Mối quan hệ các ngành trong ngành thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 26)

triển riêng. Tính thời vụ trong NTTS làm người lao động lúc nhàn rỗi, lúc bận rộn song đòi hỏi cần tôn trọng tính thời vụ, đồng thời phải có những biện pháp khắc phục tính thời vụ trong NTTS [18].

Nuôi trồng thủy sản đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn như xây dựng cơ sở hạ tầng, chi phí sản xuất lại cao đặc biệt là nuôi thâm canh. Nếu không kể đến hoạt động nuôi cá trong ao có sẵn, nuôi cá ruộng, nuôi lồng ở sông suối thì NTTS cần có đầu tư chi phí lớn như đào ao trên đất canh tác hiệu quả thấp được chuyển đổi sử dụng, đầu tư cải tạo đầm nuôi thủy sản ven biển.

Phát triển NTTS không tách rời với phát triển các bộ phận hợp thành ngành thủy sản. Ngành thủy sản có tính liên ngành và tính hỗn hợp cao. Vì vậy, nghiên cứu phát triển NTTS cần xem xét các yếu tố, ngành liên quan đến nuôi trồng như công nghiệp chế biến, dịch vụ phụ trợ.

Bảng 1.1. Mối quan hệ các ngành trong ngành thủy sản Ngành nuôi Ngành nuôi

trồng thủy sản

Ngành công nghiệp thủy sản Ngành khai thác Ngành chế biến Ngành phụ trợ và phục vụ Nuôi thủy sản nước ngọt Khai thác các sản phẩm nuôi trồng Chế biến đông lạnh

- Đóng sửa tàu thuyền, sản xuất sửa chữa ngư cụ - Nuôi trồng nước lợ - Chế biến đồ hộp -Dịch vụ vận chuyển -Dịch vụ cảng kho lạnh - Nuôi trồng hải sản (nước mặn) - Đánh bắt hải sản - Chế biến hàng khô

- Sản xuất nước đá, sản xuất bao bì

- Chế biến nước mắm

- Sản xuất thức ăn cho nuôi trồng

Nguồn: Quốc hội (2013); FAO (2008) 1.2.3.2. Đặc điểm nuôi trồng thủy sản vùng ven biển

* Môi trường nước nuôi đa dạng

Môi trường NTTS vùng ven biển khá đa dạng do lợi thế vùng đem lại. Môi trường nuôi chia làm 3 loại nuôi nước ngọt, mặn, lợ:

(1) Nuôi thủy sản nước ngọt là hoạt động khai thác con giống ở vùng nước ngọt tự nhiên, sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi các loại thủy sản (nơi sinh trưởng cuối cùng là trong nước ngọt) để chúng đạt kích cỡ thương phẩm (nước ngọt được hiểu là môi trường nước có độ mặn thấp hơn 0,5% [12].

(2) Nuôi thủy sản nước lợ là hoạt động kinh tế ương, nuôi các loại thủy sản trong vùng nước lợ cửa sông ven biển, môi trường có độ mặn dao động theo mùa. Đối tượng nuôi chủ yếu là tôm và 1 số loại cá [12].

(3) Nuôi thủy sản nước mặn là hoạt động kinh tế ương nuôi các loài thủy sản mà nơi sinh trưởng cuối cùng là biển. Hình thức nuôi chủ yếu là lồng bè, hoặc nuôi trên bãi triều.

* Các phương thức nuôi trồng thủy sản phong phú

Do môi trường nuôi đa dạng thích hợp với nhiều loài thủy sản, vì vậy các phương thức nuôi khá phong phú [12].

Nuôi thủy sản siêu thâm canh: nuôi có năng suất cao, trung bình 200 tấn/ha/năm, sử dụng thức ăn viên công nghiệp có thành phần dinh dưỡng đáp ứng từng đối tượng nuôi, không bón phân, kiểm soát hoàn toàn các điều kiện nuôi như thay nước hoàn toàn chủ động, kiểm soát chất lượng nước, có sục khí... nuôi chủ yếu trong ao nước chảy, trong lồng, hay trong hệ thống máng nước chảy [12].

Nuôi thủy sản thâm canh: nuôi có năng suất dưới 200 tấn/ha/năm, kiểm soát tốt các điều kiện nuôi, chi phí đầu tư ban đầu, kỹ thuật áp dụng, hiệu quả sản xuất đều cao, có xu hướng tiến tới chủ động kiểm soát tất cả điều kiện nuôi (khí hậu và chất lượng nước), các hệ thống nuôi có tính nhân tạo.

Nuôi thủy sản bán thâm canh: hình thức nuôi có năng suất từ 2-20 tấn/ha/năm, lệ thuộc nhiều vào điều kiện thức ăn tự nhiên nhờ bón phân hay cho ăn bổ sung, trao đổi nước hay sục khí định kỳ, nuôi trong ao, quầng hay bè đơn giản.

Nuôi thủy sản quảng canh cải tiến: nuôi có năng suất 0,5 đến 5 tấn/ha/năm, có thể cho ăn bổ sung bằng thức ăn chất lượng thấp, giống được sản xuất từ các trại hay thu gom ngoài tự nhiên, bón phân vô cơ hay hữu cơ thường xuyên, quan sát 1 số yếu tố chất lượng nước đơn giản.

Nuôi thủy sản quảng canh: mức độ kiểm soát hệ thống nuôi thấp như môi trường, thức ăn, dịch hại... mức độ đầu tư và hiệu quả thấp, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nuôi tận dụng mặt nước tự nhiên.

Nuôi thủy sản kết hợp: nuôi thủy sản chia sẻ tài nguyên như nước, thức ăn, quản lý... với các hoạt động khác; thường là nông nghiệp, công nghiệp, cơ sở hạ tầng như nuôi cá trong hồ chứa nước thủy điện.

Nuôi kết hợp thủy sản với nông nghiệp: nuôi thủy sản bán thâm canh kết hợp với nông nghiệp là hình thức nuôi phối hợp để tận dụng điều kiện của nhau như nuôi kết hợp cá với lúa...

Nuôi luân canh: là hình thức không nuôi liên tục 2 hay nhiều vụ một đối tượng trên cùng 1 diện tích sản xuất như nuôi luân phiên 1 vụ tôm sú - một vụ cá rô phi trong ao tôm.

* Các kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Một số kỹ thuật NTTS bao gồm: (i) Nuôi ao là hình thức nuôi các loài thủy sản trong ao đất. (ii) Nuôi bè là nuôi thủy sản trong các bè, chủ yếu làm bằng gỗ và có kích thước lớn. (iii) Nuôi lồng là nuôi thủy sản trong các lồng làm bằng lưới có kích cỡ rất khác nhau từ 10m3/lồng đến 1.000m3/lồng (nuôi lồng biển). Nếu nuôi lồng bằng gỗ, tre/nứa... kích thước thường nhỏ. (iv) Nuôi đăng quầng là nuôi thủy sản trong quầng lưới hay đăng tre có kích thước khác nhau. Quầng có thể một mặt giáp với bờ nhưng đáy lồng là nền đáy của sông, bãi triều hay đầm phá. (v) Nuôi bãi triều là hình thức nuôi quảng canh sò huyết, nghêu... trên

bãi triều ven biển. Sau thời gian nuôi chúng được thu hoạch bằng phương pháp cào lớp bùn đáy.

*Các loài nuôi trồng thủy sảnvà đặc điểm sinh thái

Nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tương đối nhiều chủng loại gồm tôm (tôm sú và tôm thẻ), ngao và cá. Ở nước ta với diện tích nuôi tôm các tỉnh ven biển tương đối lớn, chủ yếu là tôm nước lợ. Tôm được nuôi trong các ao, tùy vào từng loại hình nuôi mà có cách chăm sóc và phân chia kích cỡ ao nuôi khác nhau và thức ăn cho ăn cũng khác nhau như thức ăn tươi hoặc thức ăn công nghiệp. Đối với tôm thẻ thường nuôi thời gian ngắn và phương thức nuôi chủ yếu là thâm canh vì loại này cho năng suất cao, thời gian thu hoạch ngắn hơn tôm sú. Tôm sú hay tôm thẻ chân trắng có yêu cầu cao về môi trường sống, đảm bảo phù hợp với đặc điểm sinh thái của loài.

Môi trường sống của tôm sú:

– Điều kiện sống của tôm sú ở nhiệt độ từ 18 – 30º C. Khi nhiệt độ quá giới hạn chịu đựng thì tôm sẽ bị rối loạn sinh lý và chết (với các biểu hiện như cong cơ, đục cơ, tôm ít hoạt động, ngừng ăn, tăng cường hô hấp).

– Tùy vào từng giai đoạn phát triển mà độ mặn thích hợp cho tôm sú là khác nhau. Độ mặn ảnh hưởng đến độ kiềm, độ pH, khả năng sinh trưởng của tôm nuôi. Nếu độ mặn vượt ra ngoài giới hạn thích ứng của tôm sẽ gây ra các phản ứng sốc cho cơ thể, làm giảm khả năng kháng bệnh của chúng.

– Độ pH thích hợp dao động từ 7.5 – 8.5 và dao động trong ngày không quá 0.5. Nếu pH quá cao hoặc quá thấp so với mức thích hợp sẽ ảnh hưởng lớn đến sự duy trì cân bằng pH của máu trong cơ thể gây bất lợi cho sự sống của tôm.

– Trong ao nuôi tôm, độ kiềm giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ đểm của hệ sinh thái ao nuôi – Đây được xem là chỉ tiêu quan trọng các tác dụng làm giảm sự biến động của pH trong nước, hạn chế tác hại của các chất độc có sẵn trong nước. Độ kiềm thích hợp cho tôm sú là 80 – 120mg/l.

Còn với tôm thẻ chân trắng thì dễ nuôi. Đây loài tôm nhiệt đới, có khả năng thích nghi và có giới hạn rộng về nhiệt độ và độ mặn. Tôm có khả năng sống

được ở độ mặn 0-45‰, thích hợp từ 7-34‰, tăng trưởng tốt nhất ở độ mặn 10- 20‰. Khả năng thích nghi giới hạn rộng với nhiệt độ 15-330C nhưng nhiệt độ thích hợp nhất cho nuôi tôm là từ 27-330C. Trong tự nhiên, tôm thẻ chân trắng sống nơi đáy cát bùn, tôm trưởng thành sống ở vùng biển ven bờ, tôm con phân bố ở vùng cửa sông - nơi giàu chất dinh dưỡng.

Nuôi ngao được phân bố dọc các bãi triều, trong các eo vịnh có đáy là cát pha bùn (cát chiếm 70 – 80%), sóng gió nhẹ, có lượng nước ngọt nhất định chảy vào. Ngao là loài ăn lọc, phương thức bắt mồi bị động, khi triều lên ngao thò vòi lên mặt cát hút nước để lọc mồi ăn. Thức ăn của ngao chủ yếu là các loại tảo, các mảnh vụn và chất vẩn cặn hữu cơ trong nước. Ngao ăn mạnh vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 5; các tháng mùa lũ và sau lũ ngao ngậm vỏ không ăn trong thời gian dài. Đối với nuôi cá, thường nuôi các loại cá kết hợp trong đầm nuôi với 1 số ít cá biển cá vược, cá song. Cá vược là loài phân bố rộng từ vùng nhiệt đới đến cận nhiệt đới thuộc Tây Thái Bình Dương và ấn Độ Dương, giữa kinh tuyến 500 Đông và 1600 Tây, Vĩ tuyến 260 Bắc và 250 Nam.

Cá vược rất rộng muối và có tính di cư xuôi dòng, cá lớn lên chủ yếu ở vùng nước ngọt như sông, hồ. Khi thành thục (3-4 năm tuổi), chúng sẽ di cư ra vùng cửa sông, ven biển có độ mặn thích hợp từ 30 - 32%o để sinh sản. ấu trùng sau khi nở ra sẽ đưa vào vùng cửa sông, ven bờ và lớn lên, cá con sẽ dần dần di cư vào các thủy vực nước ngọt sinh sống và phát triển thành cá thể trưởng thành.

* Tổ chức sản xuất trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành NTTS có 4 loại hình tổ chức sản xuất (nông hộ, trang trại, hợp tác xã và doanh nghiệp). Nông hộ là loại hình cơ bản và trang trại được xem như là hình thức tiên tiến hơn, "trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông - lâm- thủy sản với mục đích sản xuất chủ yếu là sản xuất hàng hóa có quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất đủ lớn, có trình độ kỹ thuật cao, tổ chức và quản lý tiên tiến (Quốc hội, 2003). Phát triển trang trại đi lên từ nông hộ với mục đích là huy động nguồn lực đất bồi ven sông, ven biển.

LABS độc lập Nhà sản xuất thức ăn Hợp đồng liên kết, hỗ trợ Nhà nhập khẩu

Nhà sản xuất thuốc thủy sản Liên kết chính Hợp đồng dịch vụ Người tiêu dùng Nhà chế biến xuất khẩu Người nuôi trồng Con giống R &D

Hình 1.1. Mối liên kết giữa dọc giữa các chủ thể trong ngành NTTS

Nguồn: Phan Nguyễn Trung Hưng (2013)

Hợp tác xã NTTS tài sản và vốn thuộc sở hữu của hội gia đình xã viên, diện tích đất - mặt nước được giao thuộc quyền sử dụng của hội gia đình. Tài sản và vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh của hộ gia đình xã viên, phục vụ lợi ích nhu cầu của xã viên thuộc sử hữu của tập thể hợp tác xã [13]. Loại hình doanh nghiệp sản xuất NTTS hiện nay được thành lập dựa trên luật doanh nghiệp hoạt động từ khẩu sản xuất - chế biến và tiêu thụ sản phẩm NTTS. Phát triển NTTS phù thuộc vào sự lựa chọn các loại hình tổ chức sản xuất quản lý; mỗi loại hình tổ chức sản xuất NTTS đều có những ưu điểm riêng, phù hợp trong từng thời kỳ và trong từng địa phương.

Trong quá trình tổ chức NTTS, mối liên kết NTTS cần được quan tâm phát triển bởi những lợi ích lớn mà nó đem lại. Hiện nay có hai hình thức liên kết là liên kết ngang và liên kết dọc. Liên kết ngang là liên kết giữa các đơn vị NTTS (hộ, trang trại...) với nhau nhằm tạo ra vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn để thực hiện các đơn hàng lớn. Liên kết dọc là liên kết giữa các đơn vị NTTS (hộ, trang trại...) với các đối tác là nhà chế biến, nhà cung cấp yếu tố đầu vào

Ngân hàng

Công ty bảo hiểm

Cơ quan chứng nhận chất lượng

(con giống, thức ăn, thuốc thủy sản), liên kết đó nhằm nâng cao hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Với nhu cầu phát triển và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, hoạt động ngành NTTS cần có sự tham gia của một số tổ chức tài chính và các cơ quan kiểm định chất lượng thủy sản, điều này đã làm mối quan hệ giữa các chủ thể trong ngành ngày càng chặt chẽ hơn. Chi tiết liên kết dọc được thể hiện theo sơ đồ Hình 1.1.

1.2.4. Tác động của BĐKH đến nuôi trồng thủy sản ven biển

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu, bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Tác động của BĐKH không trừ đất nước nào, dù cho nước đó không góp nhiều vào nguyên nhân gây biến đổi khí hậu. Việt Nam là nước đang phát triển nằm trong nhóm nước dễ bị tổn thương trước mực nước biển dâng cao.

Đối với nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nuôi trồng vùng ven bờ, trên biển, đảo chịu tác động thường xuyên, khốc liệt của thiên tai và BĐKH [9]. Biểu hiện nổi bật là tác động của nhiệt độ tăng. Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của các loài sinh vật nói chung và các loài thủy sản nói riêng. Ở các vùng nhiệt đới, hiện tượng nắng nóng làm cho nhiệt độ nước tăng lên quá mức chịu đựng của nhiều loài sinh vật. Thay đổi nhiệt còn là điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh xảy ra cho các loài nuôi. Nhiệt độ tăng cao làm ảnh hưởng tới sức khỏe của các loài nuôi. Nhiệt độ cao cũng làm cho môi trường nước xấu, tạo điều kiện cho các loài vi sinh vật gây hại phát triển.

Dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều: Trong những năm gần đây do môi trường sống bị suy thoái kết hợp với sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu, dẫn đến bùng phát dịch bệnh làm chết hàng loạt tôm sú, tôm hùm ở Miền Trung và Nam Bộ… Các bệnh này xảy ra và lan truyền rộng, khó chữa và mức độ rủi ro lớn. Ghi nhận dịch bệnh gây thiệt hại khoảng 700 tỷ đồng đối với tôm hùm nuôi tại Nam Trung Bộ vào năm 2008 [7].

Hàm lượng oxy trong nước giảm nhanh làm chậm tốc độ sinh trưởng của thủy sản, làm giảm nguồn thức ăn cho các loài thủy sản từ sinh vật thủy sinh. Vì thế, sản lượng thủy sản cũng sẽ giảm.

Thiên tai do mưa, bão đã gây ra những thiệt hại to lớn về người và tài sản đối với nghề khai thác hải sản. Nhiều năm trở lại đây, nghề khai thác hải sản liên tiếp phải hứng chịu các đợt thiên tai lớn và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và của, tổn thất về mặt kinh tế lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu thay đổi trong thời gian vừa qua, như mưa nhiều, lũ lụt khiến cho nguồn nước thay đổi chất lượng nhanh, dịch bệnh phát triển dẫn đến hiện tượng tôm hùm, rong sụn bị chết hàng loạt tại Nam Trung Bộ, làm thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, hàng ngàn hộ ngư dân lâm vào cảnh nợ nần, trắng tay trong sản xuất.

Với và cơ sở hạ tầng thủy sản: Hậu quả của mực nước biển dâng làm hệ thống đê biển không thể chống chọi được với nước dâng do bão như thiết kế dẫn đến nguy cơ vỡ đê. Mực nước biển dâng cao làm thay đổi chế độ động lực của sóng và dòng chảy ven bờ, làm thay đổi hình thái bờ biển và sông, gây xói lở bờ và hệ thống đê biển. Mực nước biển dâng cao làm cho khả năng tiêu thoát nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)