Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam 60 22 01 (Trang 27 - 29)

Chƣơng 1 : Khái quát về vùng đất và cộng đồng ngƣời Hoa ở Bạc Liêu

1.1. Về vùng đất Bạc Liêu

1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

1.1.3.1. Tài ngun đất

Tồn tỉnh có diện tích tự nhiên là 2.570 km2 (257.094,08 ha), đứng hàng thứ 8 trong 13 tỉnh thành của đồng bằng sông Cửu Long (nhiều hơn các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Hậu Giang), trong đó đất nơng nghiệp chiếm 37,97% với 102.771,26 ha, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 44,40% (114.161,66 ha), đất lâm nghiệp chiếm 1,83% (4.707,70 ha), đất chuyên dùng chiếm 4,51% (11.593,51 ha), đất ở chiếm 1,67% (4.305,24 ha), còn lại là các loại đất khác. Đất đai tỉnh Bạc Liêu có nhiều biến động do bồi và lở ven biển, trong đó diện tích bồi thường lớn hơn lở. Vùng bồi nhiều nhất là từ Gò Cát (Giá Rai) đến gần giáp Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng. Tốc độ bồi ra biển mỗi năm lên tới từ 60 - 80m, làm hình thành một bãi bồi rộng từ 1 - 2km, dài khoảng 40 km từ thành phố Bạc Liêu đến Gò Cát (Giá Gai). (Cục Thống kê tỉnh Bạc Liêu).

Phần lớn diện tích đất trong tỉnh là đất phù sa bồi đắp lâu năm và ổn định, lượng mùn và đạm cao. Theo cách phân loại khả năng thích nghi của đất, đất Bạc Liêu chia thành hai vùng chính, vùng bắc và vùng nam quốc lộ 1A. Vùng bắc quốc lộ 1A có 11 vùng thích nghi, trong đó phía đơng bắc thích hợp cho trồng lúa, màu và các loại cây trồng nơng nghiệp khác. Khu vực phía tây bao gồm một phần huyện Hồng Dân, Phước Long và Giá Rai thích nghi cho ni trồng thủy sản và kết hợp trồng lúa với nuôi tôm. Vùng nam quốc lộ 1A gồm 10 vùng thích nghi phù hợp ni trồng thủy sản, tôm-lúa, làm muối và phát triển rừng ngập mặn.

1.1.3.2. Tài nguyên rừng

Diện tích rừng và đất rừng chiếm khoảng 2,1% tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh (5.070 ha), chủ yếu là rừng phịng hộ có giá trị lớn về mơi trường và có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng ngập mặn. Các hệ sinh thái

rừng ngập mặn Bạc Liêu khá nhạy cảm với ô nhiễm mơi trường. Vì vậy, trong quá trình phát triển kinh tế, khu vực này cần được chú ý và quan tâm đặc biệt. Nhằm khắc phục tình trạng này, UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành nhiều quyết định có liên quan đến khơi phục và phát triển hệ thống rừng ven biển một cách hiệu quả ứng phó với Biến đổi khí hậu như Quyết định 578/QĐ-UBND Về việc phê duyệt dự tốn chi phí lập

Quy hoạch bảo tồn, phát triển rừng đặc dụng Vườn chim Bạc Liêu và khu rừng Canh Điền, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020; Quyết định 406/QĐ-UBND ban

hành kế hoạch tác nghiệp Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu thơng qua thích ứng thúc đẩy đa dạng sinh học ở tỉnh Bạc Liêu với chương trình ICMP/CCCEP,… Các Quyết định này đã góp phần định hình một chiến lược có tính tồn diện của tỉnh trong việc phục hồi diện tích rừng ngập mặn theo hướng phát triển đa dạng sinh học.

Với tác động của các quyết định này, công tác trồng rừng, đặc biệt là rừng ngập mặn đã và đang được đẩy mạnh. Từ 2010-2014, hơn 100 ha rừng ngập mặn hỗn hợp các loại cây ngập mặn đã được trồng và phát triển trên địa bàn tỉnh. Từ đầu năm 2014 đến hết quý 3 năm 2014, theo báo cáo của Ban quản lý Dự án, toàn tỉnh 6 ha rừng phòng hộ ven biển được trồng mới dựa trên các hình thức đa dạng sinh học đã được triển khai tiếp tục hình thành nên một đai rừng ngập mặn chắc chắn trải dài trên vùng ven biển các xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hậu (huyện Hịa Bình), Hiệp Thành, Vĩnh Trạch Đông (Tp. Bạc Liêu)…

1.1.3.3. Nguồn lợi thủy sản

Vùng biển và đất ven biển tỉnh Bạc Liêu nằm trong khu vực bán đảo Cà Mau nối liền với vịnh Thái Lan, tiếp giáp với vùng biển của nhiều nước Đơng Nam Á có tiềm năng kinh tế to lớn và vị trí quốc phịng rất quan trọng. Bờ biển Bạc Liêu kéo dài từ xã Vĩnh Trạch Đông, Tp. Bạc Liêu (giáp huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng) đến thị trấn Gành Hào huyện Giá Rai (giáp tỉnh Cà Mau), diện tích vùng nội thủy khoảng 3645 km2, vùng lãnh hải khoảng 116 km2. Biển Bạc Liêu có trữ lượng hải sản tương đối lớn với nhiều chủng loại và có giá trị kinh tế cao.

Tài nguyên thủy sinh vật: Trong thủy vực trung tâm nội đồng có 245 lồi thực

vật nổi (phytoplankton), 49 loài động vật nổi (zooplankton) và 47 loài động vật đáy (zoobenthos). Vùng ven biển bị xâm nhập mặn thường xuyên, thủy sinh vật làm thức ăn cho tơm, cá phong phú về thành phần lồi: 133 loài thực vật nổi, 24 loài động vật nổi và 61 lồi động vật đáy.

Nguồn lợi tơm, cá và nhuyễn thể: Do nguồn nước trong nội đồng và ven biển

có chất lượng tương đối tốt, thủy sinh vật làm thức ăn cho tôm, cá khá phong phú cho nên về thành phần lồi cá, tơm ở các thủy vực trong tỉnh Bạc Liêu cũng khá phong phú và đa dạng. Nguồn lợi cá đồng chủ yếu là các lồi cá lóc, rơ, trê, lươn, sặc bổi,… Những năm gần đây nguồn lợi cá đồng giảm nghiêm trọng cả về thành phần lẫn giống loài và sản lượng. Nguyên nhân chính là do khai thác bừa bãi, nguồn nước bị ô nhiễm do sử dụng hóa chất trong nơng nghiệp, chất thải đơ thị, làng nghề, diện tích vùng ngọt hóa bị thu hẹp. Nguồn lợi cá biển với trên 2.000 lồi cá, trong đó khoảng 130 lồi có giá trị kinh tế và phân bố như sau: Cá tầng đáy chiếm 80%, cá nổi chiếm 20%; cá sống vùng biển gần bờ chiếm 80%, xa bờ chiếm 20%.

Nguồn lợi hải sản ven bờ của tỉnh Bạc Liêu chưa có thống kê đầy đủ. Theo đánh giá của các nhà khoa học và nhà quản lý sản lượng thủy sản khai thác đã vượt mức cho phép từ năm 1991 đến nay và sức ép khai thác ở vùng ven bờ vẫn ngày càng gia tăng vì số lượng tàu nhỏ tăng không ngừng dẫn đến nguồn lợi hải sản bị khai thác quá mức và suy giảm nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam 60 22 01 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)