƣời dân cũng lựa chọn ít lần lƣợt với tỷ lệ là 14,0 %; 6,5; chỉ có 8,5% ngƣời dân thực sự không để ý tới các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, phần lớn trong số này là những ngƣời có độ tuổi nhỏ hơn 25 tuổi, đang trong độ tuổi đi học.
Trong bối cảnh BĐKH đang diễn ra nhanh chóng và phức tạp, có tác động tiềm tàng tới mọi khía cạnh của đời sống kinh tế-xã hội của địa phƣơng, tác giả đã khảo sát nhanh về thái độ ứng phó với BĐKH của ngƣời dân và thể hiện ở biểu đồ dƣới đây.
43,1%
33,5% 14%
5%
Không biết
Con người không thế thay đổi được BĐKH
Là công việc nghiên cứu của các nhà khoa học
Mỗi cá nhân đều có thể tham gia vào ứng phó với BĐKH
Hình 3.11. Tỷ lệ nhận thức ứng phó với biến đổi khí hậu
Từ biểu đồ hình 3.11 cho thấy, tỷ lệ ngƣời dân nhận thức đến việc ứng phó với BĐKH cũng rất khác nhau trong đó, lớn nhất là số ngƣời không biết chiếm 43,1%, tỷ lệ ngƣời cho rằng con ngƣời không thể thay đổi đƣợc BĐKH chiếm 33,5 % và chỉ có 5% số ngƣời tin rằng mỗi cá nhân đều có thể tham gia vào ứng phó với BĐKH.
Nhìn chung lại khả năng nhận thức của các cá nhân trong cộng đồng có sự chênh lệch là một trở ngại trong việc xây dựng các giải pháp truyền thông ứng phó với BĐKH một cách hiệu quả. BĐKH, về bản chất là mang tính dài hạn và có ít những ví dụ cụ thể về những tác động của nó khiến việc thuyết phục các cá nhân trong cộng đồng rằng thích ứng với BĐKH là một chủ đề cần đƣợc quan tâm gặp nhiều khó khăn.
12,5%
37,0%
52,5% 9,5%
23,0%
Tham gia vào xây dựng, đóng góp ý kiến vào các kế hoạch tại địa phƣơng tại kỳ họp dân
Tham gia các tổ chức hội nhƣ: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh,…
Tham gia các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Tham gia vào các Hợp tác xã
Tham gia các chƣơng trình BVMT lồng ghép với thích ứng với BĐKH
Hình 3.12. Tỉ lệ tham gia vào hoạt động tuyên truyền của các tổ chức
XÃ ĐỨC THẮNG
Từ biểu đồ ở hình 3.12 cho thấy ngƣời dân chủ yếu tham gia vào các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (gồm làm đƣờng, bảo vệ môi trƣờng,...) chiếm 52,5%; các tổ chức chính trị-xã hội nhƣ Hội nông dân, hội phụ nữ, hội chữ thập đỏ,...chiếm 37%. Các tổ chức này phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các hoạt động vận động cộng đồng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội, trong đó có bảo vệ môi trƣờng, thích ứng với BĐKH nhằm hỗ trợ cộng đồng, hộ gia đình tham gia tích cực xây dựng các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, nhân rộng và phổ biến kinh nghiệm các mô hình ứng phó với BĐKH.