Đánh giá chung về tình hình biến đổi khí hậu ở địa phƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp truyền thông nâng cao năng lực nhận thức về biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư xã đức thắng, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 47 - 49)

CHƢƠNG II : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU

3.2. Biến đổi của một số yếu tố khí hậu tại dịa phƣơng

3.2.6. Đánh giá chung về tình hình biến đổi khí hậu ở địa phƣơng

Do chịu tác động của BĐKH toàn cầu, tình hình diễn biến của các yếu tố thời tiết và thiên tai ở Việt Nam nói chung, tỉnh Bắc Giang nói riêng trong những năm gần đây xảy ra hết sức dị thƣờng.

Theo kết quả số liệu quan trắc khí tƣợng từ năm 1961 đến năm 2010 đƣợc thu thập từ 3 trạm khí tƣợng gồm: Trạm TP. Bắc Giang (đại diện cho tiểu vùng trung du, đô thị), trạm Lục Ngạn và Sơn Động (đại diện tiểu vùng miền núi) cho thấy: Nhiệt độ có xu thế tăng lên, nhiệt độ trung bình trong 10 năm gần đây phổ biến tăng từ 0,7- 0,75oC; nắng nóng có xu thế xuất hiện sớm và kết thúc muộn, số đợt nhiều hơn, xảy ra cục bộ và diễn biến phức tạp, số ngày nắng nóng gay gắt nhiều hơn, điển hình là đợt nắng nóng gay gắt kéo dài 29 ngày của mùa hè năm 2008; không khí lạnh có nhiều biểu hiện bất thƣờng nhƣ mùa lạnh đến sớm hơn (cuối tháng 8 đã xuất hiện), số đợt lạnh nhiều hơn, cƣờng độ thì không mạnh nhƣ nhiều năm trƣớc đây song lại có những năm xuất hiện rét đậm rét hại kéo dài mang tính lịch sử nhƣ năm 2008.

Đối với lƣợng mƣa, nhìn chung tổng lƣợng mƣa năm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong 50 năm trở lại đây có xu thế giảm, có nhiều biểu hiện bất thƣờng nhƣ trong mùa khô ít mƣa nhƣng có ngày mƣa trên 100mm xảy ra cục bộ. Trong những tháng cao điểm của mùa mƣa bão, lƣợng mƣa thiếu hụt so với trung bình nhiều năm, điển hình là năm 2006, 2007 và 2009.

Theo ghi nhận, năm 1999 do thời tiết diễn biến phức tạp, 03 tháng cuối năm 1998 và 04 tháng đầu năm 1999 hầu nhƣ không có mƣa gây ra tình trạng hạn hán trên diện rộng, các hồ lớn ở tỉnh Bắc Giang ở mức cạn kiệt. Hạn hán đã ảnh hƣởng tới trên 20.000 ha đất canh tác. Đến mùa mƣa lại xảy ra hiện tƣợng lũ, lụt làm ngập úng 7.000 ha lúa, phải cấy lại 2.000 ha đất canh tác vụ mùa [12].

Năm 2001, ghi nhận xảy ra lốc ở Hiệp Hòa; lũ quét ở Yên Thế, Lục Ngạn; úng ngập ở Lục Nam, Yên Dũng, Hiệp Hòa,…khiến cho tổng diện tích cây lƣơng thực bị úng ngập khoảng 6.5000 ha trong có có 5.500 ha lúa, phải cấy lại 4.000 ha [12].

Năm 2006, tình hình thời tiết có những biến động bất thƣờng, bão lốc, mƣa đá, sạt lở đất xảy ra, lƣợng mƣa hàng năm thấp, lƣợng dòng chảy trên các sông suối từ tháng 1 đến tháng 5 thiếu hụt từ 10% đến 35% gây ra tình trạng khô hạn kéo dài, thiếu nƣớc nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống.

Năm 2008, trên địa bàn tỉnh xảy ra hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng: rét đậm kéo dài (38 ngày liền từ giữa tháng 1 đến cuối tháng 2); 02 đợt mƣa kỷ lục (do chịu ảnh hƣởng trực tiếp của cơn bão số 4 và hoàn lƣu bão số 6) và lũ cao đạt mức lũ lịch sử trên sông Lục Nam. Lƣợng mƣa năm 2008 của tỉnh xấp xỉ 1.800mm, lớn hơn trung bình nhiều năm khoảng 400 mm. Trong mùa mƣa lũ xảy ra nhiều đợt mƣa có tổng lƣợng mƣa trên 500 mm. Đặc biệt đợt mƣa lớn điển hình cuối tháng 9 và đầu tháng 11 đã gây lũ cao ở các triền sông, ngập lụt ở tất cả huyện, thành phố.

Tháng 9 năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng chính thức công bố các kịch bản BĐKH, nƣớc biển dâng cho Việt Nam. Căn cứ vào thực trạng và định hƣớng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Bắc Giang trong tƣơng lai, kịch bản BĐKH cho Bắc Giang đƣợc lựa chọn là B2 (Kịch bản B2- Kịch bản phát thải trung bình căn cứ vào các tiêu chí: dân số tăng liên tục nhưng với tốc độ thấp; chú trọng đến các giải pháp địa phương về ổn định kinh tế, xã hội và môi trường; mức độ phát triển kinh tế trung bình; thay đổi công nghệ mức trung bình) [12].

Thế kỷ 21 (giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2100), dự báo nhiệt độ trung bình tỉnh Bắc Giang có xu hƣớng tăng dần theo thời gian ở tất cả các mùa trong năm, trong đó thời ký tháng 6 đến tháng 8 có mức tăng chậm hơn các thời kỳ khác [12]. Lƣợng mƣa qua các thập kỷ trong hầu hết các mùa đều có xu hƣớng tăng, trong đó mùa tháng 6 đến tháng 8 có mức tăng nhanh hơn cụ thể là 6,1% vào giữa thế kỷ và 11,7% vào cuối thế kỷ. Tuy nhiên, vào mùa tháng 3 đến tháng 5, lƣợng mƣa lại có xu hƣớng giảm, tuy nhiên mức giảm không đáng kể. Nếu tính trung bình cho cả năm thì lƣợng mƣa năm có xu hƣớng tăng với mức tăng khoảng 2,6% vào giữa thế kỷ, tăng 6% vào cuối thế kỷ 21. Theo không gian thì lƣợng mƣa tăng ở phía Tây nhỏ hơn phía Đông, phía Bắc nhỏ hơn phía Nam.

Vào giữa thế kỷ 21, trên đa phần diện tích các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Hiệp Hòa và một phần nhỏ diện tích huyện Tân Yên có mức tăng nhiệt độ trên 1,4oC; hầu hết diện tích các huyện Yên Thế, Lạng Giang, Việt Yên, Yên Dũng, Sơn Động, TP.

Bắc Giang và một phần diện tích Đông Bắc Lục Ngạn có mức tăng nhiệt độ trung bình từ 1,35 đến 1,4oC; chỉ một phần nhỏ diện tích phía Đông huyện Sơn Động có mức tăng nhỏ hơn 1,35oC. Lƣợng mƣa có xu hƣớng tăng nhiều ở TP. Bắc Giang, đa phần các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn và phía Tây huyện Sơn Động với mức tăng trên 3,4%, các diện tích còn lại trên địa bàn tỉnh có mức tăng từ 2,8 đến 3,4% [12].

Vào cuối thế kỷ, mức tăng nhiệt độ trung bình ở phía Tây Nam huyện Lục Ngạn, Lục Nam và một phần diện tích huyện Hiệp Hòa có mức tăng trên 2,7oC; hầu hết diện tích các huyện còn lại có mức tăng từ 2,6 đến 2,7oC, chỉ một phần diện tích phía Đông huyện Sơn Động có mức tăng nhiệt độ trung bình dƣới 2,6oC. Mức tăng của lƣợng mƣa trung bình năm tại các huyện Yên Dũng, một phần diện tích TP. Bắc Giang, phía Đông huyện Lục Nam, phía Nam huyện Lục Ngạn và phía Tây huyện Sơn là trên 6,6%; các khu vực khác trong tỉnh có mức tăng từ dƣới 5,8% đến 6,6%. Mức tăng cao nhất có thể lên tới 100% trong giai đoạn 2040-2059 [12].

Theo kịch bản B2, dự báo mức tăng nhiệt độ trung bình năm tại tỉnh Bắc Giang cao hơn từ 0,1 – 0,2oC và mức tăng về lƣợng mƣa trung bình năm nhỏ hơn từ 0,1 – 0,8% so với tƣơng quan vùng Đông Bắc Bộ [12].

Xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu Đông Bắc Bộ, có những biểu hiện chung do chịu ảnh hƣởng của BĐKH diễn ra trên vùng Đông Bắc Bộ nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp truyền thông nâng cao năng lực nhận thức về biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư xã đức thắng, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)