.Tỷ lệ hiểu biết về các hiện tƣợng thời tiết cực đoan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp truyền thông nâng cao năng lực nhận thức về biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư xã đức thắng, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 55)

Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan là biểu hiện của BĐKH nhƣ: số ngày nắng nóng kéo dài (26,5%); số ngày rét đậm, rét hại tăng cƣờng với cƣờng độ mạnh (37,5%); lƣợng mƣa thay đổi (22,5%) đã từng diễn ra và có diễn biến phức tạp qua từng mùa, từng năm nên đƣợc ngƣời dân lựa chọn với tỷ lệ cao hơn.

Các hiện tƣợng khác nhƣ bão, tố, lốc; hạn hán hầu nhƣ xuất hiện ít nên ngƣời dân cũng lựa chọn ít lần lƣợt với tỷ lệ là 14,0 %; 6,5; chỉ có 8,5% ngƣời dân thực sự không để ý tới các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, phần lớn trong số này là những ngƣời có độ tuổi nhỏ hơn 25 tuổi, đang trong độ tuổi đi học.

Trong bối cảnh BĐKH đang diễn ra nhanh chóng và phức tạp, có tác động tiềm tàng tới mọi khía cạnh của đời sống kinh tế-xã hội của địa phƣơng, tác giả đã khảo sát nhanh về thái độ ứng phó với BĐKH của ngƣời dân và thể hiện ở biểu đồ dƣới đây.

43,1%

33,5% 14%

5%

Không biết

Con người không thế thay đổi được BĐKH

Là công việc nghiên cứu của các nhà khoa học

Mỗi cá nhân đều có thể tham gia vào ứng phó với BĐKH

Hình 3.11. Tỷ lệ nhận thức ứng phó với biến đổi khí hậu

Từ biểu đồ hình 3.11 cho thấy, tỷ lệ ngƣời dân nhận thức đến việc ứng phó với BĐKH cũng rất khác nhau trong đó, lớn nhất là số ngƣời không biết chiếm 43,1%, tỷ lệ ngƣời cho rằng con ngƣời không thể thay đổi đƣợc BĐKH chiếm 33,5 % và chỉ có 5% số ngƣời tin rằng mỗi cá nhân đều có thể tham gia vào ứng phó với BĐKH.

Nhìn chung lại khả năng nhận thức của các cá nhân trong cộng đồng có sự chênh lệch là một trở ngại trong việc xây dựng các giải pháp truyền thông ứng phó với BĐKH một cách hiệu quả. BĐKH, về bản chất là mang tính dài hạn và có ít những ví dụ cụ thể về những tác động của nó khiến việc thuyết phục các cá nhân trong cộng đồng rằng thích ứng với BĐKH là một chủ đề cần đƣợc quan tâm gặp nhiều khó khăn.

12,5%

37,0%

52,5% 9,5%

23,0%

Tham gia vào xây dựng, đóng góp ý kiến vào các kế hoạch tại địa phƣơng tại kỳ họp dân

Tham gia các tổ chức hội nhƣ: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh,…

Tham gia các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Tham gia vào các Hợp tác xã

Tham gia các chƣơng trình BVMT lồng ghép với thích ứng với BĐKH

Hình 3.12. Tỉ lệ tham gia vào hoạt động tuyên truyền của các tổ chức

XÃ ĐỨC THẮNG

Từ biểu đồ ở hình 3.12 cho thấy ngƣời dân chủ yếu tham gia vào các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (gồm làm đƣờng, bảo vệ môi trƣờng,...) chiếm 52,5%; các tổ chức chính trị-xã hội nhƣ Hội nông dân, hội phụ nữ, hội chữ thập đỏ,...chiếm 37%. Các tổ chức này phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các hoạt động vận động cộng đồng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội, trong đó có bảo vệ môi trƣờng, thích ứng với BĐKH nhằm hỗ trợ cộng đồng, hộ gia đình tham gia tích cực xây dựng các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, nhân rộng và phổ biến kinh nghiệm các mô hình ứng phó với BĐKH.

3.4. Xây dựng giải pháp truyền thông hiệu quả 3.4.1. Nguyên tắc xây dựng 3.4.1. Nguyên tắc xây dựng

Việc thực hiện các hoạt động truyền thông không chỉ giới hạn trong công tác nâng cao nhận thức cộng đồng hay phổ biến thông tin. Truyền thông cần bao gồm các cách tiếp cận có sự tham gia nhằm tăng cƣờng hiểu biết và đồng thuận về các biện pháp thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH từ phía cộng đồng cũng nhƣ các bên liên quan.

Nghiên cứu này tập trung đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cƣ về BĐKH, gắn với phát triển sinh kế, vừa tạo thu nhập cho ngƣời dân vừa thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai.

Việc xây dựng các giải pháp truyền thông về BĐKH đảm bảo đƣợc các nguyên tắc chỉ đạo sau:

a/ Nguyên tắc đảm bảo đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BĐKH và ứng phó với BĐKH

Nguyên tắc đầu tiên đối với một mô hình truyền thông BĐKH đó chính là việc mô hình đó cần đảm bảo đúng đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về BĐKH và ứng phó với BĐKH, đồng thời nâng cao nhận thức, ý thức của ngƣời dân về BĐKH, vận dụng tối đa các tri thức bản địa vào hoạt động ứng phó với BĐKH.

b/Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu truyền thông và nâng cao nhận thức về BĐKH

Mô hình truyền thông BĐKH dành cho ngƣời dân không những cần đảm bảo đƣợc mục tiêu tuyên truyền nâng cao nhận thức về BĐKH, mà còn phải góp phần làm thay đổi hành vi tại các thôn, xóm trong toàn xã Đức Thắng.

Đối với mục tiêu tuyên truyền nâng cao nhận thức, nội dung truyền thông về BĐKH dành cho đối tƣợng chính là hộ gia đình sản xuất nông nghiệp phải hƣớng tới

việc cung cấp những kiến thức căn bản liên quan đến BĐKH có tính khái quát, kết hợp với những ví dụ cụ thể và minh họa trực quan.Đồng thời, thu hút đƣợc sự quan tâm và chú ý của họ tham gia vào quá trình truyền thông, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, tạo đƣợc sự đồng thuận trong nhận thức chung của cả cộng đồng.

Nội dung truyền thông về BĐKH phải rõ ràng, đơn giản, chính xác, đầy đủ lƣợng thông tin cần thiết và phù hợp với trình độ nhận thức, văn hóa, thói quen sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân kể cả đối với trƣờng hợp những thông tin có tính kỹ thuật, tránh đƣa các thông tin thiếu tính trọng tâm. Đối với mục tiêu thay đổi hành vi, các giải pháp truyền thông lồng ghép vào công tác đoàn thể ở địa phƣơng nhƣ: Hội phụ nữ, hội nông dân, Mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên,... đồng thời gắn với các chính sách trong sản xuất nông nghiệp, các chƣơng trình giảm phát thải khí nhà kính trong sinh hoạt hằng ngày nhằm nâng cao hơn vai trò và tính tự quyết trong các hoạt động giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các giải pháp truyền thông BĐKH phải đảm bảo không làm xáo trộn hoặc gây ảnh hƣởng tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của ngƣời dân, cũng nhƣ phải phù hợp các chính sách hiện hành của chính quyền địa phƣơng.

c/ Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, phát huy và nhân rộng:

Để đảm bảo nguyên tắc tính kế thừa, phát huy và nhân rộng, các giải pháp truyền thông BĐKH cần phải tận dụng đƣợc các tri thức bản địa cũng nhƣ hệ thống hóa các kinh nghiệm truyền thông về BĐKH nói chung, truyền thông BĐKH cho ngƣời dân nói riêng. Thông qua đó đƣa các chính sách có thể áp dụng rộng rãi trong phạm vi xã Đức Thắng và các khu vực lân cận.

Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu về phƣơng pháp xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực nhận thức về BĐKH dành cho cộng đồng dân cƣ trong luận văn này sẽ đƣợc kế thừa lại, cung cấp các luận cứ khoa học cho việc đề xuất các biện pháp và phƣơng án xây dựng chƣơng trình hoặc mô hình truyền thông BĐKH cho cộng đồng dân cƣ ở các khu vực khác.

d/ Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, khả thi:

Để đảm bảo tính hiệu quả, khả thi, các giải pháp truyền thông BĐKH phải đảm bảo đƣợc các yếu tố sau đây: Xác định và lựa chọn chính xác mục tiêu truyền thông, đối tƣợng truyền thông, thông điệp truyền thông và phƣơng tiện, phƣơng pháp truyền

thông. Ngoài ra, còn phải phù hợp với năng lực nhận thức của đại đa số ngƣời dân, phải tôn trọng thói quen sinh hoạt và sản xuất của ngƣời dân địa phƣơng.

Đề tài xác định mục tiêu truyền thông BĐKH là nâng cao nhận thức về BĐKH, thu hút sự chú ý và tham gia của ngƣời dân tại xã Đức Thắng vào các hoạt động giảm phát thải đơn giản, không tốn kém và dễ thực hiện, phù hợp với nhu cầu thực tế.

Để làm đƣợc nhƣ vậy, các nội dung truyền thông về BĐKH cần đƣợc đơn giản hóa, dễ hiểu, dễ tiếp cận và dễ làm. Các hoạt động của các tổ chức chính quyền ở địa phƣơng đƣợc lựa chọn để lồng ghép mang tính thiết thực và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng, phù hợp với Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010-2015, tầm nhìn đến năm 2020.

3.4.2. Nội dung truyền thông về biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cƣ

Dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về thực trạng nhận thức về BĐKH của cộng đồng dân cƣ xã Đức Thắng và các khu vực lân cận. Đồng thời kết hợp tham khảo các tài liệu chuẩn về BĐKH: Biến đổi khí hậu (Nguyễn Đức Ngữ - chủ biên); Khí hậu và Tài nguyên khí hậu Việt Nam (Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu; Một số điều cần biết về Biến đổi khí hậu (Nguyễn Đức Ngữ, Trƣơng Quang Học); Tài liệu đào tạo tập huấn viên về biến đổi khí hậu (Trƣơng Quang Học); Hƣớng dẫn tập huấn về BĐKH tài liệu dành cho cán bộ làm công tác phát triển (Trƣơng Quang Học); Sổ tay ABC về BĐKH (Live and learn); Tài liệu hƣớng dẫn dạy và học về ứng phó với BĐKH; Tài liệu hƣớng dẫn dạy và học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai, các tờ rơi về ứng phó biến đổi khí hậu của Trung tâm KHCN Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng, tờ rơi xử lý rác thải nông thôn, xây dựng nhà tiêu tiết kiệm nƣớc hợp vệ sinh, tờ rơi hạn chế sử dụng túi nilon,...

Từ việc khảo sát điều tra tình hình thực tế tại xã Đức Thắng cùng với việc tham khảo các tài liệu trên, chúng tôi xây dựng nội dung truyền thông BĐKH dành cho cộng đồng dân cƣ trong xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang với các thông điệp truyền thông về BĐKH nhƣ sau:

a/ Thông điệp về nhận thức

1. BĐKH đã, đang và tiếp tục diễn ra trên quy mô toàn cầu, khu vực và địa phƣơng trong một thời gian dài.

- Nhiệt độ có xu thế tăng lên, nhiệt độ trung bình trong 10 năm gần đây phổ biến tăng từ 0,2-0,8oC.

- Nắng nóng có xu thế diễn biến phức tạp, xuất hiện sớm và kết thúc muộn, số đợt nhiều hơn, xảy ra cục bộ đặc biệt ghi nhận số ngày nắng nóng gay gắt nhiều hơn.

- Không khí lạnh có nhiều biểu hiện bất thƣờng, mùa lạnh đến muộn hơn, số đợt nhiều hơn, cƣờng độ không mạnh nhƣ nhiều năm trƣớc đây song lại có những năm xuất hiện rét đậm rét hại kéo dài mang tính lịch sử.

- Tổng lƣợng mƣa năm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong 50 năm trở lại đây có xu hƣớng giảm. Một số năm gần đây mùa mƣa đến muộn, kết thúc sớm hơn bình thƣờng từ 15 ngày đến 30 ngày.

Theo dự báo, nhiệt độ trung bình ở Bắc Giang có xu hƣớng tăng dần theo thời gian ở tất cả các mùa trong năm, trong đó thời kỳ tháng VI-VIII có mức tăng chậm hơn các thời kỳ khác. Dự báo vào giữa thế kỷ 21, nhệt độ trung bình năm có khả năng tăng lên 1,4oC và đến cuối thế kỷ này, mức tăng nhiệt độ có thể là 2,7oC. Lƣợng mƣa qua các thập kỷ trong hầu hết các mùa đều có xu hƣớng tăng.

Mức tăng nhiệt độ trung bình năm tại tỉnh Bắc Giang cao hơn từ 0,1-0,2oC và mức tăng về lƣợng mƣa trung bình năm nhỏ hơn từ 0,1 – 0,8% so với tƣơng quan vùng Đông Bắc Bộ.

2. BĐKH (sự nóng lên toàn cầu và sự dâng lên của mực nƣớc biển) đã và sẽ tác động (tiềm tàng) ngày càng mạnh đến các điều kiện tự nhiên, nhất là thiên tai, bão, lụt, hạn hán, các hệ sinh thái tự nhiên, kinh tế-xã hội và đời sống của con ngƣời hiện nay và cả các thế hệ tƣơng lai, nhất là những vùng có rủi ro cao, nếu loài ngƣời không kịp thời có những giải pháp ứng phó thích hợp.

Những tác động của BĐKH đối với tỉnh Bắc Giang gồm:

- Tác động của sự nóng lên toàn cầu: Nhiệt độ tăng lên ảnh hƣởng đến các hệ sinh thái tự nhiên; gia tăng các bệnh nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm ảnh hƣởng tới sức khỏe của ngƣời dân đặc biệt là đối tƣợng ngƣời già và trẻ nhỏ; ảnh hƣớng tới nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ bị thay đổi ở một số vùng; tăng khả năng phát triển sâu bệnh, dịch hại,...

- Tác động của thiên tai, các hiện tƣợng khí hậu cực đoan: Sự gia tăng cả về tần số và cƣờng độ của các hiện tƣợng khí hậu cực đoan, thiên tai là mối đe dọa thƣờng xuyên, trƣớc mắt và lâu dài ảnh hƣởng tới tất cả các ngành, lĩnh vực, vùng và cộng

đồng dân cƣ. Các thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong tỉnh gồm: bão, lũ lụt, mƣa lớn, nắng nóng... gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và đời sống, sức khỏe của ngƣời dân.

3. Nguyên nhân của BĐKH hiện nay chủ yếu là do các hoạt động của con ngƣời trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (sử dụng phân bón) và tiêu thụ năng lƣợng, khai thác tài nguyên thiên nhiên (đất, nƣớc, rừng,…) đã phát thải vào khí quyển các chất khí nhà kính (hơi nƣớc, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC) làm tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển trái đất.

4. BĐKH tác động đến nông nghiệp và an ninh lƣơng thực. BĐKH có tác động đến sinh trƣởng, năng suất cây trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng; ảnh hƣởng đến sinh sản, sinh trƣởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm. BĐKH có khả năng làm tăng tần số, cƣờng độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tƣợng thời tiết nguy hiểm nhƣ bão, tố, lốc, các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mùa nhƣ thời tiết khô nóng, lũ, ngập úng hay hạn hán, rét hại, xâm nhập mặn, sâu bệnh làm giảm năng suất và sản lƣợng cây trồng vật nuôi.

Một số ví dụ cụ thể về tác động của BĐKH đến nông nghiệp tại tỉnh Bắc Giang: Năm 2001, ghi nhận xảy ra lốc ở Hiệp Hòa; lũ quét ở Yên Thế, Lục Ngạn; úng ngập ở Lục Nam, Yên Dũng, Hiệp Hòa,…khiến cho tổng diện tích cây lƣơng thực bị úng ngập khoảng 6.5000 ha trong có có 5.500 ha lúa, phải cấy lại 4.000 ha [12].

Năm 2008 ghi nhận: Do lƣợng mƣa lớn và nƣớc từ thƣợng nguồn đổ về, mực nƣớc trên sông Cầu và sông Thƣơng tại huyện Lục Nam lên đến mức đỉnh là 8,0m ngang với lũ lịch sử của năm 1986 (8,04m), tại Phủ Lạng Thƣơng là 6,5m và tại sông Cầu là 5,8m. Tại huyện Lục Ngạn 3 nghìn ha lúa đang trổ bông, phơi màu bị ngập úng sâu trong nƣớc lũ, một số xã ngập trắng trong nƣớc. Toàn tỉnh Bắc Giang có khoảng 11.220 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại, 290 ha cây ăn quả [12].

5. Các giải pháp chiến lƣợc ứng phó với BĐKH bao gồm:

- Nhóm các giải pháp giảm nhẹ BĐKH – hạn chế phát thải các chất khí nhà kính và tăng cƣờng các bể hấp thụ và bể chức các chất khí gây hiệu ứng nhà kính.

- Nhóm các giải pháp thích ứng với BĐKH – điều chỉnh các hệ thống tự nhiên và con ngƣời để phù hợp với môi trƣờng, khí hậu thay đổi, nhằm ứng phó với những

tác động hiện tại hoặc tƣơng lai của khí hậu, do đó làm giảm những ảnh hƣởng có hại và tận dụng đƣợc các ảnh hƣởng có lợi.

Các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH đƣợc lựa chọn, xác định đối tƣợng cụ thể và đƣợc lồng ghép có hiệu quả với các kế hoạch, chƣơng trình phát triển kinh tế, xã hội, môi trƣờng của địa phƣơng.

Đối với cộng đồng dân cƣ xã Đức Thắng, cần xây dựng và thực hiện các biện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp truyền thông nâng cao năng lực nhận thức về biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư xã đức thắng, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 55)