Đặc điểm khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp truyền thông nâng cao năng lực nhận thức về biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư xã đức thắng, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 40 - 42)

CHƢƠNG II : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU

3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Xã Đức Thắng là một trong 26 xã và thị trấn của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang - Nằm ở vị trí trung tâm của huyện, có diện tích tự nhiên 10,7 km2, cách thành phố Bắc Giang 30 km và cách trung tâm thành phố Hà Nội là 50 km.

Về địa giới: Xã Đức Thắng giáp ranh 08 xã và 01 thị trấn gồm: - Phía Bắc: Giáp xã Hoàng An

- Phía Tây - Tây Bắc: Giáp xã Hoàng Vân và xã Thái Sơn - Phía Tây - Tây Nam: Giáp xã Hùng Sơn và xã Thƣờng Thắng - Phía Nam: Giáp xã Danh Thắng

- Phía Đông: Giáp xã Ngọc Sơn

- Phía Đông Đông Nam: Xã Đức Thắng tạo thành hình trăng khuyết, ôm lấy 03 phía của thị trấn Thắng và một phần giáp xã Lƣơng Phong.

Về tọa độ trên bản đồ địa lý: Xã Đức Thắng nằm trong tọa độ 105052'40" đến 106o2'20'' kinh tuyến đông và 21013'20" đến 21026'10'' vĩ tuyến Bắc.

Về địa hình: Chủ yếu là đổi núi thấp, xen kẽ đồng bằng ô trũng, bị chia cắt ở mức trung bình, hình sóng lƣợn 8 đến 150, thoải dần theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam và chạy dọc ven đồi.

Về cấu tạo địa chất: Nằm trong vùng đất phù sa cổ, bạc mầu nặng. Thế đất bậc thang, bị rửa trôi, sét hóa và ong hóa. Các chất dinh dƣỡng có trong đất gồm các thành phần nhƣ mùn, đạm, lân, kali đều từ nghèo đến rất nghèo. Nơi trũng có phản ứng chua. Tuy nhiên, khi sử dụng nhiều phân bón hữu cơ, giữ độ nƣớc sẽ khiến đất tơi bở, thoáng khí, có thể phù hợp với nhiều loại cây trồng nhƣ lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đỗ tƣơng,...) cây ăn quả (vải, nhãn, bƣởi,...) hoặc cây lấy gỗ (xoan, bạch đàn, mỡ, keo,...).

Về tài nguyên khoáng sản: Xã Đức Thắng nằm trên vỉa than non, chƣa đến tuổi khai thác.

Dƣới tầng đất canh tác có sỏi son, đá ong, nhất là đất sét trắng, chất lƣợng tốt đƣợc ngƣời dân khai thác từ lâu đời.

Về khí hậu thủy văn: Xã Đức Thắng thuộc vùng chuyển tiếp nên chịu ảnh hƣởng của cả khí hậu miền núi và đồng bằng. Do nằm trong không gian khí hậu của huyện Hiệp Hòa nên xã Đức Thắng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng nóng và khô hanh ẩm ƣớt, bốn mùa trong năm. Nhiệt độ trung bình trong năm là 230C, nhiệt độ trung bình trong tháng nóng nhất (tháng 7) là 350C, nhiệt độ trung bình trong tháng thấp nhất (tháng 1) là 130C, dao động ngày - đêm trung bình 6,20C, số giờ nắng trung bình trong năm 1700 giờ, trong ngày là 4,6 giờ, lƣợng mƣa trung bình trong nhiều năm gần đây là 1600mm, độ ẩm không khí TB là 75%, tốc độ gió TB là 2m/s.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Về điều kiện kinh tế

Xã Đức Thắng có tổng diện tích đất nông nghiệp chiếm 1.092 ha, đất thủy sản là 56ha. Sản xuất nông nghiệp chiếm 70%, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ chiếm 20% và các ngành nghề khác chiếm 10%.

Về trồng trọt: Ngoài cây trồng chủ đạo là lúa, ngƣời dân còn trồng thêm các loại ngô, khoai lang, lạc, đậu đỗ các loại và rau màu khác. trong đó diện tích gieo cấy lúa là 608ha, năng suất bình quân 52tạ/ha; diện tích trồng lạc là 175ha, năng suất ƣớc đạt 22tạ/ha; diện tích trồng ngô là 82ha, năng suất ƣớc đạt19/ha; diện tích trồng khoai lang là 30ha, năng suất ƣớc đạt 25tạ/ha; diện tích rau màu các loại là 125ha.

Về chăn nuôi: Chủ yếu là trâu bò, ngựa, lợn, gia cầm. Chính quyền địa phƣơng thƣờng xuyên chỉ đạo nhân dân phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; tổ chức tiêm phòng, phun thuốc khử trùng tiêu độc định kỳ theo kế hoạch.

Về thủy sản: Các hộ gia đình đã chủ động đƣa các loại giống cá có giá trị kinh tế cao vào sản xuất nhƣ cá trê lai, cá rô phi đơn tính, cá trắm, cá trôi,...đồng thời mạnh dạn đầu tƣ thâm canh nhằm tăng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập. Sản lƣợng thủy hải sản đạt khoảng 61,6 tấn/năm.

Về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ: Trên địa bàn xã có trên 300 hộ sản xuất kinh doanh buôn bán.

3.1.2.2. Về điều kiện xã hội

Về dân số: Toàn xã Đức Thắng có 3.574 hộ với 13.450 nhân khẩu. Dân cƣ chủ yếu là ngƣời dân tộc Kinh sống tập trung ở các thôn, xóm với mức sống trung bình khá, chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp và thƣơng mại dịch vụ.

Về công tác giáo dục: Hiện tại toàn xã có 02 trƣờng mầm non với 702 cháu, 02 trƣờng tiểu học với 696 học sinh, 01 trƣờng trung học cơ sở với 1.207 học sinh. Công tác khuyến học của xã thƣờng xuyên đƣợc đẩy mạnh.

Về công tác y tế: Xã Đức Thắng có 01 trạm y tế với 01 bác sỹ, 09 y tá, thƣờng xuyên đƣợc đầu tƣ nâng cấp, công tác y tế dự phòng đƣợc quan tâm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vệ sinh phòng dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn, ngăn ngừa các loại bệnh dịch nguy hiểm xảy ra.

Về tôn giáo, tín ngưỡng: Tình hình tôn giáo trên địa bàn ổn định, quyền tự do tín ngƣỡng của ngƣời dân đƣợc tôn trọng.

Về tình hình phòng chống thiên tai: Hàng năm, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của xã Đức Thắng đều xây dựng phƣơng án phòng chống lụt bão, tổng kết, đánh giá kế hoạch thực hiện của năm trƣớc. Trong kế hoạch, Ban chỉ huy đã đề ra các công việc phải làm trƣớc và sau khi thiên tai xảy ra, trong đó phân công cụ thể công việc cho các thôn để bảo đảm an toàn về tính mạng và hạn chế thiệt hại về tài sản cho ngƣời dân.

(Nguồn: Báo cáo kinh tế-xã hội 06 tháng đầu năm 2017 của xã Đức Thắng [14])

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp truyền thông nâng cao năng lực nhận thức về biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư xã đức thắng, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)