Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp truyền thông nâng cao năng lực nhận thức về biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư xã đức thắng, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 36 - 39)

CHƢƠNG II : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.1. Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu

Luận văn sử dụng tích hợp hai phƣơng pháp tiếp cận, đó là:

- Tiếp cận từ trên xuống (Top-Down) thông qua việc tổng hợp, phân tích, hệ thống các dữ liệu thứ cấp: Nghị quyết, Nghị định, Luật, Quyết định, Thông tƣ về truyền thông BĐKH; các kết quả nghiên cứu đa ngành ở các lĩnh vực khác nhau nhƣ: Khí tƣợng, khí hậu, thủy văn, đất đai, kinh tế - xã hội, hạ tầng nông thôn,...

- Tiếp cận từ dƣới lên (Bottom-Up) thông qua quá trình điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực trạng và kiểm nghiệm mô hình đã đề xuất. Dựa trên kết quả khảo sát thực tế để nắm bắt rõ các đặc điểm địa hình, thủy văn, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đặc điểm của cộng đồng dân cƣ từ đó xác định đƣợc một số giải pháp thích hợp có thể áp dụng.

2.1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.2.1. Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa

Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp đánh giá nhanh hay đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (Participatory/ Rapid Rural Appraisal – PRA/RRA) là một phƣơng pháp đánh giá nhu cầu ở cộng đồng với sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan. PRA là một hình thái đặc biệt của nghiên cứu mang tính định lƣợng đƣợc sử dụng để tìm hiểu và thu thập thông tin tại cộng đồng. Ƣu điểm của phƣơng pháp PRA so với các phƣơng pháp khác là ngƣời dân tại cộng đồng tự phân tích thực tế nhu cầu và đời sống của họ.

Các thông tin sẽ đƣợc thu thập thông qua phỏng vấn các hộ gia đình trong khu vực nghiên cứu bằng phiếu điều tra, đồng thời mở rộng sang các khu vực xã lân cận. Việc mở rộng sang các xã lân cận nhằm đối chứng đảm bảo có đủ số liệu cũng nhƣ tính đại biểu và khách quan cho số liệu.

- Điều tra hộ gia đình bằng bảng hỏi: Thực hiện phƣơng pháp điều tra hộ gia đình nhằm tìm hiểu các thông tin liên quan đến hiểu biết về biến đổi khí hậu, nguyên nhân, tác động, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan từng diễn ra, các hoạt động ứng phó với BĐKH đã tham gia,...

Sử dụng bảng hỏi với những câu hỏi đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp cận giúp cho quá trình điều tra đƣợc thuận lợi. Trình tự thực hiện nhƣ sau:

+ Thiết kế, xây dựng bảng hỏi; + Tổ chức lấy thông tin từ bảng hỏi;

+ Phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.

- Xác định kích cỡ mẫu điều tra: Để đảm bảo độ tƣơng đối chính xác cũng nhƣ loại trừ các bảng hỏi sau khi điều tra không đủ chất lƣợng, số hộ cần điều tra tại địa bàn nghiên cứu (xã Đức Thắng) là 200 hộ.

- Phƣơng pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống trên thực địa

Tiến hành điều tra thực địa trong khoảng 2 tháng (mỗi tháng tính là 30 ngày làm việc). Với tổng số lƣợng hộ gia đình cần điều tra tại 01 xã nghiên cứu (xã Đức Thắng) và 02 xã so sánh (xã Danh Thắng, xã Thái Sơn) là 600 hộ, trong 60 ngày thì trung bình mỗi ngày sẽ điều tra khoảng 10 hộ gia đình.

- Quan sát trực tiếp là quan sát một cách hệ thống các đối tƣợng, sự kiện, quá trình, quan hệ hoặc con ngƣời và sau đó ngƣời quan sát phải ghi chép lại những điều đã quan sát đƣợc. Đây là một phƣơng pháp tốt để kiểm tra chéo thông tin thu đƣợc từ ngƣời đƣợc phỏng vấn.

Các phƣơng pháp quan sát trực tiếp: + Ghi chép: sổ, giấy, biểu đồ, ảnh,… + Sử dụng một số câu hỏi để kiểm tra;

+ Quan sát theo địa điểm, quan sát các sự kiện diễn ra xung quanh.

- Cách thức phỏng vấn (phỏng vấn cá nhân hay phỏng vấn hộ gia đình): Các cuộc

phỏng vấn đƣợc tiến hành ngẫu nhiên, ngƣời phỏng vấn sẽ lựa chọn ngƣời đƣợc phỏng vấn một cách ngẫu nhiên tuỳ theo mục đích của từng loại thông tin cần thu thập.

- Địa điểm phỏng vấn: Tại từng hộ gia đình đối với phỏng vấn hộ gia đình; tại trụ sở thôn, xã khi phỏng vấn nhóm trọng tâm; tại một địa điểm do ngƣời phỏng vấn chọn khi phỏng vấn nhóm và tại bất cứ nơi nào khi ngƣời phỏng vấn thấy có thể tiến hành phỏng vấn nhƣ: trên cánh đồng, trong trƣờng học, tại nhà ở của ngƣời đƣợc phỏng vấn.

2.1.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, phân tích, xử lý số liệu

Phƣơng pháp thu thập số liệu dựa trên các tài liệu, báo cáo tổng hợp của các cơ quan, đơn vị và cá nhân đƣợc tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc thực hiện, giám

sát hay điều phối Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia về Thích ứng với Biến đổi khí hậu; Công ƣớc Khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH; Nghị định thƣ Kyoto; Hội nghị thƣợng đỉnh về biến đổi khí hậu toàn cầu của Liên Hợp Quốc (COP21),...và lồng ghép các kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và giảm phát thải khí nhà kính trong chƣơng trình, phát triển của ngành tại địa phƣơng liên quan tới BĐKH.

Thu thập, phân tích, xử lý tài liệu là công việc quan trọng trong quá trình nghiên cứu, đánh giá. Trên cơ sở mục đích của đề tài, chúng tôi đã xác định các tài liệu, số liệu cần thu thập tại khu vực nghiên cứu nhƣ điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, các số liệu quan trắc từ các trạm khí tƣợng trên địa bàn tỉnh trong khoảng thời gian đủ dài để đảm bảo độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Các tài liệu, số liệu đƣợc thu thập từ nhiều nguồn: báo cáo tổng kết của UBND tỉnh Bắc Giang; các đề án, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan đến vấn đề nghiên cứu…

- Nắm bắt các số liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, chế độ thủy văn, số liệu quan trắc về các điều kiện khí hậu và hạ tầng nông thông.

-Tổng hợp và xử lý số liệu thu thập đƣợc bằng Exel, Word,...

2.1.2.3. Phương pháp chuyên gia

Đề tài nghiên cứu giải pháp truyền thông nâng cao năng lực nhận thức về biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cƣ là một nội dung có ý nghĩa thực tế, đòi hỏi tính liên ngành. Do đó, trong đề tài tác giả có tham vấn nhiều kiến thức, ý kiến khác nhau từ các chuyên gia nhƣ là xác định đối tƣợng nghiên cứu, các giải pháp, chính sách thích hợp để hỗ trợ, nâng cao nhận thức, giáo dục cộng đồng và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng nhằm thích ứng với BĐKH.

Quá trình áp dụng phƣơng pháp chuyên gia chia thành ba giai đoạn: - Lựa chọn chuyên gia.

- Trƣng cầu ý kiến chuyên gia.

- Thu thập và xử lý đánh giá các dự báo.

Áp dụng trong quá trình xây dựng kế hoạch triển khai nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, xây dựng giải pháp truyền thông, trong kiểm nghiệm, đánh giá kết quả và đề xuất hoàn thiện.

2.1.2.4. Phương pháp phân tích thống kê

- Sử dụng các phƣơng pháp thống kê thông thƣờng gồm tính tỷ lệ phần trăm, so sánh các tỷ lệ,

- Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để thực hiện chức năng vẽ và hiệu chỉnh biểu đồ trong phân tích xu thế BĐKH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp truyền thông nâng cao năng lực nhận thức về biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư xã đức thắng, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 36 - 39)