Thông điệp về hành động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp truyền thông nâng cao năng lực nhận thức về biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư xã đức thắng, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 28 - 31)

CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Nội dung của thông điệp truyền thông về biến đổi khí hậu

1.2.2. Thông điệp về hành động

Thông điệp về hành động đƣợc xác định dựa trên sơ đồ tổ chức thực hiện từ cấp trung ƣơng đến địa phƣơng. Tất cả các quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển dài hạn về kinh tế, xã hội, môi trƣờng (tổng thể, ngành, lĩnh vực) đều phải nghiên cứu, đánh giá, tính tới hậu quả tác động của BĐKH ở địa phƣơng. Các nhiệm vụ ứng phó với BĐKH, dựa vào kết quả đánh giá tác động và các kịch bản BĐKH đƣợc xác định phải đƣợc thể hiện trong các chiến lƣợc phát triển của ngành, địa phƣơng, đƣợc cụ thể hóa, thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật và đƣợc quán triệt trong tổ chức thực hiện.

Đối với từng nhóm đối tƣợng cần tiến hành xác định đúng vị trí, vai trò, các nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn cụ thể liên quan đến công tác ứng phó, truyền thông về BĐKH. Đặc biệt, cần chú ý tới cơ chế tham gia trong việc triển khai thực hiện hành động của các nhóm này [6].

Một số nhóm đối tƣợng tiếp nhận thông điệp hành động trong quá trình triển khai truyền thông về BĐKH gồm [8]:

- Chính quyền và cơ quan quản lý các cấp: Gồm các cơ quan, đơn vị và cá nhân đƣợc chỉ đạo tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc thực hiện, giám sát hay điều phối Chƣơng trình mục tiêu quốc gia. Nhóm này phải chịu trách nhiệm về quản lý nhà nƣớc đối với các công việc hàng ngày có liên quan đến BĐKH (tài nguyên nƣớc, giao thông, năng lƣợng, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ,…). Bên cạnh đó, nhóm này còn có nhiệm vụ quan trọng trong việc lồng ghép các kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH vào các chƣơng trình phát triển của ngành, địa phƣơng.

- Khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân: Có một bộ phận các doanh nghiệp tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển cộng đồng. Trong bối cảnh BĐKH, khối doanh nghiệp bao gồm cả nhà nƣớc và tƣ nhân đóng vai trò là nhân tố cần thiết tham gia vào các hoạt động liên quan đến BĐKH, là nguồn ủng hộ về mặt tài chính cho các chƣơng trình, kế hoạch phát triển của mỗi quốc gia, địa phƣơng.

- Các tổ chức chính trị xã hội và tổ chức đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên minh Hợp tác xã, Đoàn Thanh niên từ trung ƣơng đến các cấp của địa phƣơng (tỉnh, huyện, xã, thôn) là các nhóm đối tƣợng có mạng lƣới hoạt động của thành viên trải dài và rộng khắp trên phạm vi cả nƣớc. Các nhóm này chịu trách nhiệm trong việc phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động cộng đồng tham gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội, ví dụ nhƣ BVMT, nƣớc sạch và vệ sinh nông thôn, bảo vệ rừng, quản lý tài nguyên thiên nhiên,...

Các tổ chức chính trị xã hội đóng vai trò vừa là đối tƣợng cần truyền thông về BĐKH, vừa đƣợc coi là một trong những công cụ truyền thông hiệu quả do thành viên của các tổ chức này là những cá nhân tích cực tham gia mạng lƣới báo cáo viên và cộng tác viên cơ sở về BĐKH. Do đó, cần tăng cƣờng năng lực truyền thông về BĐKH, cung cấp các thông tin, kiến thức cơ bản về BĐKH, các mô hình thích ứng và các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính cho nhóm đối tƣợng này.

- Các tổ chức dân sự, xã hội: Là các tổ chức phi chính phủ phi lợi nhuận trong nƣớc và quốc tế, các hội, câu lạc bộ đóng trên địa bàn các tỉnh thành tại Việt Nam. Những thông tin mới liên quan đến khung thể chế hay định hƣớng chính sách, chiến

lƣợc phát triển, kế hoạch hành động của các cơ quan quản lý của Chính phủ thƣờng xuyên đƣợc các tổ chức này quan tâm. Từ đó, họ có cơ sở triển khai các nghiên cứu, thu thập các thông tin, số liệu từ thực địa, xây dựng dữ liệu, làm tham chiếu để các cơ quan quản lý của Chính phủ xây dựng các văn bản chính sách pháp luật phù hợp với thực tiễn.

Chƣơng trình môi trƣờng quốc gia về BĐKH nhấn mạnh, các tổ chức dân sự xã hội sẽ tham gia vào các quá trình hoạch định chính sách, chƣơng trình, kế hoạch ứng phó với BĐKH trong vai trò phản biện; hỗ trợ cộng đồng trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức, triển khai các biện pháp phòng tránh thiên tai; giúp đỡ ngƣời dân áp dụng các biện pháp canh tác, chăn nuôi ít phát thải; tăng cƣờng sử dụng nhiên liệu sính học, hạn chế dùng than.

- Các cơ quan nghiên cứu và đào tạo: Nhóm đối tƣợng này rất cần đƣợc cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin chi tiết, cập nhật kiến thức khoa học liên quan đến BĐKH nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và thực hiện các công trình nghiên cứu.

- Các cơ quan truyền thông: Đây vừa là nhóm đối tƣợng cần đƣợc đào tạo, nâng cao nhận thức; vừa là đối tác đóng vai trò quan trọng trong việc tiến hành các hoạt động truyền thông chiến lƣợc. Ở Việt Nam, chỉ trong một thời gian ngắn, đã có nhiều bài viết, phóng sự, phim tài liệu, chuyên đề về BĐKH đƣợc phát sóng, đăng tải trên nhiều tờ báo, tạp chí, chƣơng trình phát thanh, truyền hình, từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Tuy nhiên, thông tin về BĐKH mà các phóng viên, nhà báo có đƣợc và đƣa tin còn tƣơng đối chung chung, chƣa có nhiều luận chứng khoa học cũng nhƣ các bài học, kinh nghiệm và nghiên cứu thực tiễn để cung cấp cho khán giả. Đội ngũ phóng viên, nhà báo cần đƣợc các cơ quan quản lý nhà nƣớc tạo điều kiện trong việc tiếp cận, tham gia tập huấn kỹ năng trong truyền thông nhằm có thông tin và phƣơng thức đầy đủ về các kịch bản BĐKH, kết quả điều tra nghiên cứu, văn bản chính sách pháp luật, các tài liệu hƣớng dẫn.

- Cộng đồng dân cư: Cộng đồng dân cƣ, đặc biệt là ngƣời dân nghèo sinh sống tại vùng duyên hải, vùng nông thôn, vùng núi là nhóm đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng từ các ảnh hƣởng của BĐKH. Xây dựng thông điệp truyền thông phải đảm bảo cho cộng đồng dân cƣ hiểu rõ đƣợc các thông tin cơ bản về BĐKH, nguyên nhân chính gây ra BĐKH là do hoạt động của con ngƣời, từ đó hình thành ý thức, có thái độ và hành vi

ứng xử thân thiện với môi trƣờng thiên nhiên. Hơn nữa, cần lồng ghép các kiến thức thích hợp về BĐKH nhằm thu hút ngƣời dân tham gia hành động.

Cộng đồng dân cƣ, đặc biệt là các cộng đồng nghèo sinh sống tại vùng duyên hải, vùng trung du miền núi là nhóm đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng nhất từ các ảnh hƣởng của BĐKH [2].

Cuộc sống hàng ngày của cộng đồng dân cƣ dù ở thành thị hay nông thôn, miền núi hay ven biển thì đều phụ thuộc chặt chẽ tới thiên nhiên, trong sinh hoạt cũng nhƣ trong sản xuất. Trong bối cảnh BĐKH nhƣ hiện nay, khi các hiện tƣợng bất thƣờng của thiên nhiên nhƣ hạn hán, lũ lụt, mƣa bão,...xảy ra thì cuộc sống của ngƣời dân bị ảnh nghiêm trọng từ sức khỏe, đến chăn nuôi, quá trình sản xuất nông nghiệp.

Nếu nhƣ nhận thức của ngƣời dân về BĐKH đƣợc nâng cao, con ngƣời có những hành vi ứng xử thân thiện với môi trƣờng và có những kỹ năng cơ bản xử lý các vấn đề liên quan đến BĐKH trong cuộc sống hàng ngày thì gánh nặng trách nhiệm quản lý tài nguyên thiên nhiên sẽ không còn là của riêng những nhà quản lý nữa mà sẽ đƣợc san sẻ trong cả cộng đồng.

Chính vì vậy, sự tham gia của cộng đồng dân cƣ vào các hình thức truyền thông (nhƣ các cuộc thi tìm hiểu, mô hình trình diễn, các câu lạc bộ, tổ tự quản hay các hoạt động mang tính phong trào) đóng vai trò quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức, hình thành ý thức thích ứng với BĐKH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp truyền thông nâng cao năng lực nhận thức về biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư xã đức thắng, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 28 - 31)