Mô hình ảnh hưởng của BĐKH đến NTTS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 81 - 112)

3.3.1. Các tác động của BĐKH đến nuôi trồng thủy sản tại thị xã Quảng Yên

3.3.1.1. Tác động đến quy mô diện tích nuôi trồng thủy sản

Trong các hoạt động NTTS ven biển thì nuôi tôm nước lợ chịu nhiều bất lợi do BĐKH gây ra. Ngược lại, một số hình thức nuôi tôm cũng đã và đang làm tăng phát thải khí nhà kính (như: nuôi bán thâm canh, thâm canh, hoặc nuôi ở quy mô công nghiệp).

BĐKH

NTTS

Ảnh hưởng diện tích Ảnh hưởng sản lượng

Ảnh hưởng chất lượng

Qua phân tích hiện trạng quy mô diện tích NTTS của TX Quảng Yên cho thấy, diện tích nuôi có xu hướng giảm chung 177 ha giai đoạn 2005 - 2017. Trong đó diện tích NTTS nước ngọt giảm đến 400ha, còn NTTS nước lợ có tăng nhẹ (223 ha).

Bảng 3.10. Thay đổi diện tích NTTS của TX Quảng Yên giai đoạn 2005- 2017

Diện tích (ha) Năm 2005 Năm 2017 Mức thay đổi

Nuôi trồng thủy sản 7.577 7.400 - 177

Nước lợ, nước mặn 6.827 7.050 + 223

Nước ngọt 750 350 - 400

Nguồn: Xử lý số liệu thống kê TX Quảng Yên

Xu hướng giảm diện tích nuôi trồng ngoài do tác động của yếu tố quy hoạch, điều chỉnh diện tích NTTS sang các mục đích khác (như phát triển du lịch, xây dựng đường giao thông...) thì còn do tác động của BĐKH. Và tác động của BĐKH còn thể hiện rõ ràng qua sự thay đổi diện tích qua các năm dưới ảnh hưởng của những diễn biến thất thường của nhiệt độ, nước biển dâng, ngập mặn, mưa lũ...

* Tác động do biến động nhiệt độ:

Trong những năm gần đây, tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn TX Quảng Yên gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, năm 2012 thời tiết nắng nóng, mưa lớn thất thường, mức tăng nhiệt độ này vượt ngưỡng chịu đựng của hệ sinh thái và gây ra nhiều tác động nghiêm trọng cho sự sinh trưởng của các đối tượng NTTS, gây sốc đối với thuỷ sản nuôi. Vào cuối tháng 6 và tháng 7/2012, nhiệt độ cao nhất trong ngày có khi 39 - 40ºC đã làm tôm nuôi ở các vùng Hà An, Đông Yên Hưng xuất hiện bị chết rải rác. Vào mùa mưa, lượng mưa tăng mạnh làm ngọt hóa đầm hay gây ra lũ lụt làm giảm diện tích nuôi trồng. Trong tháng 8/2015 thời tiết diễn ra phức tạp: nắng nóng kéo dài, mưa giông và mưa rào xuất hiện gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước trong ao nuôi. Đặc biệt trận mưa lịch sử lớn nhất trong vòng 40 năm qua kéo dài từ ngày 25/7 đến ngày 05/8/2015 đã gây thiệt hại đáng kể đến các hộ nuôi trồng thủy sản của TX, gần 50 ha đầm bị vỡ, người nông dân mất trắng. Hay mưa lớn nhất trong lịch sử 50 năm của tỉnh vào

cuối tháng 7/2018 cũng làm nhiều diện tích đầm nuôi bị ngọt hóa, tôm, cá chết; một số diện tích đầm bị vỡ bờ kè bao.

* Tác động do bão và mưa lớn:

BĐKH làm xuất hiện các cơn bão có cường độ mạnh, tần suất xuất hiện nhiều hơn và phức tạp hơn. Chỉ tính riêng năm 2005, có 9 cơn bão và 3 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, trong đó ảnh hưởng đến Quảng Ninh có 5 cơn bão: 2, 3, 5, 6, 7. Do bão lớn xảy ra trên phạm vi rộng nên tuy chỉ bị ảnh hưởng nhưng thiệt hại do bão gây ra tương đối lớn. Mưa bão và lốc đã làm vỡ đầm thủy sản với diện tích khoảng 8.000 ha; 10 tuyến đê điều bị sạt; 9 hồ, đập, cống tiêu bị sự cố [21]. Tuy ít bị ảnh hưởng của bão và mưa lớn nhưng cơn bão số 1 từ ngày 13/07 đến 18/07/2010 đổ bộ vào địa bàn huyện Yên Hưng làm hơn 100 ha đầm ở Quảng Yên, xã Tân An, Tiền An bị vỡ, thiệt hại về vật chất khoảng 500 triệu đồng. Những trận bão trong giai đoạn 2010-2017 cũng gây thiệt hại rất lớn đến hoạt động NTTS tại TX Quảng Yên.

Theo “kịch bản” về BĐKH thì vào năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam sẽ tăng 2-3ºC. Điều này đồng nghĩa với mực nước biển có thể cao lên khoảng 1m so với giai đoạn 1980-1999. Quảng Ninh là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng, sẽ có khoảng 10% diện tích đất ven biển của tỉnh bị ngập lụt (Quảng Ninh có 9 huyện, thị xã, thành phố ven biển, trong đó có 8 xã dưới mực nước biển); khoảng 5% chiều dài quốc lộ, trên 6% chiều dài tỉnh lộ, gần 4% chiều dài đường sắt, trên 9% dân số bị ảnh hưởng. Dự báo giai đoạn 2020-2100, mực nước biển tỉnh Quảng Ninh sẽ dâng từ 7-64cm so với giai đoạn 1980-1999, khi đó tổng diện tích bị ngập của tỉnh Quảng Ninh là 125,27km² [22]. Là một trong các địa phương bị ảnh hưởng nhiều nhất của nước biển dâng, Quảng Yên phải đối mặt với tình trạng nhiều diện tích đầm ven biển bị mất, do đó nguy cơ diện tích NTTS sẽ bị giảm trong những năm tới. Những năm qua, xâm nhập mặn tăng cao đã thu hẹp đáng kể diện tích nuôi trồng thủy sản.

3.3.1.2. Tác động đến sản lượng nuôi trồng thủy sản

Sản lượng NTTS qua phân tích phần trên đều có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn nghiên cứu. Sự gia tăng mạnh của sản lượng NTTS là do áp dụng các

tiến bộ khoa học kỹ thuật từ giống, kỹ thuật chăm sóc, thức ăn... đến hình thức nuôi trồng từ nuôi quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh và nuôi theo hướng công nghiệp.

Bảng 3.11. Sự thay đổi sản lượng NTTS của TX Quảng Yên giai đoạn 2005 - 2017

Sản lượng (tấn) Năm 2005 Năm 2017 Mức tăng

Nuôi trồng thủy sản 5.296 12.000 +6.704

Nước lợ, nước mặn 4.546 10.050 +5.504

Nước ngọt 750 1.950 1.200

Nguồn: Xử lý số liệu thống kê TX Quảng Yên

Tuy nhiên, trên phạm vi hẹp và theo từng năm, BĐKH cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng của các hộ NTTS. Những năm nắng nóng, bão lớn, mưa nhiều, hay lạnh làm sản lượng thu hoạc thủy sản cũng giảm đáng kể. Như đợt nắng nóng năm 2013, trên địa bàn thị xã có 264 ha ao, đầm có hiện tượng tôm bị chết hàng loạt. Trong đó 250 ha nuôi tôm sú theo hướng quảng canh cải tiến và trên 14 ha nuôi tôm thẻ chân trắng Nam Mỹ theo phương pháp thâm canh. Lượng tôm chết khoảng 1.500 tấn, thiệt hại ước tính từ 13-15 tỷ đồng. Diện tích tôm chết tập trung chủ yếu ở vùng dự án nuôi trồng thuỷ sản của phường Hà An và khu vực Đông Yên Hưng. Cơ quan chức năng đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả tôm nuôi bị mắc bệnh vi rút đốm trắng. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do nguồn giống không đảm bảo chất lượng, kèm theo nắng nóng, người dân chưa tuân thủ đúng theo quy trình kỹ thuật và một phần do bị sốc môi trường nên đã gây ra tình trạng trên.

3.3.1.3. Tác động đến chất lượng nuôi trồng thủy sản

Về nguyên nhân suy giảm năng suất và chất lượng nuôi trồng, BĐKH đã làm thay đổi thời vụ canh tác và cơ cấu nuôi trồng của người dân. Thời tiết nắng nóng, mực nước đầm tôm nuôi thấp, môi trường không ổn định kết hợp với độ mặn cao đã làm cho tôm bị sốc và chết.

Theo kết quả điều tra khảo sát và phỏng vấn hộ nuôi (tháng 4/2018) cho thấy hiện tượng mưa lớn, nhiệt độ cao, độ mặn gia tăng cũng làm thay đổi cấu

trúc hệ sinh thái thủy sinh làm ảnh hưởng đến tăng trưởng của tôm nuôi ven biển, thậm chí gây ra các dịch bệnh trên các giống nuôi trồng, ảnh hưởng đến thu nhập và sinh kế của nhiều hộ nông dân trong vùng.

Như vậy có thể khẳng định những tác động của BĐKH đã rất rõ nét, nó không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người mà còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển KT-XH của TX Quảng Yên. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết việc ứng phó với BĐKH rất cần sự chung tay góp sức của nhiều ngành, nhiều cấp và các tầng lớp nhân dân.

3.3.2. Đánh giá của người dân về các tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản trồng thủy sản

Ngoài việc dựa vào số liệu thống kê, luận văn đã thu thập ý kiến đánh giá của người dân về tác động của BĐKH đến NTTS. Qua khảo sát đánh giá nhận thức của người dân về ảnh hưởng của thủy tai (yếu tố do BĐKH) đến việc NTTS, đa phần người dân được hỏi đều cho biết các yếu tố nắng nóng, bão, giá rét, mưa lớn đều có tác động đến quá trình sinh trưởng, năng suất, môi trường sống, dịch bệnh, nguồn thức ăn của hoạt động NTTS. Kết quả cụ thể được trình bày trong Bảng 3.12.

Bảng 3.12. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của thủy tai đối với nuôi trồng thủy hải sản của hộ gia đình giai đoạn 2007 – 2017

Đơn vị tính: % Yếu tố ảnh hưởng Thủy hải sản sinh trưởng chậm Năng suất giảm Môi trường nước thay đổi Dịch bệnh nhiều hơn Khó tìm nguồn thức ăn Có lứa mất trắng NBD 0 4,0 4,0 0 0 0 Nắng nóng 24,0 16,0 24,0 12,0 0 10 Bão 4,0 40,0 8,0 4,0 8,0 32,0 Giá rét 4,0 32,0 20,0 16,0 0 38,0 Mưa lớn, lụt 4,0 48,0 16,0 12,0 4,0 44,0

Nhìn chung, việc nuôi trồng thủy hải sản của người dân phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, và các hiện tượng biến đổi của các yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và hiệu quả của việc nuôi trồng. Đáng kể đến nhất đó là mưa lớn, ngập lụt có thể làm mất trắng cả một vụ nuôi trồng thủy hải sản, có tới 44% số hộ được hỏi có cùng nhận định như vậy; 48% số hộ được hỏi cho rằng mưa lớn, lụt làm cho năng suất giảm, 16% thay đổi môi trường nước và 12% làm gia tăng dịch bệnh.

Tiếp đến các hiện tượng thời tiết cực đoan như giá rét, nắng nóng, bão là nguyên nhân chính gây ra mất trắng và giảm năng suất. Trong đó, giá rét làm mất trắng có tới 38% số hộ đồng tình, hay làm giảm năng suất 32% số hộ. Tác động của bão, có 32% số hộ cho rằng làm mất trắng, 40% cho rằng làm giảm năng suất.

Nước biển dâng, xâm nhập mặn và lũ quét hầu như không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động nuôi trồng thủy hải sản.

3.4. Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại thị xã Quảng Yên trong bối cảnh biến đổi khí hậu bối cảnh biến đổi khí hậu

3.4.1. Dự báo tác động của kịch bản biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản tại thị xã Quảng Yên tại thị xã Quảng Yên

Việc dự báo các tác động tiềm tàng của BĐKH là hết sức cần thiết. Thông qua việc dự báo sẽ đánh giá được tính khả thi của các định hướng phát triển ngành, xây dựng được các giải pháp và hoạt động thích ứng cũng như làm cơ sở để xây dựng các mô hình thử nghiệm hiệu quả. Tuy nhiên, hiện chưa có đánh giá đầy đủ về tác động tiềm tàng của BĐKH lên diện tích, năng suất, sản lượng và cơ sở hạ tầng trong NTTS; mới chỉ có một số nghiên cứu tác động của BĐKH đối với NTTS ven biển Quảng Ninh. Nghiên cứu của Kam và các cộng sự (2010) ở ĐBSCL cho thấy, nếu không có giải pháp thích ứng BĐKH, thu nhập của các hộ nuôi cá tra có thể giảm 3 tỷ đồng/ha vào năm 2020 và các hộ nuôi tôm có thể giảm 130 triệu đồng/ha vào năm 2020 và giảm 950 triệu đồng/ha vào năm 2050.

Trong nuôi tôm, chi phí thích ứng BĐKH được dự đoán có thể tăng cao, do sự gia tăng chi phí bơm/tháo nước tại các đầm nuôi. Chi phí này chiếm khoảng 2,4% tổng chi phí/năm (giai đoạn 2010-2050). Đây là nghiên cứu đánh giá ở khía cạnh kinh tế của BĐKH ở quy mô cấp gia đình, chưa đánh giá tác động của BĐKH lên diện tích, năng suất, sản lượng và cơ sở hạ tầng tại các vùng NTTS, đặc biệt là vùng NTTS nước lợ, cũng như chưa đánh giá tác động đến năng suất và sản lượng của các đối tượng chủ lực.

Năm 2012, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản đã thực hiện dự án "Điều tra, đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương với BĐKH làm cơ sở xây dựng các chính sách và hoạt động hỗ trợ hiệu quả cho các vùng chịu tác động của BĐKH". Qua đó, xác định vùng ven biển là vùng bị tổn thương cao và cộng đồng những người NTTS ven biển quy mô nhỏ là một trong những đối tượng nhạy cảm nhất với BĐKH cả về mặt kinh tế, xã hội và năng lực thích ứng. Tháng 1/2013, trong một công bố của Tổ chức DARA International về tính dễ bị tổn thương với BĐKH, Việt Nam được xếp ở mức báo động đỏ, là nước đứng đầu danh sách về mức thiệt hại thủy sản do BĐKH. Theo đó, ngành thủy sản bị thiệt hại khoảng 1,5 tỷ USD năm 2010 và mức thiệt hại này sẽ tăng lên 25 tỷ USD vào năm 2030.

Nhìn chung, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, các tác động của BĐKH lên NTTS nói chung và NTTS ven biển nói riêng có thể được giảm nhẹ thông qua các biện pháp thích ứng hiệu quả của người nuôi và các tổ chức cộng đồng. Cụ thể là quản lí trang trại hiệu quả, sử dụng hợp lí các nguồn thức ăn và năng lượng trong hoạt động nuôi, thực hiện chuyển dịch mùa vụ, né vụ theo lịch của các cơ quan quản lí ban hành để thích ứng với diễn biến bất lợi của thời tiết, giảm thiểu khí nhà kính từ hoạt động NTTS.

3.4.2. Năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu tại thị xã Quảng Yên

Quảng Yên là một trong các địa phương ven biển thuộc khu vực nhạy cảm về BĐKH và có tính dễ tổn thương cao trước tác động của nước biển dâng, mưa lớn, bão và áp thấp nhiệt đới. Nhận thức được điều đó, thời gian qua, Thị xã đã

có nhiều giải pháp chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

3.4.2.1. Năng lực ứng phó của tỉnh Quảng Ninh

Là địa phương nằm trong tỉnh Quảng Ninh nên TX cũng được tăng cường năng lực ứng phó từ các chính sách của tỉnh. Quảng Ninh cũng tạo dựng dần các cơ chế, chính sách, lồng ghép trong các cơ chế chính sách xúc tiến đầu tư, hỗ trợ của nước ngoài cho các hoạt động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng của tỉnh. Những hỗ trợ về thuế, đất đai, tín dụng, trợ giá cho các dự án công nghệ sạch, phát thải ít các-bon cũng được quan tâm thực hiện. Hiện tỉnh cũng đã chỉ đạo các sở, ngành đẩy mạnh việc nghiên cứu, hình thành và áp dụng các cơ chế hạn ngạch, cơ chế giá cố định, cơ chế đấu thầu và cơ chế cấp chứng chỉ cho các dự án năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.

Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đặc biệt phục vụ cho cảnh báo và phòng chống thiên tai về cơ bản đã được thực hiện tốt như: phương án ứng phó với bão mạnh và siêu bão; phương án bảo vệ 5 vùng trọng điểm trên địa bàn tỉnh; xây dựng bản đồ nước biển dâng do bão với 5 kịch bản mô phỏng (4 kịch bản tương ứng với 4 cấp bão 13, 14, 15, 16 tổ hợp với triều cường và 1 kịch bản ứng với cấp bão 13 tổ hợp với triều cường trung bình) và xây dựng bản đồ lũ quét, sạt lở tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với tác động của BĐKH, nước biển dâng đến các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long, giai đoạn 2015-2020.

Hiện nay tỉnh Quảng Ninh đã được đầu tư 39 trạm quan trắc khí tượng thủy văn. Ngoài ra, nhiều đơn vị ngành than và công ty thủy lợi cũng đầu tư xây dựng các trạm chuyên dùng để phục vụ cho cảnh báo, sản xuất của các cơ sở. Hàng năm, tỉnh đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, khảo sát, xác định các khu vực trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 81 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)