(Ảnh: Tác giả)
Với hình thức đem cọc tre, bạch đàn có chiều cao khoảng 2,5m, cắm sâu xuống đất, sau đó dùng dây cước buộc nối các cọc với nhau và đem dây xiên hà vào và treo lên. Mỗi xiên hà có khoảng 5-6 con, treo cách nhau khoảng 15cm, cách mặt đất 30cm. Khi thuỷ triều lên, hà sẽ ăn các chất phù du để sinh trưởng.
Cách nuôi sáng tạo này đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Cụ thể xã Hoàng Tân hiện có hơn 500 hộ dân tham gia nuôi trên diện tích 165ha, sản lượng đạt gần 1.000 tấn, đem lại thu nhập cho mỗi hộ hàng trăm triệu đồng. với việc áp dụng thành công nuôi con hà sú bằng phương pháp nuôi dây, sản lượng hà sú đã tăng vọt, điều này đã góp phần bảo vệ rừng ngập mặn và đem lại nguồn lợi kinh tế lớn hơn so với phương pháp nuôi truyền thống.
Theo các hộ dân ở đây mỗi gia đình thường nuôi từ 1 vạn đến 10 vạn dây hà, mỗi 1 vạn dây hà đem lại 1 tấn hà vỏ thành phẩm theo giá thị trường. Hiện nay, mỗi kg hà vỏ có giá khoảng 7 đến 8 nghìn đồng, dịp tết giá cả có thể gấp đôi. Trừ chi phí làm giàn, làm dây hà. Thu nhập của mỗi gia đình khoảng trên 150 triệu/năm.
Việc nuôi hà sú đã đem lại nguồn kinh tế cao cho người dân TX Quảng Yên. Vì vậy, cần tạo điều kiện thuận lợi, quy hoạch phát triển vùng nuôi gắn với bảo vệ môi trường để việc nuôi con hà sú là mũi nhọn phát triển kinh tế của TX Quảng Yên.
* Mô hình nuôi hàu sông:
Hàu cửa sông là loại nhuyễn thể sinh sống khá phổ biến ở nhiều cửa sông trên địa bàn, nhất là cửa Sông Chanh. Tuy nhiên, một thời gian dài, do công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản của địa phương còn hạn chế dẫn đến việc khai thác hàu cửa sông tự nhiên một cách ồ ạt làm cho loài này bị cạn kiệt. Những tưởng, hàu cửa sông đã đi vào dĩ vãng trong số những hải sản vốn sinh trưởng đa dạng ở địa bàn thì rất may, cách đây chừng hơn 1 năm, lãnh đạo Công ty CP Thuỷ sản Tân An trong một vài lần đi nghiên cứu ở một số địa phương trong nước và một số nước lân cận có điều kiện tự nhiên tương tự đã mạnh dạn về địa phương khôi phục lại nghề nuôi hàu cửa sông. Qua thời gian nuôi thử nghiệm, đến nay, loài này đã chứng minh được sự sinh trưởng tốt ở môi trường cửa sông, ven biển của Quảng Yên. Cái lợi của nuôi hàu cửa sông mang lại cả về kinh tế và môi trường. Bởi nuôi hàu cửa sông không tốn kém như nuôi cá lồng bè. Nuôi cá lồng bè cần rất nhiều lượng cá tạp, vừa tốn chi phí, vừa ảnh hưởng đến môi trường nước và cũng là nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản. Trong khi đó, hàu cửa sông lại là loài góp phần cải tạo môi trường.
Hàu nuôi sông thành công là một hướng làm giầu cho nhân dân trên địa bàn. Bởi thực tế hiện nay, theo đánh giá sơ bộ thì vùng mặt nước có thể nuôi được hàu cửa sông của Quảng Yên có thể lên tới 500ha. Điểm nổi bật của nuôi hàu sông là đầu tư rất ít. Chỉ với 20 triệu đồng cũng có thể tổ chức nuôi được. Không những thế, mô hình này có thể nhân rộng ra các địa phương khác có cửa sông, ven biển trên địa bàn tỉnh.
Hình 3.6. Mô hình Hàu nuôi sông (Ảnh: Tác giả) * Mô hình nuôi cá trong đầm:
Mô hình nuôi cá Vược quảng canh: Với diện tích mặt nước mặn, nước lợ địa phương đã thực nghiệm không ít mô hình nuôi trồng thuỷ sản cho hiệu quả kinh tế cao đã thành công và được nhân ra trên diện rộng. Nuôi cá Vược theo hình thức quảng canh là một trong hiệu quả.
Cá vược là loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, ít dịch bệnh, dễ thích nghi với môi trường sống và có thể nuôi ở cả khu vực ao đầm nước ngọt, mặn hoặc lợ. Trong môi trường tự nhiên, loài này đẻ trứng quanh năm nhưng mùa sinh sản chủ yếu vào tầm tháng 4, tháng 5. Là loài cá sinh trưởng và phát triển nhanh, cá vược thường đạt bình quân từ 3-5kg sau 2-3 năm chăm sóc. Không chỉ có ưu điểm vượt trội về tốc độ tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, cá vược còn là một trong những loài có giá trị kinh tế cao, được thị trường tiêu dùng hết sức ưa chuộng. Nhận thấy đặc điểm sinh học và sinh trưởng của cá vược hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã đã
đưa loại cá này vào nuôi xen lẫn trong môi trường nước lợ cùng nhiều loài thuỷ sản khác. Ước tính sản lượng cá vược mỗi năm đạt từ 1,5-2 tấn.
Hình 3.7. Đầm nuôi cá vược của nông dân tại xã Tiền Phong
(Ảnh: Tác giả)
Trong những năm qua, mặc dù phong trào nuôi cá vược phát triển khá nhanh và mạnh, nhưng hiệu quả kinh tế mang lại chưa thực sự cao, bởi sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa nhiều… Vì vậy, để hướng đi này phát triển, Hội Nông dân Quảng Yên đã quyết định xây dựng và triển khai Dự án nuôi cá vược theo hình thức quảng canh với sự tham gia của 10 hộ gia đình tại xã Tiền Phong trên diện tích 30 ha. Tham gia mô hình lần này, các hộ dân không chỉ được tập huấn quy trình kỹ thuật chăm sóc, mà còn được Hội Nông dân TX hỗ trợ vay vốn đầu tư sản xuất. Theo đó, mỗi hộ đã được vay 30 triệu đồng với mức lãi suất 0,8%/tháng từ Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh và 50 triệu đồng với mức lãi suất 0,9% từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TX. Bắt đầu triển khai từ tháng 3/2018, đến nay mô hình nuôi cá vược theo hình thức quảng canh tại xã Tiền Phong bước đầu đã cho thấy những kết quả khả quan. Cá vược không chỉ thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên mà còn phát triển nhanh, khoẻ mạnh, ít bị dịch bệnh, tỷ lệ sống
cao. Hiện tại, bình quân mỗi con đã đạt trọng lượng từ 1,1- 1,5kg và có thể cho thu hoạch trong một vài tháng tới.
Mô hình nuôi cá vược theo hình thức quảng canh của Hội Nông dân TX Quảng Yên thành công không chỉ thay đổi được tập quán canh tác lạc hậu, kém hiệu quả của người dân mà còn giúp bà con nâng cao năng suất lao động, tạo được nguồn thu nhập ổn định hàng năm. Với giá bán từ 160.000 - 170.000 đồng/kg, chắc chắn rằng hiệu quả kinh tế của cá vược sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với các loại cá nước lợ khác. Do đó, trong thời gian tới, nuôi cá vược sẽ sớm trở thành nghề làm giàu của người dân xã Tiền Phong nói riêng, TX Quảng Yên nói chung.
Với thành công đạt được của mô hình nuôi cá Bống tượng thương phẩm sẽ giúp các hộ nuôi trồng cá nước ngọt tại TX Quảng Yên có thêm 1 đối tượng mới, góp phần đa dạng hoá và thay thế các đối tượng nuôi cá nước ngọt giá trị kinh tế thấp, nâng cao năng suất để mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ nuôi. Đồng thời, cung cấp cho thị trường một lượng lớn sản phẩm cá Bống tượng dinh dưỡng, sạch, an toàn, lấp khoảng trống của sự khan hiếm cá Bống tượng từ trước tới nay trên thị trường tỉnh Quảng Ninh. Qua đó góp phần phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt cho các hộ dân một cách bền vững, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
* Mô hình nuôi Song chấm nâu:
Mô hình được triển khai từ tháng 5 năm 2015: cá Song chấm nâu thương phẩm trong ao đất tại khu vực Đông Yên Hưng - TX Quảng Yên bước đầu đã đạt nhiều kết quả, mở ra hướng đi mới cho người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích. Cùng với triển khai các bước chuẩn bị ao nuôi đảm bảo đúng kỹ thuật, tiến độ để việc thả cá giống đúng khung thời vụ, thường xuyên trao đổi với cán bộ kỹ thuật. Cá song chấm nâu là một đối tượng nuôi lớn nhanh, ít bị bệnh, ưa thích thức ăn tươi sống và kết hợp sử dụng thức ăn công nghiệp, cá có kích cỡ thương phẩm lớn, thịt thơm ngon, giá trị kinh tế cao, thích hợp nuôi trong môi trường nước mặn, lợ, giúp cải tạo
môi trường và hạn chế mầm bệnh phát sinh, tạo sản phẩm hàng hóa và tăng thu nhập cho người nuôi.
Hình 3.8. Mô hình nuôi cá Song chấm nâu tại các xã vùng Đông Yên Hưng
(Ảnh: Tác giả)
Từ kết quả nuôi cá song chấm nâu trong ao đất trong diện tích 0,35 ha với sản lượng cá chỉ tính sau hơn 15 tháng nuôi, cá đã cho sản lượng 1.529 tấn, năng suất đạt 4,37 tấn/ ha, trừ chi phí đem lại lợi nhuận cho hộ nuôi hơn 101 triệu đồng. So sánh cùng trên một diện tích, khi nuôi cá song chấm nâu mang lại lợi nhuận 6,74 triệu/ tháng, thì nuôi tôm sú là 2,29 và cua biển là 2,64 triệu đồng/ tháng. Như vậy, việc nuôi cá Song sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi tôm sú thì hệ số may rủi khá cao, nhiều năm nuôi tôm, cua cũng làm ô nhiễm môi trường, nên bản thân gia đình cũng muốn thay đổi đối tượng nuôi.
Trong tình hình khi tôm sú, cua biển nuôi nhiều năm liên tục sẽ làm ô nhiễm môi trường nước, dịch bệnh dễ phát sinh thì với thành công trong nuôi cá song chấm nâu vào nuôi sẽ mở ra hướng làm giàu mới cho các hộ NTTS trên địa bàn, nuôi luân canh đối tượng cá biển mới vừa giúp cải tạo môi trường, làm đa dạng đối tượng nuôi, tạo sản phẩm hàng hóa phong phú, qua đó góp phần ổn định NTTS tại địa phương một cách bền vững.
Ngoài những mô hình kể trên, hiện TX đang thực hiện nhiều mô hình nuôi từ quảng canh đến thâm canh, nuôi công nghiệp với nhiều đối tượng nuôi đa dạng, có hiệu quả kinh tế cao. Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu và chuyển giao về khoa học công nghệ như: Công nghệ nuôi, công nghệ sản xuất giống, công nghệ chế biến thức ăn và việc ứng dụng các thiết bị máy móc, quạt nước, sục khí… vào sản xuất tại các địa phương trên địa bàn TX Quảng Yên đã góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nuôi trồng thủy sản. Nhiều đối tượng có giá trị kinh tế như: Tôm thẻ chân trắng, cá biển, hàu, hà, cua biển… đã cho sinh sản và nuôi thành công, mở ra hướng phát triển mới cho nghề nuôi trồng thủy sản của TX.
3.1.2.2. Các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt
- Mô hình nuôi thâm canh, bán thâm canh cá Rô phi đơn tính: tại các vùng chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản ở Sông Khoai, Hà An, Minh Thành, Liên Hòa, Liên Vị, Tiền Phong năng suất 6 - 10 tấn/ha (cá biệt 15 tấn/ha/vụ), giá trị 280 - 300 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận 30 - 40 % tổng mức đầu tư, mô hình góp phần nâng cao giá trị, hiệu quả sử dụng đất, chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu kinh tế nông thôn và được nhân rộng hiệu quả, giúp hình thành một số vùng sản xuất tập trung.
- Mô hình nuôi cá Bống tượng: loài cá này thật dễ chăm sóc và có hiệu quả kinh tế. Cá Bống tượng là loài thuỷ sản có giá trị dinh dưỡng cao, là đối tượng nuôi ở môi trường nước ngọt song cá có chất lượng cũng như giá trị kinh tế không thua kém gì so với các loài cá biển khác như cá vược, cá song, cá tráp, cá mú... Cá bống tượng chỉ sử dụng thức ăn tự nhiên 100%, cho nên sản phẩm thịt cá chắc, dai, thơm ngon.
Nguồn thức ăn cho cá bống tượng hoàn toàn là những thức ăn tự nhiên có trong ao là các loại cá tạp, tép và một số vi sinh vật khác, đặc biệt loài cá này không ăn thức ăn công nghiệp. Qua theo dõi thấy tập tính bắt mồi của cá bống tượng rất hay, cá ăn mồi ở tầng đáy, điều này rất phù hợp vì những loại cá tạp chìm dưới đáy, không phải như thức ăn công nghiệp nổi trên mặt ao, cho nên việc cho cá ăn hoàn toàn đơn giản mà không khó khăn gì.
Hình 3.9. Mô hình nuôi cá bống tượng tại phường Hà An (Ảnh: Tác giả)
Với 6.000 con cá giống được thả, sau 8 tháng triển khai, đến thời điểm cuối vụ nuôi hiện nay, chúng tôi thấy được loài cá bống tượng có khả năng chống chịu tốt các yếu tố môi trường khắc nghiệt, trước đây nguồn gốc của cá sống ở môi trường nắng nóng quanh năm vậy mà giờ đây cá phải sống ở nơi có điều kiện khí hậu nóng ẩm nhưng cá vẫn hoàn toàn phát triển khoẻ mạnh; tỷ lệ sống đạt 75%. Cá có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, đạt trọng lượng bình quân 250 - 300 g/con sau 7 tháng nuôi. So với nuôi các loài cá nước ngọt truyền thống ở địa phương, cá bống tượng có ưu điểm vượt trội hơn hẳn về kỹ thuật nuôi đơn giản, về khả năng kháng bệnh tốt, giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế cũng như năng suất sản lượng mà cá mang lại.
3.1.3. Đánh giá hiệu quả phát triển nuôi trồng thủy sản tại thị xã Quảng Yên
Lĩnh vực NTTS phát triển nhanh, diện tích và sản lượng NTTS không ngừng tăng qua các năm. Tuy nhiên, địa phương vẫn chưa khai thác hết tiềm năng diện tích và hiệu quả kinh tế mà các đối tượng nuôi trồng đem lại, đặc biệt là thủy sản mặn, lợ. Quy mô sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán, tự phát nhất là trong nuôi thủy sản nước ngọt.
Trong những năm gần đây, công nghệ nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển. Nhiều mô hình nuôi mới, hiệu quả đã được đưa vào triển khai thí điểm và mang lại kết quả cao. Người nuôi đã chuyển đổi hình thức từ nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến sang nuôi thâm canh và bán thâm canh. Đối tượng nuôi khá đa dạng và cơ cấu loài nuôi luôn có sự thay đổi do được bổ sung liên tục qua các năm. Đối tượng nuôi chính trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt là cá rô phi, nuôi mặn lợ là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá và nhuyễn thể hàu, hà.
Người dân thiếu chủ động về con giống. Chất lượng giống chưa ổn định, việc kiểm định chất lượng con giống chưa được chặt chẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao năng suất và sản lượng.
Tình hình dịch bệnh trong thời gian qua diễn biến khá phức tạp, gây thiệt hại lớn cho nhiều hộ nuôi, đặc biệt là các hộ nuôi tôm. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài xảy ra làm cho tình hình dịch bệnh bùng phát mạnh hơn. Tuy nhiên công tác phòng trừ dịch bệnh, công tác kiểm tra, kiểm soát vùng nuôi; an toàn thực phẩm thủy sản; công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh... đã được triển khai kịp thời nên đã hạn chế được dịch bệnh lây lan.
Cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần cung ứng thức ăn, thuốc thú y thủy sản còn thiếu. Số lượng lao động trong NTTS còn thiếu và trình độ lao động chưa cao, chủ yếu nuôi dựa vào kinh nghiệm.
Trước những khó khăn trên, vấn đề quan trọng hiện nay để phát triển NTTS trên toàn TX là định hướng lại tổ chức sản xuất, chuyển từ hình thức sản xuất nhỏ lẻ, cá thể sang sản xuất tập trung hàng hóa lớn, có chứng nhận đạt tiêu chuẩn như tiêu chuẩn vùng nuôi, con giống, sản phẩm… đạt yêu cầu cho chế biến xuất khẩu, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng sức cạnh tranh với các loại thủy sản cùng loại trong khu vực. Bên cạnh đó, cần mở rộng mạng lưới cung cấp giống, thức ăn và thuốc thú y thủy sản. Đồng thời phải đẩy mạnh công