Tình hình nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 35 - 36)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Cơ sở thực tiễn của nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu

1.3.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam

Việt Nam có diện tích biển khoảng 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3260 km, với hơn 4.000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160km2. Ngoài ra nước ta còn có hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và NTTS. Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 30 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động NTTS đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, lĩnh vực NTTS đã có những bước phát triển đáng kể, diện tích và sản lượng đã không ngừng tăng. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2018 đạt 1,3 triệu ha, bằng 106% so năm 2017, sản lượng nuôi đạt 4,3 triệu tấn, tăng 8,3% (tôm các loại 800 nghìn tấn, tăng 10,5%; cá tra 1,42 triệu tấn, tăng 14,0%). Các đối tượng hải sản được nuôi trồng chủ yếu là các loài cá biển, nhuyễn thể, tôm hùm, cua, ghẹ và rong biển..; trong đó đối tượng chính là các loài cá biển (cá song, cá giò, cá vược, cá hồng,...), tôm hùm và nhuyễn thể (ngao, hàu, sò, tu hài, ốc hương…).

Trong những năm gần đây, mặc dù diện tích và sản lượng NTTS không ngừng tăng nhưng BĐKH đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nuôi trồng, cũng như khai thác, đánh bắt thủy hải sản Việt Nam. Việt Nam được đánh giá là

một trong 27 quốc gia dễ tổn thương do BĐKH. Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) đã công bố đánh giá tác động của BĐKH đến ngành đánh bắt và NTTS là sẽ làm đại dương ấm dần lên và bị a xít hóa, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đánh bắt và nuôi trồng thủy sản xa bờ.

Các hoạt động NTTS ven bờ cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của nước biển dâng, lũ lụt. Những năm gần đây, người nuôi thủy sản ở châu Á thường bị tổn thất nặng nề do ao nuôi, lồng bè nuôi đến kỳ thu hoạch gặp phải mưa lũ lớn. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành cá tra rất lớn, nhiệt độ tăng, dịch bệnh phát sinh gây thiệt hại lớn đối với thu nhập của người nuôi. Cụ thể, với tốc độ biến đổi khí hậu hiện nay, nghề nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long có thể thiệt hại 200 triệu đồng/ha vào năm 2020 và thiệt hại gấp 3 lần vào năm 2050.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)