Biện pháp bảo tồn và phát triển văn hóa vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam 60 22 01 (Trang 99)

Chƣơng 2 : Văn hóa của cộng đồng ngƣời Hoa ở Bạc Liêu

3.3. Một số biện pháp bảo tồn và phát triển văn hóa của cộng đồng ngƣời Hoa ở

3.3.2. Biện pháp bảo tồn và phát triển văn hóa vật chất

3.3.2.1. Đối với các cấp chính quyền địa phương

a. Đối với kiến trúc nhà ở

Cần chỉ ra những nét đặc thù, những đóng góp của kiến trúc nhà ở của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu, như một biểu hiện của văn hóa tộc người trong q trình cộng cư với người Việt, người Khơ me; Nêu lên những nguy cơ mai một và khuynh hướng phát triển, phát huy tác dụng của những nét đặc thù ấy trong kiến trúc nhà ở của

người Hoa hiện nay với vai trò, vị trí và chức năng của nó trong đời sống văn hóa - xã hội và những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của cư dân. Đầu tư kinh phí nhiều hơn nữa trong việc bảo tồn, tôn tạo những ngôi nhà truyền thống của người Hoa. Việc bảo tồn và phát triển kiến trúc nhà ở truyền thống của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu còn nhiều bất cập. Vấn đề đặt ra là không phải bất kỳ ngơi nhà truyền thống nào cịn lại cũng đều có thể đưa vào bảo tồn mà cần có sự chọn lọc. Việc bảo tồn nhà truyền thống của người Hoa ở Bạc Liêu có thể triển khai theo 2 phương án: Bảo tồn toàn bộ và bảo tồn có lựa chọn. Với những ngơi nhà truyền thống cịn lại tập trung tại những xóm, ấp thì có thể bảo tồn ngun trạng cả xóm, ấp đó. Tuy nhiên, ở Bạc Liêu hiện khơng xóm, ấp nào có những ngơi nhà truyền thống tồn tại tập trung. Có chăng chỉ là những ngôi nhà đã được xây mới, nhưng vẫn giữ được kiểu dáng và cách bài trí trong ngôi nhà theo kiểu truyền thống, như ấp Biển Tây A, xã Vĩnh Trạch Đông, Tp. Bạc Liêu. Với những ngơi nhà truyền thống cịn lại nằm rải rác thì chỉ nên lựa chọn những căn nhà tiêu biểu để bảo tồn.

Cần hướng dẫn chủ nhà cách trùng tu, tơn tạo để đảm bảo gìn giữ tối đa các yếu tố truyền thống của ngôi nhà. Song song với việc bảo tồn, cần xây dựng tua, tuyến du lịch đưa khách tham quan đến với những ngôi nhà truyền thống đang được bảo tồn. Việc làm này một mặt góp phần thực hiện tốt cơng tác bảo tồn, mặt khác nó cũng góp phần tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là chủ nhân của các ngôi nhà truyền thống, tạo thêm động lực cho họ tích cực tham gia thực hiện tốt việc bảo tồn.

b. Đối với trang phục

Trang phục truyền thống của các dân tộc chính là nét văn hóa riêng biệt của từng dân tộc mà không dân tộc nào giống dân tộc nào. Mỗi bộ trang phục truyền thống chứa đựng tinh hoa của bao thế hệ đúc kết tạo nên. Trong xu hướng phát triển chung của xã hội, trang phục truyền thống của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu đang dần bị mai một do đó việc đề ra các giải pháp bảo tồn và phát triển là việc làm cấp bách.

Để trang phục truyền thống của người Hoa được bảo tồn, gìn giữ và ngày càng phát triển, trước hết, các cấp chính quyền địa phương cần tích cực tuyên truyền, nâng

cao nhận thức cho người Hoa về tầm quan trọng của việc bảo tồn trang phục truyền thống của chính dân tộc; nâng cao niềm tự hào của người dân về văn hóa dân tộc nói chung và trang phục truyền thống nói riêng. Từ đó họ sẽ có ý thức tự bảo vệ, phát triển bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình, với tinh thần tự giác của chính người Hoa thì cơng tác bảo tồn trang phục truyền thống sẽ đạt hiệu quả cao.

Tạo cơ hội để cộng đồng người Hoa trưng diện bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình cũng là vấn đề cần được quan tâm. Cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu vẫn còn diện những bộ trang phục truyền thống trong những ngày lễ, tết. Đây là cơ hội để những bộ trang phục truyền thống của họ xuất hiện trong niềm tự hào, hân hoan của cộng đồng. Tiếc rằng ngày nay vào những dịp đó số người mặc trang phục truyền thống rất hiếm hoi. Để trang phục truyền thống được bảo tồn và ngày càng phát triển, các cấp chính quyền cần quan tâm phục dựng lễ hội truyền thống tạo cho người dân có cơ hội mặc trang phục truyền thống. Khuyến khích họ mặc trang phục truyền thống trong ngày lễ hội, dần dần tạo cho họ thói quen mặc trang phục truyền thống của dân tộc vào các dịp đặc biệt: lễ, tết, cưới xin... Ngồi ra, có thể tổ chức hội thi trình diễn trang phục truyền thống của các dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Một điều cần thiết để bảo tồn và phát triển trang phục truyền thống của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu là đội ngũ thợ may lành nghề. Chính quyền các cấp cần khuyến khích lớp thợ may “lão thành” truyền nghề lại cho lớp trẻ để duy trì và phát triển trang phục truyền thống của dân tộc.

c. Đối với ẩm thực

Ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Ẩm thực không chỉ thuộc vật chất mà cịn là văn hóa tinh thần. Việc bảo tồn và phát triển những nét văn hóa ẩm thực tiêu biểu của mỗi dân tộc là điều hết sức cần thiết. Người Hoa ở Bạc Liêu có văn hóa ẩm thực đặc sắc cả về món ăn lẫn phong cách ăn uống. Văn hóa ẩm thực của người Hoa ở Bạc Liêu không chỉ thể hiện ở các đồ ăn, thức uống mà còn ở cung cách ăn, uống. Đây chính lả một phần truyền thống lịch sử - văn hoá của cả một cộng đồng, kết tinh tri thức của tộc người, phản ánh trình độ thẩm mỹ, tâm lý, tín ngưỡng,

phong tục tập quán, cách xử thế của cả cộng đồng. Để bảo tồn và phát triển văn hóa ẩm thực của người Hoa ở Bạc Liêu, các cấp chính quyền trước tiên cần coi trọng và làm tốt cơng tác bảo tồn văn hóa của cộng đồng người Hoa, trong đó cần duy trì và phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực của họ. Cụ thể, cần khai thác, phát huy giá trị ẩm thực truyền thống của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu trong các hoạt động xúc tiến, quảng bá, thu hút khách du lịch. Việc làm cần thiết đó khơng chỉ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch Bạc Liêu, mà cịn góp phần quảng bá nét văn hóa truyền thống đặc sắc của nhân dân địa phương tới bạn bè và du khách trong nước và quốc tế.

3.3.2.2. Đối với cộng đồng cư dân

Để các giá trị văn hóa vật chất của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu được bảo tồn và phát triển, bên cạnh việc phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đồn thể, thì vai trị của cộng đồng dân cư có ý nghĩa quan trọng. Cộng đồng cư dân chính là người đưa ra quyết định những yếu tố văn hóa nào cần được bảo tồn, phương cách bảo tồn, sử dụng và khai thác chúng nhằm thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cá nhân và cộng đồng. Để làm tốt công tác bảo tồn và phát triển văn hóa vật chất của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu, trước hết cư dân phải nhận thức được các giá trị văn hóa vật chất của dân tộc mình, phải ý thức về trách nhiệm xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, tự ý thức bảo tồn từ các di tích, kiến trúc, trang phục đến ẩm thực. Đặc biệt, đối với kiến trúc nhà ở cộng đồng cần nâng cao hiểu biết về những giá trị kiến trúc, nghệ thuật đích thực để tránh việc trùng tu theo kiểu làm biến dạng, đi ngược lại các giá trị truyền thống vốn có của nó. Đối với ẩm thực, cần chủ động trong việc bảo tồn và phát huy các món ăn đặc trưng của dân tộc cũng như duy trì nét văn hóa giao tiếp trong bữa ăn, ý thức về tầm quan trọng của bữa cơm gia đình, quảng bá, giới thiệu món ăn của dân tộc mình đến các dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh, khách du lịch trong nước và quốc tế.

Cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu cần phối hợp với cơ quan, đoàn thể để quảng bá, tuyên truyền, trưng bày các giá trị văn hóa vật chất của cộng đồng dân tộc mình với bạn bè trong và ngồi tỉnh...

3.3.3. Giải pháp bảo tồn và phát triển văn hóa tinh thần

3.3.3.1. Đối với các cấp chính quyền địa phương

Để bảo tồn và phát triển văn hóa tinh thần của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu, các cấp chính quyền địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xã hội hóa trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật để có nhiều cơng trình, nhiều sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu của cơng chúng. Có chính sách đãi ngộ, khen thưởng và tôn vinh đối với nghệ nhân nắm giữ và có cơng phổ biến văn hóa, nghệ thuật truyền thống có cơng lao đóng góp vào sự nghiệp bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc. Có chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với những người tham gia vào hoạt động sáng tác, tạo ra các sản phẩm văn hóa, văn nghệ, kiến trúc, mỹ thuật... Hỗ trợ kinh phí xây dựng đề án trọng điểm để khơi phục lại một số loại hình văn hóa, văn nghệ đang có nguy cơ bị mai một như: các điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ cổ truyền...

Ngồi việc tăng cường cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần chỉ đạo hỗ trợ các mơ hình văn hóa, thơng tin, mơ hình bảo tồn các giá trị văn hóa tinh thần của đồng bào người Hoa trên địa bàn thông qua các đơn vị như Trung tâm Văn hóa, Đồn Ca múa nhạc Dân tộc… Hỗ trợ, phục dựng các lễ hội truyền thống; bài trừ các hủ tục lạc hậu, chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hóa trong tổ chức các hoạt động lễ hội; duy trì và phát triển các tri thức văn hóa dân gian.

Các cấp chính quyền cần tiếp tục có sự quan tâm hỗ trợ để các lễ hội của người Hoa có thể diễn ra hàng năm và hiệu quả. Bên cạnh đó, Sở VHTTDL cần sưu tầm các loại hình văn hóa dân gian của người Hoa hoặc có thể quay phim, chụp ảnh lễ cúng cuối năm, cúng Ơng Bổn… của người Hoa để góp phần vào việc quảng bá văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu.

Công tác bảo tồn, phát triển văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu đặt ra những yêu cầu cấp thiết mà tỉnh cần phải đi sâu nghiên cứu chính là việc gắn bảo tồn với phát triển văn hóa truyền thống. Đặc biệt, trong bối cảnh người Hoa sống xen kẽ với các dân tộc khác, sự hòa nhập và tiếp biến văn hóa diễn ra mạnh mẽ, làm thay đổi

nhận thức cũng như tri thức văn hóa truyền thống của đồng bào. Đây chính là nguyên nhân làm cho bản sắc văn hóa của người Hoa cứ mai một dần theo năm tháng.

Bên cạnh đó, việc bảo tồn và phát triển văn hóa tinh thần của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu cần quan tâm, khắc phục một số hạn chế: Một số tập tục lạc hậu (rãi vàng mã xuống đường, đốt hàng mã nhiều…), vệ sinh môi trường chưa được đảm bảo nhất là trong các sinh hoạt cộng đồng (xả rác tự do, khói nhang mù mịt…), hiện tượng mê tín dị đoan (đồng bóng…) cịn tồn tại. Để khắc phục các tệ nạn này, ngành VHTTDL tỉnh Bạc Liêu cần phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban, Ngành liên quan và chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức nhiều chương trình nghiên cứu, bảo tồn, phục dựng văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật rộng rãi cho mọi người, nhất là những người trực tiếp tham gia hoạt động bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, quy hoạch giải quyết cơng ăn việc làm cho người Hoa, tăng cường công tác kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm chuẩn mực đạo đức trong việc xây dựng gia đình văn hóa.

3.3.3.4. Đối với cộng đồng cư dân

Người Hoa ở Bạc Liêu có văn hóa truyền thống rất phong phú, như những phong tục, tập qn, ngơn ngữ, tín ngưỡng, lễ hội,... song đang dần bị mai một trước sự phát triển của cuộc sống hiện đại. Để khắc phục tình trạng văn hóa tinh thần của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu đứng trước nguy cơ mai một, bản thân cộng đồng người Hoa cần phải chủ động trong việc bảo tồn và phát triển các thành tố văn hóa của dân tộc mình. Bảo tồn và phát triển văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu không chỉ là cơng việc của các cấp cơ quan, chính quyền Bạc Liêu mà còn là sự đồng thuận của cộng đồng cư dân trong tỉnh theo quan điểm “ý Đảng, lòng dân”, trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi, ý thức trách nhiệm trong xã hội và của mỗi một công dân trên cơ sở xây dựng một hệ thống chính sách phù hợp. Việc bảo tồn và phát triển văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu không chỉ là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo mà còn đòi hỏi trách nhiệm của mỗi cá nhân.

Cộng đồng cư dân cùng các cấp, ngành địa phương tổ chức các chương trình giao lưu văn nghệ để quảng bá bản sắc văn hóa của người Hoa. Trước tiên, đồng bào cần có ý thức trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa của dân tộc mình, như tự giác cung cấp các tài liệu về phong tục tập quán của dân tộc mình cho cán bộ nghiên cứu của Sở hoặc các nhà nghiên cứu về văn hóa. Việc làm đó có thể giúp cho nhiều phong tục tập quán, những bài dân ca, dân vũ của người Hoa được phục hồi và phát triển trong đời sống hiện đại. Tiếp theo, cộng đồng cần chủ động trong việc sưu tầm, truyền dạy những bài ca dao, dân ca cùng làn điệu múa dân gian truyền thống của dân tộc mình. Những bậc cao niên nắm giữ truyền thống văn hóa cần truyền dạy cho con cháu hoặc giúp con cháu sưu tầm lại, dịch sang tiếng phổ thơng để có thể truyền bá trong cộng đồng.

Trong các lễ cưới, đám tang cần giữ gìn những thủ tục truyền thống tốt đẹp của người dân, tránh tình trạng đua địi, làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Về phía các cộng đồng dân tộc cùng sinh sống trong địa bàn tỉnh cần chung tay góp sức để bảo tồn và phát triển văn hóa của các dân tộc sinh sống trong địa bàn tỉnh nói chung, người Hoa nói riêng để Bạc Liêu trở thành nơi hội tụ của ba dịng văn hóa đặc sắc như nhiều người vẫn thường biết đến đó là Kinh, Hoa, Khơ me.

3.3.4. Bảo tồn và phát triển văn hóa gắn với phát triển kinh tế

Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, phát triển, xây dựng con người và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đã trở thành tư tưởng chỉ đạo cho nhiều chương trình, kế hoạch phát triển. Quán triệt chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng về phát triển các mục tiêu kinh tế - văn hóa – xã hội, phát triển kinh tế Bạc Liêu, các cấp chính quyền cũng như nhân dân cần chú trọng quan tâm công tác bảo tồn và phát triển văn hóa của cộng đồng người Hoa làm động lực để thúc đẩy kinh tế ổn định và phát triển, mang lại nhiều hiệu quả. Để làm được điều đó, cần huy động sức mạnh của toàn dân trong tỉnh nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa nghệ thuật mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu

văn hóa dân tộc. Quan tâm đầu tư khai thác và phát huy các dạng tín ngưỡng dân gian, tập quán phong tục theo hướng xã hội hóa nhằm hướng tới thu hút du khách, phát triển kinh tế du lịch.

Xây dựng cơ chế giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển văn hóa của cộng đồng người Hoa với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam 60 22 01 (Trang 99)