Mô hình nuôi cá bống tượng tại phường Hà An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 71 - 81)

Với 6.000 con cá giống được thả, sau 8 tháng triển khai, đến thời điểm cuối vụ nuôi hiện nay, chúng tôi thấy được loài cá bống tượng có khả năng chống chịu tốt các yếu tố môi trường khắc nghiệt, trước đây nguồn gốc của cá sống ở môi trường nắng nóng quanh năm vậy mà giờ đây cá phải sống ở nơi có điều kiện khí hậu nóng ẩm nhưng cá vẫn hoàn toàn phát triển khoẻ mạnh; tỷ lệ sống đạt 75%. Cá có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, đạt trọng lượng bình quân 250 - 300 g/con sau 7 tháng nuôi. So với nuôi các loài cá nước ngọt truyền thống ở địa phương, cá bống tượng có ưu điểm vượt trội hơn hẳn về kỹ thuật nuôi đơn giản, về khả năng kháng bệnh tốt, giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế cũng như năng suất sản lượng mà cá mang lại.

3.1.3. Đánh giá hiệu quả phát triển nuôi trồng thủy sản tại thị xã Quảng Yên

Lĩnh vực NTTS phát triển nhanh, diện tích và sản lượng NTTS không ngừng tăng qua các năm. Tuy nhiên, địa phương vẫn chưa khai thác hết tiềm năng diện tích và hiệu quả kinh tế mà các đối tượng nuôi trồng đem lại, đặc biệt là thủy sản mặn, lợ. Quy mô sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán, tự phát nhất là trong nuôi thủy sản nước ngọt.

Trong những năm gần đây, công nghệ nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển. Nhiều mô hình nuôi mới, hiệu quả đã được đưa vào triển khai thí điểm và mang lại kết quả cao. Người nuôi đã chuyển đổi hình thức từ nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến sang nuôi thâm canh và bán thâm canh. Đối tượng nuôi khá đa dạng và cơ cấu loài nuôi luôn có sự thay đổi do được bổ sung liên tục qua các năm. Đối tượng nuôi chính trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt là cá rô phi, nuôi mặn lợ là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá và nhuyễn thể hàu, hà.

Người dân thiếu chủ động về con giống. Chất lượng giống chưa ổn định, việc kiểm định chất lượng con giống chưa được chặt chẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao năng suất và sản lượng.

Tình hình dịch bệnh trong thời gian qua diễn biến khá phức tạp, gây thiệt hại lớn cho nhiều hộ nuôi, đặc biệt là các hộ nuôi tôm. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài xảy ra làm cho tình hình dịch bệnh bùng phát mạnh hơn. Tuy nhiên công tác phòng trừ dịch bệnh, công tác kiểm tra, kiểm soát vùng nuôi; an toàn thực phẩm thủy sản; công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh... đã được triển khai kịp thời nên đã hạn chế được dịch bệnh lây lan.

Cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần cung ứng thức ăn, thuốc thú y thủy sản còn thiếu. Số lượng lao động trong NTTS còn thiếu và trình độ lao động chưa cao, chủ yếu nuôi dựa vào kinh nghiệm.

Trước những khó khăn trên, vấn đề quan trọng hiện nay để phát triển NTTS trên toàn TX là định hướng lại tổ chức sản xuất, chuyển từ hình thức sản xuất nhỏ lẻ, cá thể sang sản xuất tập trung hàng hóa lớn, có chứng nhận đạt tiêu chuẩn như tiêu chuẩn vùng nuôi, con giống, sản phẩm… đạt yêu cầu cho chế biến xuất khẩu, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng sức cạnh tranh với các loại thủy sản cùng loại trong khu vực. Bên cạnh đó, cần mở rộng mạng lưới cung cấp giống, thức ăn và thuốc thú y thủy sản. Đồng thời phải đẩy mạnh công tác khuyến ngư, quan tâm, phối hợp chặt chẽ hơn nữa là công tác quản lý Nhà nước về giống, thức ăn, kiểm soát dịch bệnh và thú y thủy sản.

3.2. Hiện trạng biến đổi khí hậu tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Hiện trạng BĐKH tại tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu và tỉnh Quảng Ninh không nằm ngoài xu thế đó. Tính trung bình thời kỳ 1960 - 2015 Quảng Ninh có nền nhiệt tăng và lượng mưa giảm. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, gió mạnh, nắng nóng xảy ra thường xuyên và gay gắt hơn.

3.2.1.1. Nhiệt độ không khí

Nền nhiệt độ ở các khu vực đều tăng so với trung bình nhiều năm từ 0,4- 0,7ºC. Nhiệt độ tăng cao nhất là tháng 2 với giá trị vượt trung bình nhiều năm từ 1,4-1,9ºC, tiếp đến là tháng 10 vượt trung bình nhiều năm từ 1,0-1,5ºC. Các tháng khác nền nhiệt đều ở mức xấp xỉ trên trung bình nhiều năm. Nhiệt độ trung bình tháng 7 (tháng đặc trưng cho mùa hè) dao động trong khoảng 28,2-29,1ºC, tăng 0,3ºC so với thời kỳ trước đó [23].

Số ngày có nhiệt độ các cấp: Mùa đông, số ngày có nhiệt độ không khí trung bình dưới 10ºC chỉ còn xuất hiện vào tháng 1 và tháng 2, trung bình 0,5- 2,5 ngày/năm. Số ngày có nhiệt độ dưới 15ºC xuất hiện ít hơn trong các tháng 12 và tháng 1, song lại tăng lên trong tháng 2 và tháng 3 [23].

Về mùa hạ, số ngày có nhiệt độ không khí trung bình trên 30ºC (thời tiết “oi bức”) xuất hiện nhiều hơn, trung bình tăng 4-6 ngày/năm.

Biến trình của nhiệt độ: Số ngày có nhiệt độ không khí trung bình trên 25ºC giảm vào các tháng đầu mùa (tháng 4 và tháng 5), song lại tăng mạnh vào các tháng cuối mùa (tháng 10 và tháng 11. Mùa nóng dường như đang dịch chuyển dần về cuối năm và như vậy, mùa lạnh cũng bắt đầu và kết thúc muộn hơn trước [23].

Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng 1 (tháng lạnh nhất) và tháng 7 (tháng nóng nhất) tăng so với trung bình nhiều năm khoảng 0,5ºC. Cô Tô và Móng Cái là hai nơi có biên độ nhiệt năm lớn nhất.

Giá trị chênh lệch nhiệt độ giữa tháng 4 và tháng 10 ở tất cả các nơi đều tăng gấp 2-3 lần so với trước đó [22]. Nếu coi đây là thành phần cơ bản của độ hải dương thì Cô Tô vẫn là nơi độ hải dương lớn nhất.

Biến động của nhiệt độ: Mặc dù Quảng Ninh được thiên nhiên ưu đãi cho một chế độ nhiệt rất ôn hòa, song trong những năm qua, biến đổi khí hậu cũng đã dẫn đến những biến động không bình thường của nền nhiệt độ.

Năm 2008 đã xảy ra một đợt rét đậm rét hại kéo dài 30 ngày (từ ngày 22/01 đến ngày 20/02) trên toàn tỉnh. Đây là đợt rét đậm rét hại lịch sử, lần đầu tiên xuất hiện sau 40 năm kể từ năm 1968. Đợt rét đậm, rét hại này đã kéo nền nhiệt độ tháng 02 năm 2008 thấp hơn giá trị trung bình nhiều năm khoảng 3-4ºC [23].

Ngược lại, nửa cuối tháng 02 năm 2009 lại xuất hiện thời kỳ ấm áp một cách khác thường, nhiệt độ trung bình ngày duy trì ở mức 22-25ºC. Điều này đã khiến cho nhiệt độ trung bình tháng 02 năm 2009 đạt mức 20,5-21,8ºC, vượt trên trung bình nhiều năm khoảng 4-5ºC, đây là giá trị chưa từng xuất hiện trong lịch sử quan trắc khí tượng tại Quảng Ninh [23].

3.2.1.2. Diễn biến mưa

Lượng mưa: Số liệu thống kê lượng mưa trung bình năm trong giai đoạn (1960-2015) ở tất cả các khu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đều giảm. Nơi giảm nhiều nhất là khu vực Móng Cái – Quảng Hà - Bình Liêu khoảng 500- 800mm/năm. Nơi giảm ít nhất là khu vực từ Hạ Long – Cửa Ông – Tiên Yên khoảng 200-300mm/năm [23].

Trung tâm mưa lớn là khu vực Quảng Hà – Móng Cái và trung tâm mưa nhỏ là vẫn là khu vực Đông Triều – Uông Bí.

Số ngày mưa và cường độ mưa: Số ngày mưa năm ở các nơi đều giảm mạnh, riêng Cửa Ông lại có nhiều ngày mưa hơn, vượt cả Móng Cái và trở thành nơi có nhiều mưa nhất ở Quảng Ninh. Nơi ít mưa nhất vẫn là khu vực Đông Triều – Uông Bí.

Số ngày mưa trên 50mm tập trung chủ yếu vào tháng 7 và 8, một năm có 4- 12 ngày, giảm 3 ngày so với thời kỳ trước. Song nếu như trước kia hiếm khi người ta thấy xuất hiện mưa lớn trong các tháng nửa đầu mùa đông (tháng 11, tháng 12 và tháng 1) thì thời kỳ này, tần suất mưa lớn trong các tháng khô hanh đã tăng lên đáng kể, trung bình 2% số ngày mưa lớn rơi vào thời kỳ này. Số

ngày mưa cực lớn (trên 300mm/ngày) có xu hướng tăng, nhất là ở khu vực Quảng Hà – Móng Cái.

Biến trình năm của mưa: Lượng mưa vụ hè thu chiếm tỷ trọng khoảng 85% so với tổng lượng mưa năm, giảm 1% so với trước đây. Mùa mưa có xu hướng bắt đầu muộn và kết thúc sớm hơn trước khoảng nửa tháng.

Số liệu thống kê cho thấy biến trình năm của mưa không thay đổi nhiều so với trước đây. Mưa tập trung chủ yếu vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8. Tháng 12 và tháng 2 là các tháng có lượng mưa ít nhất trong năm.

Biến động của mưa: Tính riêng thời kỳ 2005 - 2010 tuy lượng mưa trung bình giảm, song lại xuất hiện những ngày mưa, những đợt mưa cực lớn chưa từng có trong lịch sử.

Điển hình là đợt mưa từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 9 năm 2008 tại khu vực Tiên Yên – Bình Liêu. Tổng lượng mưa đo được tại Bình Liêu là 860mm, Tiên Yên 626mm. Trong đó, ngày mưa lớn nhất là ngày 26 tháng 9 tại Bình Liêu 697mm, Tiên Yên 502mm [23]. Đây là những giá trị chưa từng xuất hiện trong chuỗi số liệu quan trắc.

Hình 3.10. Về nguy cơ ngập khu vực tỉnh Quảng Ninh ứng với kịch bản nước biển dâng 60cm [23]

Hình 3.11. Về nguy cơ ngập khu vực tỉnh Quảng Ninh ứng với kịch bản nước biển dâng 70cm [23]

Hình 3.12. Về nguy cơ ngập khu vực tỉnh Quảng Ninh ứng với kịch bản nước biển dâng 80cm [23]

3.2.1.3. Bão và áp thấp nhiệt đới

Theo số liệu thống kê trong vòng 50 năm gần đây, ở phạm vi quốc gia số lượng bão ảnh hưởng tăng, mỗi năm có 3-4 bão ảnh hưởng. Đặc biệt, thời kỳ tháng 10, tháng 11, bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động chủ yếu ở khu vực trung và nam trung bộ. Với Quảng Ninh ảnh hưởng của bão không còn đáng kể. Song

sự kết hợp của gió mùa Đông Bắc trong các tháng này với hoạt động của bão lại gây ra gió mạnh cấp 8, cấp 9, có khi cấp 10, cấp 11.

3.2.2. Kịch bản biến đổi khí hậu khu vực TX Quảng Yên

Theo tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng của Bộ Tài nguyên và Môi trường, TX Quảng Yên nằm ở rìa phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh với nhiều đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên do đó kịch bản BĐKH của TX sẽ áp dụng kịch bản BĐKH đối với khu vực Quảng Ninh.

3.2.2.1. Nhiệt độ

Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở Đông Bắc Bộ có thể tăng lên 2,5ºC so với trung bình thời kỳ 1980-1999.

Bảng 3.5. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (ºC) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) của TX Quảng Yên [22]

TT Mốc thời gian Mức tăng nhiệt độ (ºC)

1 2020 0,5 2 2030 0,7 3 2040 1,0 4 2050 1,2 5 2060 1,6 6 2070 1,8 7 2080 2,1 8 2090 2,3 9 2100 2,5

Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh, 2016. Sự thay đổi nhiệt độ trên địa bàn TX Quảng Yên giai đoạn 1960 - 2015 được thể hiện trên cả 3 giá trị: nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối thấp và nhiệt độ tối cao. Nhiệt độ cao nhất qua các năm dao động trong khoảng từ 35,1 - 37,9ºC (chênh lệch 2,9ºC) và nhiệt độ thấp nhất dao động trong khoảng 5,8 - 10,7ºC (chênh lệch 4,9ºC), nhiệt độ với sự chênh lệch mức nóng nhất và lạnh nhất qua các năm 29,3 - 27,2ºC. Biểu hiện sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất trong cùng một năm tại Quảng Yên có sự khắc nghiệt và có chiều hướng ngày càng gia tăng qua các năm.

Kết quả tính toán nhiệt độ trung bình của TX Quảng Yên từ năm 2020 - 2100 (ºC) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ở khu vực Đông Bắc Bộ như sau:

Bảng 3.6. Nhiệt độ TB của TX Quảng Yên từ năm 2020 - 2100 (ºC) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) [23]

TT Thời kỳ / Năm Nhiệt độ (ºC)

1 1980-1999 23,3 2 2020 23,8 3 2030 24,0 4 2040 24,3 5 2050 24,5 6 2060 24,9 7 2070 25,1 8 2080 25,4 9 2090 25,6 10 2100 25,8 3.2.2.2. Lượng mưa

Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm ở khu vực Đông Bắc Bộ có thể tăng từ 7 - 8% so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999, do đó lượng mưa trên địa bàn Quảng Yên có thể tăng từ 7 – 8% so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999.

Bảng 3.7. Mức thay đổi lượng mưa so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) địa bàn tỉnh TX Quảng Yên

TT Mốc thời gian Mức thay đổi lượng mưa (%)

1 2020 1,4 2 2030 2,1 3 2040 3,0 4 2050 3,8 5 2060 4,7 6 2070 5,4 7 2080 6,1 8 2090 6,8 9 2100 7,3

Qua số liệu thống kê diễn biến lượng mưa thời kỳ 1960 - 2015 tại TX Quảng Yên cho thấy hiện tượng “mưa nắng thất thường” do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên toàn cầu là vào mùa mưa, tần suất mưa và chu kỳ mưa đã có sự thay đổi đáng kể. Mùa lũ cũng có độ trễ, đỉnh lũ thường xuất hiện muộn.

Kết quả tính toán lượng mưa trung bình của TX Quảng Yên từ năm 2020 – 2100 so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ở khu vực Đông Bắc Bộ như sau:

Bảng 3.8. Lượng mưa TB của TX Quảng Yên từ năm 2020 - 2100 so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) [22]

TT Thời kỳ / Năm Lượng mưa (mm)

1 1980-1999 1877,3 2 2020 1903,6 3 2030 1916,7 4 2040 1933,6 5 2050 1948,6 6 2060 1966,5 7 2070 1978,7 8 2080 1991,8 9 2090 2004,9 10 2100 2014,3

Như vậy, theo dự báo lượng mưa tại địa phương sẽ tăng lên, mức tăng đều đặn qua các năm. Đến năm 2100 có thể lên đến 2014,3mm.

3.2.2.3. Mực nước biển dâng

Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn học dọc ven biển Việt Nam cho thấy tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình ở Việt Nam hiện nay là khoảng 3mm/năm (giai đoạn 1993-2008), tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới. Trong khoảng 50 năm qua, mực nước biển tại Trạm hải văn Hòn Dáu dâng lên khoảng 20cm (Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Bộ TNMT, 2008).

Quảng Yên sẽ là một trong địa phương của tỉnh Quảng Ninh chịu tác động nặng nề của hiện tượng nước biển dâng do tác động của BĐKH toàn cầu. Biến đổi khí hậu sẽ tác động trực tiếp đến tài nguyên nước, năng lượng, sức khỏe con người,

nông nghiệp, an ninh lương thực, đa dạng sinh học, cơ sở hạ tầng, cộng đồng dân cư và các lĩnh vực khác. Đối với tỉnh Quảng Ninh thì BĐKH sẽ tác động mạnh lên hầu hết các ngành, các lĩnh vực, trong đó ngành nông nghiệp và cộng động dân cư nghèo sẽ bị ảnh hưởng lớn.

Mực NBD tại bờ biển TX Quảng Yên theo các giai đoạn thể hiện theo Bảng 3.9 dưới đây.

Bảng 3.9. Mực NBD so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) khu vực TX Quảng Yên [22]

TT Năm Mực NBD (cm) 1 2020 11,7 2 2030 17,1 3 2040 23,2 4 2050 30,1 5 2060 37,6 6 2070 45,8 7 2080 54,5 8 2090 63,8 9 2100 73,7

Nguồn: Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng - IMHEN

Nhiệt độ và lượng mưa tăng đã làm cho mực nước biển có xu hướng dâng cao. Mực nước biển tại khu vực sẽ tăng thêm đến 73,7 cm vào năm 2100.

Biến đổi khí hậu có thể dẫn tới nhiều mô hình thời tiết khắc nghiệt: Kéo theo sự tăng lên của nhiệt độ toàn cầu là những biến động lớn của lượng mưa và sự gia tăng các hiện tượng khí hậu, thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán,... Hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 71 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)