Những yếu tố văn hóa của cộng đồng ngƣời Hoa ở Bạc Liêu cần đƣợc bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam 60 22 01 (Trang 85 - 96)

Chƣơng 2 : Văn hóa của cộng đồng ngƣời Hoa ở Bạc Liêu

3.2. Những yếu tố văn hóa của cộng đồng ngƣời Hoa ở Bạc Liêu cần đƣợc bảo tồn

Lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam ln ln gắn liền với q trình bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống dân tộc. Trong lịch sử bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống dân tộc, Việt Nam luôn luôn thể hiện bản lĩnh vững vàng trước sự du nhập của những trào lưu văn hóa ngoại lai. Hiện nay, xu thế mở cửa, giao lưu, hội nhập văn hóa ngày càng trở nên sâu rộng, bản lĩnh văn hóa Việt Nam đang phải đối mặt trực tiếp với những thách thức lớn, liên quan đến sự sống còn của dân tộc. Việc xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế có ý nghĩa to lớn.

Đảng và Nhà nước ta ln có những chủ trương, chính sách nhằm ưu tiên, phát triển vùng DTTS và vùng miền núi với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt: các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đồn kết, thương u, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Tuy nhiên, khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa vùng DTTS, vùng miền núi với các khu vực khác trong cả nước đang ngày càng có xu hướng gia tăng; vùng miền núi và dân tộc thiểu số đang cịn những khó khăn, thách thức rất lớn, trong đó văn hố truyền thống các dân tộc thiểu số đang đặt ra vấn đề cần giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển.

3.2. Những yếu tố văn hóa của cộng đồng ngƣời Hoa ở Bạc Liêu cần đƣợc bảo tồn và phát triển bảo tồn và phát triển

3.2.1. Văn hóa vật chất

3.2.1.1. Bảo tồn và phát triển kiến trúc nhà ở truyền thống

Mặc dù có lịch sử phát triển lâu đời và sự đa dạng về loại hình nhà ở, nhưng số lượng nhà truyền thống của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu đang bị biến mất nhanh

chóng. Điều này diễn ra do nhiều tác động khác nhau từ điều kiện tự nhiên và xã hội, như vật liệu xây dựng cũ tính bền vững khơng cao, sự phát triển đa dạng của các loại hình vật liệu mới, xu hướng du nhập và sử dụng các kiểu nhà hiện đại vào cộng đồng... làm thị hiếu ở của người dân thay đổi.

Theo kết quả khảo sát thực địa, hiện số nhà truyền thống của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu chỉ cịn rất ít ở ấp Biển Tây A, xã Vĩnh Trạch Đơng, Tp. Bạc Liêu, nhưng nó cũng đã được sửa sang lại. Thực trạng đó cho thấy, nguy cơ biến mất hồn tồn những ngơi nhà truyền thống có giá trị văn hóa của cộng đồng người Hoa ở đây có thể diễn ra trong thời gian khơng xa. Điều đó đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nhà truyền thống của cộng đồng các dân tộc ở Bạc Liêu trong thời gian tới.

Ngôi nhà truyền thống là một trong những thành tố văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu. Việc bảo tồn nhà truyền thống góp phần bảo tồn di sản văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu. Đây là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Giải quyết tốt vấn đề này khơng chỉ giúp chúng ta giữ gìn được những di sản văn hóa của địa phương, hỗ trợ tốt cho việc nghiên cứu khoa học và giáo dục, mà cịn góp phần phát triển kinh tế - xã hội thơng qua phát triển các loại hình du lịch.

Tốc độ mai một, mất đi của các ngôi nhà truyền thống của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu đã và đang diễn ra hết sức nhanh chóng, nếu khơng có giải pháp kịp thời thì trong tương lai không xa các ngôi nhà truyền thống chỉ còn trong ký ức của những người cao tuổi. Các thế hệ con cháu của người Hoa ở Bạc Liêu có muốn tìm lại những nét văn hóa đẹp của tổ tiên trong ngơi nhà truyền thống cũng là điều không thể. Kiểu nhà 3 gian, 2 mái tạo khơng gian rộng rãi, thống mát; cách thức bài trí, sử dụng khong gian trong ngơi nhà ngăn nắp, gọn gàng, từ không gian tiếp khách, không gian riêng của gia đình, phịng ngủ, khu bếp, khu vệ sinh… là những yếu tố văn hóa đẹp, riêng có trong ngôi nhà của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu cần được bảo tồn và phát triển. Bàn thờ tổ tiên, dịng họ, bàn thờ Thần, Phật, vị trí và cách bào trí hệ thống bàn thờ thể hiện đời sống tâm linh phong phú của người Hoa; các câu đối, liễng, các loại giấy hồng

viết chữ Hán với nội dung cầu phúc, cầu lợi, cầu bình yên,… vừa thể hiện nét đẹp riêng của ngôi nhà, vừa góp phần giáo dục con cháu ln nhớ đến ngơn ngữ của dân tộc, một yếu tố văn hóa rất riêng của người Hoa cần được bảo tồn và phát triển. Việc bảo tồn và phát triển những yếu tố truyền thống trong kiến trúc nhà ở của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu là một vấn đề cần được quan tâm trong suốt quá trình xây dựng quê hương “Bạc Liêu đi lên từ văn hóa”.

3.2.1.2. Bảo tồn và phát triển trang phục truyền thống

Trang phục truyền thống không những chứa đựng giá trị lịch sử mà cịn là nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc, góp phần tạo nên sự đa dạng trong thống nhất của cộng đồng 54 dân tộc anh em, khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam. Bởi thế, việc tìm ra giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu là vấn đề cần thiết, phù hợp với các yêu cầu từ thực tiễn.

Hiện nay, hầu hết người Hoa ở Bạc Liêu khơng cịn mặc trang phục truyền thống, chỉ có một số ít người cao tuổi cịn mặc trong những dịp Lễ, Tết, nhưng trang phục của họ cũng đã được biến tấu, cách tân chứ khơng cịn như ban đầu. Đa số thanh thiếu niên người Hoa hiện đều mặc trang phục giống trang phục của người Kinh trong vùng. Một mai những thế hệ người già khơng cịn nữa thì giới trẻ người Hoa có thể sẽ khơng cịn biết trang phục truyền thống của mình như thế nào và việc may trang phục truyền thống cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, bởi những người biết may trang phục truyền thống hiện nay chỉ đếm trên đầu ngón tay mà đa số là những người đã có tuổi. Chiếc áo “sẫm” truyền thống của phụ nữ hay chiếc quần “tám mãnh” của đàn ơng ít ai cịn biết, chỉ có chiếc “Xườn xám” cịn được một số ít phụ nữ mặc trong những dịp đặc biệt. Tuy nhiên, nó cũng đã được cách tân theo kiểu bó sát thân, tà xẻ cao chứ khơng cịn giữ ngun kiểu sng, khơng bó sát, xẻ tà thấp. Các yêu tố trong trang phục của người Hoa ở Bạc Liêu cần được bảo tồn và phát triển đó là chiếc áo sẫm, chiếc xườn xám được cắt may kín đáo, nhưng vẫn thể hiện sự nữ tính, tơn vinh nét đẹp thuần khiết của người mặc. Đối với trang phục nam, chiếc quần tám mảnh tạo sự thoải mái, thoáng mát cho người mặc cũng là một yếu tố về trang phục càn được bảo tồn và phát triển.

3.2.1.3. Bảo tồn và phát triển văn hóa ẩm thực

Mỗi dân tộc, mỗi vùng đất khác nhau sẽ có văn hóa khác nhau. Văn hóa ẩm thực cũng vậy: mỗi địa phương, mỗi cộng đồng người đều có nét văn hóa ẩm thực riêng. Thơng qua những sản phẩm ẩm thực, người ta có thể biết được đời sống văn hóa tinh thần cũng như điều kiện kinh tế, điều kiện tự nhiên của vùng đất nơi cộng đồng người sinh sống. Mỗi sản phẩm văn hóa là những chắt lọc kinh nghiệm sống, kinh nghiệm ứng xử giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người.

Trong những năm gần đây, văn hóa ẩm thực trở thành yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch. Việc tận dụng, khai thác, phát huy giá trị ẩm thực truyền thống trong các hoạt động quảng bá, thu hút khách du lịch là việc làm cần thiết, không chỉ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành du dịch, mà cịn góp phần quảng bá nét văn hóa truyền thống đặc sắc của nhân dân địa phương tới bạn bè du khách trong nước và quốc tế. Vì vậy, việc bảo tồn và phát triển văn hóa ẩm thực của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu cũng là một vấn đề cần thiết đang đặt ra. Để thấy được những nét riêng trong văn hóa ẩm thực khơng thể lẫn vào đâu được của người Hoa, trong quá trình cộng cư với các dân tộc anh em trên mãnh đất Bạc Liêu, không chỉ bảo tồn hương vị đặc trưng của những món ăn truyền thống mà cịn bảo tồn văn hóa trong ăn uống cũng như cách giáo tiếp trong bữa ăn của họ, nhưng trước tiên cần bảo tồn các món ăn đặc trưng, truyền thống của người Hoa.

Cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu có nhiều món ăn đặc trưng mang đậm tính truyền thống của dân tộc cần được bảo tồn và phát triển, chẳng hạn: Xá pấu, cốn xại, bánh củ cải… Xá pấu là một món ăn dự trữ, có thể để được từ năm này qua năm khác. Có nhiều chuyên gia ẩm thực nhận xét xá pấu là một loại thực phẩm "chiến lược" của người Hoa trước khi loại thực phẩm này lan rộng và nhanh chóng được tiếp nhận ở nhiều dân tộc khác. Khi muối cịn là một mặt hàng hiếm, khó vận chuyển lên vùng cao, vùng sâu, vùng rừng núi, xá pấu là một mặt hàng nằm đầu danh mục thực phẩm dành cho cư dân vùng đất đó. Khi được sử dụng, xá pấu khơng những cung cấp muối cho người ăn mà nó cịn là một loại “thực phẩm” có thể cho thêm vào những nồi nước dùng

(chay cũng như mặn), nấu thành những món canh, chiên hoặc xào, vừa tạo hương vị, vừa tăng độ dinh dưỡng. Trong hành trình dài ngày vượt núi cao, rừng sâu,... xá pấu là loại thực phẩm vừa dễ mang theo vừa dễ sử dụng. Xá pấu khơng chỉ là một món ăn, nó cịn là sản phẩm thể hiện sự đảm đang, khéo léo của người phụ nữ dân tộc Hoa. Bảo tồn món ăn này khơng phải là bảo tồn nguyên trạng nó mà là bảo tồn cách làm, cách chế biến sao cho xá pấu vẫn giữ được hương vị riêng của người Hoa.

Bánh củ cải Tiều là một món ăn độc đáo gắn liền với truyền thống ẩm thực và tục thờ cúng của người Hoa ở Bạc Liêu. Vào ngày 24 tháng Chạp âm lịch hàng năm người Hoa ở Bạc Liêu thường làm bánh củ cải Tiều để cúng ông Táo. Họ cũng thường làm món bánh này để cúng tổ tiên trong các dịp lễ, tết. Đây là loại bánh gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu – một tín ngưỡng mang đậm lòng biết ơn của thế hệ con cháu đối với tổ tiên, thể hiện ý thức uống nước nhớ nguồn cần được bảo tồn và phát triển.

Ngồi các món ăn trên, bảo tồn và phát triển văn hóa ẩm thực của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu không thể bỏ qua cách giao tiếp trong ăn uống. Đối với người Hoa ở Bạc Liêu, bữa ăn hàng ngày cần tụ họp đầy đủ tất cả các thành viên trong gia đình. Điều này khơng chỉ thể hiện được sự ấm cúng, hạnh phúc của một gia đình mà cịn là dịp để các thành viên trong gia đình có thể trao đổi những vấn đề trong cuộc sống, trong công việc. Trong bữa ăn họ cũng có thể dạy bảo con cháu cách ăn, cách nói… Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, người người tất bật với cuộc sống hiện đại, yêu cầu công việc phải đi sớm về muộn, việc bữa cơm gia đình có đầy đủ các thành viên là điều không dễ thực hiện. Tuy vậy, hầu hết các gia đình của người Hoa ở Bạc Liêu vẫn ln duy trì được bữa cơm gia đình hàng ngày có đầy đủ các thành viên, một nét văn hóa đẹp cần được bảo tồn và phát triển. Bởi lẽ, gia đình là điểm tựa tạo điều kiện cho cá nhân phát triển toàn diện, là tế bào của xã hội, là cầu nối giữa cá nhân và xã hội và là một đơn vị kinh tế góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng, của đất nước nói chung.

3.2.2.1. Phong tục tập quán

a. Về nghi thức cưới xin

Đây là một vấn đề quan trọng để hai con người về sống chung xây dựng một mái ấm gia đình, sinh con đẻ cái. Nghi thức cưới hỏi của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu mang một nét đặc trưng riêng không thể lẫn vào đâu. Đó là nét văn hóa truyền thống của người Hoa cần được bảo tồn.

Nghi thức cưới xin là vấn đề hệ trọng của cả một đời người. Dù là đôi trẻ tự nguyện yêu nhau hay qua mai mối thì cả hai bên đàng trai và đàng gái đều phải biết gốc gác, quê quán của nhau để cha mẹ hai bên an tâm khi con cái về đó làm dâu, làm rễ. Việc nhà trai mang lễ vật đến nhà gái trơng tất cả có vẻ cầu kỳ, rườm rà nhưng lại là một nét đẹp truyền thống thể hiện sự trang trọng trong nghi thức cần được bảo tồn, mặc dù xã hội thay đổi như thế nào. Nghi thức nhà trai mang đến nhà gái số tiền “chợ” trong lễ đính hơn với số tiền mang bốn con số bốn và nhà gái lấy hai số giữa với quan niệm số 44 là con số đẹp thể hiện sự vng trịn, bền vững và trả lại cho nhà trai con số đầu và số cuối với quan niệm là có “tiền” có “hậu” là một nét văn hóa riêng trong lễ cưới của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu cần được bảo tồn. Tuy nhiên, trong quá trình cộng cư của các dân tộc ở Bạc Liêu hiện nay, việc bảo tồn các phong tục cưới xin của người Hoa nói riêng, các dân tộc ở Bạc Liêu nói chung, cần phải quan tâm đến các đám cưới hỗn hợp các dân tộc.

Trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã và đang diễn ra khơng ít trường hợp con cháu người Hoa kết hôn với con cháu người Kinh và sự thiếu hiểu biết về phong tục cưới xin giữa hai bên, đặc biệt là phong tục trao trả tiền “chợ”, đã dẫn đến những trường hợp “dở khóc dở cười”. Bà Triệu Tú Khanh (người Hoa, ngụ ấp Biển Tây A, xã Vĩnh Trạch Đông, Tp. Bạc Liêu) cho biết bà đã dự một lễ đính hơn giữa một gia đình người Hoa với một gia đình người Kinh. Vì muốn “nở mặt nở mày” cho cả hai họ, nhà trai (gia đình người Hoa) mang đến số tiền chợ là 44.440.000đ với suy nghĩ là nhà gái sẽ chỉ lấy hai con số bốn ở giữa của số tiền trên là 4.400.000đ nhưng nhà gái (gia đình người Kinh) do không biết đã giữ cả số tiền này khơng trả lễ. Vì bực tức và tiếc tiền, cha chú

rễ đã làm ầm lên ngay trong lễ đính hơn của các con, cãi nhau với thơng gia. Vì vậy, bảo tồn các yếu tố truyền thống trong nghi thức cưới hỏi của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu là một việc nên làm, nhưng cũng cần tránh những trường họp đáng tiếc xảy ra như trường hợp vừa nêu để ngày vui của lứa đôi được trọn vẹn.

b. Về tang ma

Tang lễ đối với người Hoa ở Bạc Liêu là sự kiện quan trọng của gia đình, dịng tộc và cả cộng đồng xã hội xung quanh. Các nghi thức lễ tang làm nổi bật nét đặc trưng trong văn hóa của cộng đồng người Hoa ở đây. Hiện nay, việc biến đổi văn hóa trong tang lễ của người Hoa ở Bạc Liêu diễn ra khá mạnh mẽ do sự thay đổi về dân số, kinh tế, văn hóa, xã hội nên cần có những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước để có thể bảo tồn đặc trưng văn hóa của người Hoa nói chung, người Hoa ở Bạc Liêu nói riêng.

Sau quá trình biến đổi về quan niệm, cách nghĩ là sự thay đổi về cách làm và các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam 60 22 01 (Trang 85 - 96)