Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.1. Phương pháp thu thập tổng hợp tài liệu

Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn lọc, từ đó, đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Đó là các tài liệu thu thập được từ các cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã như Quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng, Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH của tỉnh Quảng Ninh, Điều chỉnh quy hoạch tổng thể ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, xây dựng Quy hoạch năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Các số liệu báo cáo thống kê kề tình hình NTTS của TX Quảng Yên qua các năm.

2.5.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa

- Thời gian khảo sát thực địa: 1/2018 – 9/2018

- Các địa điểm khảo sát thực địa: địa điểm nghiên cứu được chọn xã Hà An, Liên Hòa, Yên Hải, Liên Vị, dựa trên cơ sở đề xuất của các cán bộ quản lý thuộc cấp tỉnh như sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ban phòng chống lụt bão và các cán bộ ủy ban nhân dân huyện.

- Nội dung khảo sát thực địa: điều tra khảo sát về tình hình NTTS, tác động của các yếu tố thời tiết, BĐKH đến NTTS tại các điểm thường xuyên xảy ra hiện tượng ngập lụt, hạn hán, khu vực nuôi trồng thủy sản.

2.5.3. Phương pháp đánh giá nhanh môi trường

Kết hợp với phương pháp điều tra khảo sát thực địa, phương pháp đánh giá nhanh môi trường dùng để đánh giá các rủi ro thiên tai trên địa bàn nghiên cứu. Trong đề tài này đánh giá nhanh môi trường chủ yếu dựa vào các yếu tố môi trường quan sát, sử dụng bảng hỏi nhanh. Đồng thời phương pháp đánh giá nhanh môi trường cũng nhằm đánh giá tác động của BĐKH đến NTTS tại khu vực nghiên cứu.

2.5.4. Phương pháp chuyên gia

Sau khi điều tra khảo sát thực địa, kết hợp sử dụng thêm phương pháp chuyên gia để huy động được kinh nghiệm và hiểu biết của nhóm chuyên gia

liên ngành và lấy ý kiến của những người dân địa phương, từ đó lựa chọn được khu vực nghiên cứu điển hình mang tính chất đại diện.

Phương pháp chuyên gia còn được sử dụng để phân tích và đánh giá độ tin cậy của những thông tin thu thập được từ các hộ gia đình. Kiến thức của thành viên các hộ được phỏng vấn còn hạn chế dẫn đến nhận thức và quan niệm chưa đúng, do đó chuyên gia cần phải kiểm chứng và sàng lọc lại thông tin để kết quả đánh giá được chính xác.

2.5.5. Phương pháp phỏng vấn hộ gia đình và phỏng vấn sâu

- Số hộ được phỏng vấn: 100 hộ

- Đối tượng được phỏng vấn: các hộ gia đình mang tính đại diện cho loại hình kinh tế chính là NTTS chịu ảnh hưởng của các loại hình thiên tai có liên quan đến BĐKH bao gồm các hộ khá giàu, hộ trung bình, hộ nghèo.

- Nội dung phỏng vấn:

Sau khi xác định được chính xác khu vực nghiên cứu, phương pháp phỏng vấn hộ gia đình bằng phiếu hỏi điều tra soạn sẵn được sử dụng để thu thập thông tin cơ bản về hộ gia đình, thông tin liên quan đến hoạt động NTTS, những hoạt động hỗ trợ của chính quyền địa phương và các giải pháp ứng phó với BĐKH cũng như việc áp dụng kiến thức bản địa của người dân khi gặp phải những khó khăn liên quan đến hiện tượng BĐKH.

Sau khi phỏng vấn hộ gia đình, tiếp tục thực hiện một cuộc phỏng vấn sâu để nhằm tìm hiểu một cách rõ hơn về hoạt động NTTS, kinh nghiệm, nhận thức của người dân địa phương trong việc ứng phó với những tác động của BĐKH.

Các hộ được lựa chọn là những hộ mang tính đại diện cho loại hình NTTS, chịu ảnh hưởng của các loại hình thiên tai, bao gồm các hộ khá, giàu, nghèo và trung bình theo hướng dẫn của cán bộ địa phương. Tổng số hộ gia đình được điều tra là 100 hộ.

Với cách tiếp cận như trên, kiến thức bản địa và sự biến đổi sinh kế dưới tác động BĐKH đối với lĩnh vực NTTS sẽ được thu thập và điều tra khảo sát hộ gia đình thông qua bảng hỏi, bảng hỏi này cần phải được thiết kế có tính khái quát (tính đại diện cho điểm nghiên cứu) vừa phải có tính đặc thù (sự khác biệt

về mức sống, vị trí địa lý...) và đáp ứng được mục đích kiểm tra tính logic của hệ thống câu hỏi (tính loại trừ, tính kết hợp,... để kiểm tra chéo, phát hiện những sai sót, đánh giá được độ tin cậy)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)