Cơ sở của việc xây dựng các giải pháp truyền thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp truyền thông nâng cao năng lực nhận thức về biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư xã đức thắng, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 31 - 36)

CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Cơ sở của việc xây dựng các giải pháp truyền thông

1.3.1. Cơ sở pháp lý

Nhận thức rõ những tác động của BĐKH đến sự phát triển bền vững của đất nƣớc, trong thời gian qua, Đảng, Nhà nƣớc đã ban hành một số chính sách, chƣơng trình về BĐKH đƣợc xây dựng và triển khai, tập trung vào các giải pháp lồng ghép với hoạt động bảo vệ môi trƣờng ứng phó với BĐKH, định hƣớng trong sản xuất nông nghiệp,... trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của truyền thông, luôn coi truyền thông là vấn đề quan trọng hàng đầu trong tất cả các hoạt động ứng phó BĐKH.

Để ứng phó hiệu quả trƣớc những tác động tiêu cực của BĐKH, Thủ tƣớng chính phủ đã ban hành các Quyết định: số 2139/QĐ-TTg về Chiến lƣợc quốc gia về BĐKH ngày 05/12/2012; số 321/QĐ-TTg sửa đổi Điều 3 Quyết định số 43/QĐ-

TTg ngày 09/01/2012 về việc thành lập Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu có tầm nhìn xuyên thế kỷ, là nền tảng cho các chiến lƣợc khác; số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 về Chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh [24].

Ngày 08 tháng 10 năm 2014, Chính phủ đã phê duyệt văn kiện sửa đổi Khung chƣơng trình Hỗ trợ ứng phó với BĐKH (SP-RCC) đƣợc ban hành kèm theo Quyết định số 1824/QĐ-TTg nhằm mục tiêu đạt đƣợc kết quả là xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với BĐKH (Kết quả số 7) trong đó có nội dung: nâng cao năng lực ngành y tế ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng cao nhận thức, giáo dục và đào tạo cộng đồng về các vấn đề ứng phó BĐKH [11].

Ngày 03/6/2013, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cƣờng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng (BVMT).

Nghị quyết đã đề cập đến một số giải pháp chủ yếu sau:

1- Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường [5]

Đa dạng hoá hình thức, đổi mới nội dung, xác định các đối tƣợng ƣu tiên tuyên truyền, giáo dục; đƣa nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng vào chƣơng trình đào tạo các cấp học phổ thông, đại học, đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Tăng cƣờng công tác thông tin, tuyên truyền, tạo dƣ luận xã hội lên án và thống nhất nhận thức về việc phải xử lý nghiêm các hành vi sử dụng lãng phí tài nguyên, đốt phá rừng, gây ô nhiễm môi trƣờng, săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã.

Nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trƣờng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, doanh nghiệp và mọi ngƣời dân. Xây dựng tiêu chí, chuẩn mực về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên. Hình thành các thiết chế văn hoá, đạo đức môi trƣờng trong xã hội. Thực hiện đánh giá, phân hạng về môi trƣờng đối với các ngành, địa phƣơng.

2- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường [5]

3- Tăng cường quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường [5]

4- Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính, tăng cường và đa dạng hoá nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường [5] 5- Coi trọng hợp tác, hội nhập quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường [5]

Ngày 23/01/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-CP về Chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành TW Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cƣờng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng. Chƣơng trình xác định các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu của Chính phủ về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cƣờng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng nhằm giảm nhẹ tác động của BĐKH; khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên quốc gia hợp lý, hiệu quả và bền vững; nâng cao chất lƣợng môi trƣờng sống và bảo đảm cân bằng sinh thái, hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nƣớc mà Nghị quyết số 24-NQ/TW đã đề ra [5].

Tại Bắc Giang, UBND tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010-2015, tầm nhìn đến năm 2020 tại Quyết định số 253/QĐ-UBND ngày 13/7/2011 [12]; ban hành Chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ và Kế hoạch số 50-KH/TU ngày 01/8/2013 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 24- NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cƣờng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng tại Quyết định số 345/QĐ-UBND ngày 13/6/2014 [13]. Trong đó, đối với kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về chủ động phòng, tránh thiên tai, thích ứng với BĐKH, UBND tỉnh Bắc Giang giao cho Sở Tài nguyên và Môi trƣờng chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trên địa bàn tỉnh Bắc Giang triển khai thực hiện.

Ngày 28/3/2016, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Giang, Sở Tài nguyên và môi trƣờng tỉnh Bắc Giang thống nhất Chƣơng trình phối hợp hành động “Bảo vệ môi trƣờng phát triển bền vững, ứng phó với BĐKH góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh (giai đoạn 2016-2020)” tại Công văn số 07/CTrPH-MTTQ-

TNMT ngày 28/3/2016. Mục đích của chƣơng trình phối hợp nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, hành động từ mỗi cá nhân, gia đình đến các khu dân cƣ trong toàn tỉnh; duy trì thƣờng xuyên các hoạt động phòng, chống, khắc phục ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng, nâng cao chất lƣợng môi trƣờng sống, môi trƣờng lao động; bảo vệ, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên của tỉnh; ứng phó với BĐKH [15].

Bằng các hình thức phổ biến quy định pháp luật về khí tƣợng thủy văn và biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trƣờng, tài nguyên nƣớc trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng; cung cấp tài liệu tuyển chọn các văn bản pháp luật tới 10 huyện, thành phố và 232 xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Đồng thời phối hợp với các đơn vị xây dựng các chuyên đề tuyên truyền lồng ghép với các dịp kỷ niệm, ra quân nhƣ: Ngày Nƣớc thế giới 23/3, Ngày Khí tƣợng thế giới 23/3, Ngày Môi trƣờng thế giới 05/6 diễn ra hàng năm.

Các chƣơng trình, dự án, kế hoạch đã đạt đƣợc những kết quả nhất định tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề xuất phát từ nhận thức của ngƣời dân về BĐKH còn hạn chế dẫn đến khả năng thích ứng thấp; khả năng thay đổi thói quen trong cuộc sống hàng ngày (nhƣ hạn chế sử dụng túi nilong, phân loại rác, sử dụng than đá,…) cũng nhƣ trong quá trình sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Tại địa bàn tỉnh Bắc Giang nói chung, tại xã Đức Thắng nói riêng, hiện nay chƣa có giải pháp truyền thông nào thực sự hiệu quả đƣợc xây dựng và triển khai sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân địa phƣơng.

1.3.2. Cơ sở thực tiễn

Tình hình diễn biến của BĐKH lên các mặt của đời sống có biểu hiện rất phức tạp, trƣớc tiên là nhiệt độ trung bình trái đất tăng lên, băng tan nhanh ở các cực, mực nƣớc biển toàn cầu dâng cao, lƣợng mƣa và phân bố mƣa thay đổi gây nên các hiện tƣợng khí hậu cực đoan nhƣ bão, mƣa lớn, lũ lụt, lũ quét, hạn hán, tố lốc... Tác động của BĐKH đang ảnh hƣởng lớn cho phát triển kinh tế, xã hội, BĐKH cũng xóa đi nhiều thành quả to lớn nỗ lực nhiều năm mới tạo đƣợc, trong đó có những thành quả thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ.

Thời gian qua, công tác ứng phó (bao gồm các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ) với BĐKH, phòng ngừa thiên tai, quản lý tài nguyên thiên nhiên và BVMT đã đƣợc quan tâm, có bƣớc chuyển biến và đạt đƣợc một số kết quả bƣớc đầu quan trọng.

Tuy nhiên, các công tác này còn bị động, chƣa đƣợc triển khai đồng bộ trong khi đó thiên tai ngày càng bất thƣờng, gây nhiều thiệt hại về ngƣời và tài sản; tài nguyên chƣa đƣợc quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả và bền vững, một số loại tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn tới suy thoái, cạn kiệt; ô nhiễm môi trƣờng vẫn tiếp tục gia tăng, có nơi nghiêm trọng. Đồng thời, việc khắc phục hậu quả về môi trƣờng do chiến tranh để lại còn chậm, đa dạng sinh học suy giảm, nguy cơ mất cân bằng sinh thái đang diễn ra trên diện rộng làm ảnh hƣởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, sức khoẻ và đời sống nhân dân [3].

Những hạn chế nêu trên có nguyên nhân khách quan, nhƣng chủ yếu là do chủ quan. Nhận thức và tầm nhìn của các cấp uỷ, chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng về công tác này chƣa đầy đủ, thiếu thống nhất, còn thiên về lợi ích kinh tế trƣớc mắt, chƣa coi trọng phát triển bền vững.

Một số chủ trƣơng của Đảng chƣa đƣợc quán triệt và thể chế hoá đầy đủ, kịp thời. Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ; một số cơ chế, chính sách chƣa sát với thực tế, thiếu tính khả thi. Chất lƣợng công tác dự báo và quy hoạch còn nhiều hạn chế, chƣa theo kịp yêu cầu phát triển, tính tổng thể, liên ngành, liên vùng; chƣa rõ trọng tâm, trọng điểm và nguồn lực thực hiện. Tổ chức bộ máy, quản lý nhà nƣớc và việc phân công, phân cấp, phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, địa phƣơng còn thiếu chặt chẽ; tổ chức thực hiện chƣa thực sự chủ động, cƣơng quyết; hiệu lực, hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm chƣa cao. Chủ trƣơng xã hội hoá chƣa huy động đƣợc sự tham gia của các đoàn thể, hiệp hội, doanh nghiệp, cộng đồng và ngƣời dân [3].

Bên cạnh đó, ngƣời dân chỉ có thể cảm nhận rõ nét nhất khi nghe thông tin dự báo khí tƣợng thủy văn và tiếp cận những bản tin thời tiết cụ thể, cũng nhƣ quan tâm hơn tới những tác động của BĐKH từ các phƣơng tiện truyền thông phổ biến nhƣ tivi, internet, loa phát thanh,.. Còn lại để hiểu nguyên nhân căn bản về những điều liệt kê ở trên thì cần có một vốn kiến thức nhất định mà không phải đối với tầng lớp dân cƣ nào cũng có thể hiểu sâu sắc đƣợc [2].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp truyền thông nâng cao năng lực nhận thức về biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư xã đức thắng, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)