CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Nội dung của thông điệp truyền thông về biến đổi khí hậu
1.2.1. Thông điệp về nhận thức
Hiện nay trên toàn thế giới, hầu nhƣ mọi quốc gia, các tổ chức phi chính phủ trong nƣớc và quốc tế đều đang rất nỗ lực đƣa ra các hoạt động, biện pháp truyền thông hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức, phổ biến các kiến thức cơ bản về BĐKH cho nhiều nhóm đối tƣợng khác nhau. Theo Điều 6, Công ƣớc Khung về BĐKH của Liên Hợp Quốc (UNFCCC) đã kêu gọi các quốc gia cần tăng cƣờng các công tác đào tạo, giáo dục; tạo cơ hội cho các nhóm cộng đồng tham gia và tiếp cận các thông tin về BĐKH [22]. Nghị định thƣ Kyoto cũng đƣa ra các đề xuất với mục đích là các bên liên quan cùng nhau phối hợp, thống nhất các kế hoạch hợp tác cấp quốc gia và quốc tế nhằm xây dựng, thực hiện các chƣơng trình giáo dục đào tạo gồm: tăng cƣờng năng lực quốc gia đồng thời điều phối các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH [25]. Vai trò của truyền thông là giúp cộng đồng hiểu rõ đƣợc bản chất có thể dự đoán đƣợc của BĐKH và những tác động liên quan do BĐKH gây ra đến cuộc sống an toàn và sinh kế của họ hiện tại và trong tƣơng lai. Họ cần biết rằng những hoạt động và những hành vi ứng xử của mình, trên thực tế có thể gây ra những ảnh hƣởng trƣớc những tác động của BĐKH.
Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển trên thế giới dễ bị tổn thƣơng nhất do các tác động của BĐKH. Trong một cuộc khảo sát trên quy mô toàn cầu đƣợc thực hiện bởi Nielsen (công ty nghiên cứu thị trƣờng toàn cầu, trụ sở chính tại thành phố New York, Hoa Kỳ) năm 2007 về mối quan tâm đối với hiện tƣợng nóng lên toàn cầu, Việt Nam là một trong những nƣớc ít quan tâm lo lắng về BĐKH [9]. Ở Việt Nam hiện nay chỉ có những khảo sát về kiến thức, thái độ và hành vi ở góc độ địa phƣơng, ví dụ nhƣ một số những kết quả khảo sát định tính ở cấp địa phƣơng của tổ chức Oxfam (liên minh quốc tế của 17 tổ chức làm việc tại 94 quốc gia trên toàn thế giới) tại Bến Tre và Quảng Trị đã chỉ ra rằng các cấp chính quyền địa phƣơng chƣa nhận thức đƣợc các vấn đề cơ bản của BĐKH và họ thiếu thông tin khoa học chính xác, phƣơng pháp đánh giá, công cụ thực hiện và kinh nghiệm thực tiễn để ứng phó với BĐKH [9]. Chính vì vậy, các thông điệp nhận thức trong truyền thông về BĐKH càng trở nên cần thiết và đóng vai trò quan trọng.
Vấn đề cốt lõi của thông điệp nhận thức là cần chỉ ra cho cộng đồng thấy BĐKH đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra trên quy mô toàn thế giới, ảnh hƣởng tới từng khu vực trong một khoảng thời gian kéo dài hàng thập kỷ.
Tác động của BĐKH ngày càng mạnh mẽ đến các điều kiện tự nhiên, gia tăng các hiện tƣợng thời tiết cực đoan (thiên tai, bão, lụt, hạn hán,...), ảnh hƣớng tới các hệ sinh thái tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và đời sống, sức khỏe của con ngƣời hiện nay, các thế hệ tƣơng lai, nhất là ở những khu vực dễ bị tổn thƣơng, nếu loài ngƣời không kịp thời có những giải pháp ứng phó thích hợp. Nếu có sự hợp tác thống nhất về đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách, kế hoạch và mục tiêu hoạt động trong nỗ lực giảm phát thải khí kính, ổn định nồng độ của các khí nhà kính của tất cả các quốc gia, của từng địa phƣơng, của toàn thể cộng đồng dân cƣ và đặc biệt là quá trình điều chỉnh hoạt động, hành vi của mỗi cá nhân thì có thể ngăn ngừa đƣợc các tác động do BĐKH mang lại.
Hơn nữa, các nội dung của thông điệp phải gắn liền với việc truyền tải các giải pháp chiến lƣợc ứng phó với BĐKH. Các giải pháp thích ứng với BĐKH tập trung điều chỉnh các hệ thống tự nhiên và con ngƣời để phù hợp với môi trƣờng, khí hậu thay đổi, nhằm ứng phó với những tác động hiện tại hoặc tƣơng lai của khí hậu, do đó làm giảm những ảnh hƣởng có hại và tận dụng đƣợc những ảnh hƣởng có lợi. Đối với mỗi địa phƣơng, lĩnh vực, ngành cụ thể cần lựa chọn, xác định đối tƣợng cần đƣợc lồng ghép với các kế hoạch, chƣơng trình phát triển kinh tế, xã hội, môi trƣờng, phù hợp với chính sách phát triển chung của quốc gia.
Ứng phó với BĐKH phải đƣợc tiến hành trên các nguyên tắc phát triển bền vững, bảo đảm tính thống nhất, tổng hợp giữa các ngành, vùng, khu vực; bình đẳng giới và xóa đói giảm nghèo [3]. Đồng thời, các biện pháp đƣợc thực hiện có trọng tâm, trọng điểm; ƣu tiên có kế hoạch thích ứng với những tác động cấp bách trƣớc mắt và xây dựng chƣơng trình ứng phó với các tác động tiềm tàng lâu dài; đầu tƣ tổng hợp các nguồn lực cho ứng phó với BĐKH nhằm đảm bảo phát triển bền vững. Đảng và Chính phủ đã xác định ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, của toàn xã hội, mọi cấp, ngành, các tổ chức dân sự, toàn thể ngƣời dân, đƣợc thực hiện với sự đồng thuận, thống nhất cao, từ phạm vi địa phƣơng, vùng, quốc gia đến toàn cầu [11].
Về cơ bản, các thông điệp nhận thức trong truyền thông về BĐKH có thể đƣợc gộp lại thành các nhóm chính sau [8]:
- BĐKH đang xảy ra và có nhiều khả năng sẽ gây ra những tác động lớn đến quá trình phát triển của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
- Cộng đồng dân cƣ có thể tham gia chƣơng trình hành động cụ thể nhằm thích ứng với BĐKH.
- Cộng đồng dân cƣ có thể tham gia chƣơng trình hành động cụ thể giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
Các chủ đề truyền thông có thể áp dụng [6]:
- Kiến thức chung về BĐKH và mối liên hệ giữa BĐKH tới đời sống sức khỏe, sản xuất kinh tế, xã hội của cộng đồng;
- Sự tham gia của mọi ngƣời vào chia sẻ thông tin, ứng phó với BĐKH?
- Các ví dụ nghiên cứu điển hình, các mô hình đã thực hiện đạt hiệu quả, số liệu cụ thể liên quan đến các vấn đề BĐKH trong nƣớc và quốc tế;
- Trao đổi các kinh nghiệm liên quan đến mối liên hệ giữa BĐKH với cuộc sống hàng ngày của cộng đồng;
- Cộng đồng cùng quan tâm đến BĐKH;
Những thông điệp này cần đi liền với các hoạt động thực tế nhằm thúc đẩy những thay đổi trong hành vi của ngƣời tiếp nhận.