Mô hình nuôi cá song chấm nâu tại các xã vùng Đông Yên Hưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 69 - 71)

(Ảnh: Tác giả)

Từ kết quả nuôi cá song chấm nâu trong ao đất trong diện tích 0,35 ha với sản lượng cá chỉ tính sau hơn 15 tháng nuôi, cá đã cho sản lượng 1.529 tấn, năng suất đạt 4,37 tấn/ ha, trừ chi phí đem lại lợi nhuận cho hộ nuôi hơn 101 triệu đồng. So sánh cùng trên một diện tích, khi nuôi cá song chấm nâu mang lại lợi nhuận 6,74 triệu/ tháng, thì nuôi tôm sú là 2,29 và cua biển là 2,64 triệu đồng/ tháng. Như vậy, việc nuôi cá Song sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi tôm sú thì hệ số may rủi khá cao, nhiều năm nuôi tôm, cua cũng làm ô nhiễm môi trường, nên bản thân gia đình cũng muốn thay đổi đối tượng nuôi.

Trong tình hình khi tôm sú, cua biển nuôi nhiều năm liên tục sẽ làm ô nhiễm môi trường nước, dịch bệnh dễ phát sinh thì với thành công trong nuôi cá song chấm nâu vào nuôi sẽ mở ra hướng làm giàu mới cho các hộ NTTS trên địa bàn, nuôi luân canh đối tượng cá biển mới vừa giúp cải tạo môi trường, làm đa dạng đối tượng nuôi, tạo sản phẩm hàng hóa phong phú, qua đó góp phần ổn định NTTS tại địa phương một cách bền vững.

Ngoài những mô hình kể trên, hiện TX đang thực hiện nhiều mô hình nuôi từ quảng canh đến thâm canh, nuôi công nghiệp với nhiều đối tượng nuôi đa dạng, có hiệu quả kinh tế cao. Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu và chuyển giao về khoa học công nghệ như: Công nghệ nuôi, công nghệ sản xuất giống, công nghệ chế biến thức ăn và việc ứng dụng các thiết bị máy móc, quạt nước, sục khí… vào sản xuất tại các địa phương trên địa bàn TX Quảng Yên đã góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nuôi trồng thủy sản. Nhiều đối tượng có giá trị kinh tế như: Tôm thẻ chân trắng, cá biển, hàu, hà, cua biển… đã cho sinh sản và nuôi thành công, mở ra hướng phát triển mới cho nghề nuôi trồng thủy sản của TX.

3.1.2.2. Các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt

- Mô hình nuôi thâm canh, bán thâm canh cá Rô phi đơn tính: tại các vùng chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản ở Sông Khoai, Hà An, Minh Thành, Liên Hòa, Liên Vị, Tiền Phong năng suất 6 - 10 tấn/ha (cá biệt 15 tấn/ha/vụ), giá trị 280 - 300 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận 30 - 40 % tổng mức đầu tư, mô hình góp phần nâng cao giá trị, hiệu quả sử dụng đất, chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu kinh tế nông thôn và được nhân rộng hiệu quả, giúp hình thành một số vùng sản xuất tập trung.

- Mô hình nuôi cá Bống tượng: loài cá này thật dễ chăm sóc và có hiệu quả kinh tế. Cá Bống tượng là loài thuỷ sản có giá trị dinh dưỡng cao, là đối tượng nuôi ở môi trường nước ngọt song cá có chất lượng cũng như giá trị kinh tế không thua kém gì so với các loài cá biển khác như cá vược, cá song, cá tráp, cá mú... Cá bống tượng chỉ sử dụng thức ăn tự nhiên 100%, cho nên sản phẩm thịt cá chắc, dai, thơm ngon.

Nguồn thức ăn cho cá bống tượng hoàn toàn là những thức ăn tự nhiên có trong ao là các loại cá tạp, tép và một số vi sinh vật khác, đặc biệt loài cá này không ăn thức ăn công nghiệp. Qua theo dõi thấy tập tính bắt mồi của cá bống tượng rất hay, cá ăn mồi ở tầng đáy, điều này rất phù hợp vì những loại cá tạp chìm dưới đáy, không phải như thức ăn công nghiệp nổi trên mặt ao, cho nên việc cho cá ăn hoàn toàn đơn giản mà không khó khăn gì.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)