Quan điểm bảo tồn và phát triển văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam 60 22 01 (Trang 81 - 85)

Chƣơng 2 : Văn hóa của cộng đồng ngƣời Hoa ở Bạc Liêu

3.1. Quan điểm bảo tồn và phát triển văn hóa

3.1.1. Bảo tồn văn hóa

Văn hóa là một khái niệm rộng, có nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa nên cũng có nhiều quan niệm khác nhau về bảo tồn văn hóa. Khái niệm "bảo tồn văn hóa" thường được gắn với những đối tượng cụ thể như: bảo tồn văn hóa truyền thống, bảo tồn văn hóa vật thể, bảo tồn văn hóa phi vật thể, bảo tồn di sản văn hóa Phật giáo, bảo tồn văn hóa nơng thơn… Hiểu theo nghĩa chung nhất thì bảo tồn văn hóa là gìn giữ, lưu lại những giá trị văn hóa. Bảo tồn văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu là bảo tồn cả những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của người Hoa trên vùng đất này.

Trong vài thập niên gần đây, bảo tồn di sản văn hóa đã trở thành một ngành nghiên cứu và thực hành mang tính chun mơn cao, tuân thủ các nguyên tắc nghiêm ngặt được cộng đồng quốc tế chấp nhận. Bảo tồn mà giữ nguyên trạng cứng nhắc chỉ có tác dụng làm đóng băng di sản và về lâu dài sẽ đưa đến sự xuống cấp, hủy hoại chúng. Hiện nay, thông lệ quốc tế khuyến khích giữ gìn ngun trạng di sản nhưng cũng uyển chuyển áp dụng các quy định mới sao cho phù hợp trong thời kinh tế thị trường. Thực tế bảo tồn di sản ở nhiều nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam) đã hình thành 3 quan điểm và tương ứng với nó là 3 loại hình bảo tồn di sản:

a. Bảo tồn nguyên trạng

Đây là quan điểm dựa trên nguyên tắc bảo tồn văn hóa vật thể của các nhà bảo tàng học. Quan điểm này cho rằng, các sản phẩm của quá khứ cần được bảo tồn nguyên trạng như nó vốn có. Cách bảo tồn này chỉ phù hợp với việc bảo tồn các hiện vật ở bảo tàng hay rộng hơn là các đổi tượng văn hóa vật thể cịn đối với văn hóa phi vật thể thì cái khó chính là việc xác định tính ngun trạng của văn hóa. Ngay bản thân cái gọi là

văn hóa vật thể/ vật chất cũng khơng dễ gì xác định được tính ngun gốc. Ví như một tịa thành (Cổ Loa chẳng hạn) đâu là nguyên gốc, đâu là phần được xây mới, bồi đắp qua thời gian? Và, vấn đề cịn là chúng ta khơng thể di chuyển toàn bộ người dân ở trong đó đi nơi khác để bảo tồn mà khi đã có con người, có cuộc sống thì vấn đề vận động và phát triển là đương nhiên (Chỗ này đặc biệt đúng với các khu phố cổ Hà Nội, Hội An…). Chính vì vậy phải chấp nhận bảo tồn trên cơ sở kế thừa, loại hình bảo tồn thứ hai.

b. Bảo tồn trên cơ sở kế thừa

Quan điểm này thừa nhận sự biến đổi của di sản và cho rằng mỗi di sản văn hóa có giá trị ở những khơng gian và thời gian lịch sử cụ thể. Sau đó, những điểm tích cực của di sản phải được phát huy cho phù hợp với nhu cầu thời đại, ngược lại những mặt tiêu cực phải bị loại bỏ. Kế thừa là quy luật phát triển tất yếu của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Kế thừa còn được xem là một trong những đặc trưng cơ bản, phổ biến của phủ định biện chứng, là sợi dây liên kết bền vững giữa cái cũ và cái mới, giữa sự vật cũ và sự vật mới trên con đường phát triển. Thực chất đây là quá trình đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa sự vật cũ với sự vật mới nhằm phát huy những yếu tố, bộ phận tích cực, tiến bộ của cái cũ, sự vật cũ để xây dựng, tạo nên cái mới, sự vật mới. Q trình đó vừa diễn ra sự lọc bỏ và giữ lại những “hạt nhân hợp lý”, vừa bổ sung, phát triển và tạo ra các giá trị mới đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thế giới hiện thực. Ở Việt Nam, kế thừa truyền thống văn hóa của các dân tộc hiện nay gắn với quá trình mở rộng giao lưu và tiếp biến những giá trị văn hóa giữa các cá nhân trong cùng một dân tộc, giữa dân tộc này với dân tộc khác trong nước và trên thế giới.

c. Bảo tồn và phát triển

Đây là quan điểm đang chiếm vị trí chủ đạo trong giới học thuật cũng như giới quản lý văn hóa ở nhiều nước phát triển trên thế giới. Quan điểm này không bận tâm với việc tranh cãi nên bảo tồn y nguyên như thế nào, nên kế thừa cái gì từ quá khứ mà đặt trọng tâm vào việc làm thế nào để di sản sống và phát huy được tác dụng trong đời sống đương đại.

Ở Việt Nam, tư tưởng bảo tồn vốn quý văn hóa dân tộc được thể hiện ngay trong Sắc lệnh về bảo tồn tất cả cổ tích trong tồn cõi Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 23-11-1945, ngay sau khi Nhà nước VNDCCH mới ra đời, trong đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến những di sản văn hóa dân tộc. Tư tưởng về bảo tồn văn hóa dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng phủ nhận sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa các dân tộc mà ngược lại, khẳng định sự giao lưu các nền văn hóa của các dân tộc khác nhau thúc đẩy sự phát triển văn hóa của mỗi dân tộc, làm cho nó hồn thiện hơn, phong phú hơn. Người cho rằng: “Văn hóa Việt Nam ảnh hưởng của văn hóa Đơng phương và Tây phương chung đúc lại… Tây phương hay Đơng phương có cái gì tốt ta phải học lấy để phải tạo ra một nền văn hóa Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam để hợp với tính dân chủ” [4, Tr.30].

Sau đó, cịn có các văn bản khác như đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” với mục tiêu trọng tâm là huy động sức mạnh của tồn xã hội nhằm phát triển văn hóa dân tộc, góp phần để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phịng, bảo đảm tồn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Phát huy vai trị của các chủ thể văn hóa trong phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc...

Trên bình diện nhận thức cũng như thực tiễn, giữa bảo tồn và phát triển văn hóa thường nảy sinh một số “xung đột”, như bảo tồn có thể dẫn đến hạn chế phát triển và ngược lại, phát triển thì khó bảo tồn. Vấn đề đặt ra là chúng ta quan niệm bảo tồn như thế nào, phát triển như thế nào để hai phạm trù trên đi cùng hướng, bổ trợ cho nhau thúc đẩy sự phát triển xã hội. Chúng ta bảo tồn văn hoá truyền thống hay các giá trị văn hoá truyền thống phải trên nguyên tắc phát triển, vì mục tiêu phát triển. Nói cách khác, cái gì trong kho vốn giá trị truyền thống đóng vai trị động lực thức đẩy phát triển thì chúng ta bảo tồn, phát huy, cịn cái nào cản trở, kìm hãm sự phát triển thì cần hạn chế và dần loại trừ. Do vậy, nguyên tắc phát triển phải là nguyên tắc mang ý nghĩa chỉ đạo cho việc bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống.

3.1.2. Phát triển văn hóa

Khái niệm “Phát triển văn hóa” mới được du nhập vào Việt Nam khoảng hơn hai thập niên gần đây. Trước đây chúng ta thường dùng thuật ngữ xây dựng văn hóa để chỉ nội hàm được chứa đựng trong thuật ngữ phát triển văn hóa hiện nay. Thực ra phát triển văn hóa khơng phải là một khái niệm khoa học chặt chẽ, kiểu như các khái niệm văn hóa, văn minh hay con người. Các nhà khoa học đều có nêu quan niệm của mình về phát triển văn hóa, nhưng khơng định nghĩa phát triển văn hóa với tính cách là một khái niệm độc lập. Trong đại đa số các trường hợp, phát triển văn hóa thường chỉ được nói tới khi người ta xem xét sự vận động, sư gia tăng tiến bộ… của các lĩnh vực cụ thể trong hoạt động văn hóa. Khác với lĩnh vực nghiên cứu con người, nếu phát triển con người có các khái niệm chặt chẽ, các tiêu chí cụ thể để xem xét, đánh giá, thì phát triển văn hóa hầu hết chỉ được dùng cho các trường hợp cụ thể. Sự phát triển văn hóa ở một đối tượng nào đó thường chỉ được so sánh với chính nó (đối tượng) theo trục thời gian. Về đại thể, phát triển văn hóa là một q trình có tính tất yếu và khách quan trong sự vận động của lĩnh vực văn hóa. Tính tất yếu và khách quan của quá trình này, tuy khơng đơn giản và thậm chí có lúc thụt lùi, tha hóa, nhưng xu hướng chung vẫn là đảm bảo cho cuộc sống của con người hướng tới cái tốt, cái thiện và cái đẹp ngày một cao hơn, nhân đạo hơn. [21, Tr. 39].

Phát triển văn hóa đơi khi được coi là đối lập với bảo tồn văn hóa. Tuy vậy, nhìn ở phạm vi vĩ mơ, phát triển văn hóa khơng cản trở sự bảo tồn văn hóa. Bản thân q trình phát triển văn hóa có sự đào thải yếu tố văn hóa lỗi thời, lạc hậu, khơng phù hợp với hiện thực khách quan. Sẽ là sai lầm khi coi bảo tồn văn hóa là bảo tồn mọi cái có trong truyển thống; bảo tồn văn hóa triệt tiêu sự phát triển văn hóa và ngược lại, phát triển văn hóa sẽ triệt tiêu bảo tồn văn hóa. Bảo tồn văn hóa khơng triệt tiêu sự phát triển và ngược lại phát triển văn hóa bao giờ cũng có chức năng bảo tồn (văn hóa). Bảo tồn và phát triển văn hóa có thể được coi là thúc đẩy nhau; bảo tồn văn hóa giữ vai trị là cơ sở góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa. Bên cạnh đó, thơng qua phát triển văn hóa, con người nhận thức và thực hiện hoạt động bảo tồn văn hóa nhằm thể hiện bản

sắc riêng của mình. Cũng bởi tầm quan trọng của việc bảo tồn văn hóa mà trong q trình phát triển chứa đựng sự đánh giá, xác lập vị thế của yếu tố văn hóa mới dựa trên nền tảng giá trị đã được bảo tồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam 60 22 01 (Trang 81 - 85)