Tiểu kết chƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam 60 22 01 (Trang 43 - 44)

Chƣơng 1 : Khái quát về vùng đất và cộng đồng ngƣời Hoa ở Bạc Liêu

1.3. Tiểu kết chƣơng

Bạc Liêu là vùng đất mới, nằm ở vùng đất cực nam của tổ quốc, là vùng đồng bằng có điều kiện tự nhiên thuận lợi thích hợp cho phát triển nơng nghiệp và ni trồng thủy sản. Ngoài ra, với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng giàu tiềm năng tạo cho Bạc Liêu nhiều triển vọng phát triển.

Không giống các tỉnh miền Trung, miền Bắc, dân cư khơng hình thành từ “lũy tre làng”, “cha truyền con nối”, dân cư Bạc Liêu đa số là dân “xiêu tán”, nghèo khổ “tha phương cầu thực”. Nhờ thuận lợi về nhiều mặt cho nên mảnh đất Bạc Liêu thời xa xưa đã thu hút được số lượng lớn cư dân từ các nơi đến lập nghiệp. Họ định cư rải rác trên các gò đất cao, trên các bờ sông, các kinh xáng. Người Kinh, người Khơ me, người Hoa cư trú đan xen nhau, ln đồn kết, tương trợ nhau khi hoạn nạn. Họ là những con người chân thành, cởi mở, thích “làm ăn lớn”. Phong cách ứng xử người dân Bạc Liêu mang tính cách nơng dân thơn dã, chất phác, bộc trực, nhưng đầy nhiệt huyết, dám phản kháng mạnh mẽ trước bất công xã hội.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, vùng đất Bạc Liêu trở thành căn cứ kháng chiến của Nam bộ. Trường học mọc lên đều khắp, bộ mặt văn hóa khác hẳn xưa. So với năm 1997, khi mới tái lập tỉnh Bạc Liêu, năm 2013 kinh tế - xã hội của Bạc Liêu đã có bước tiến dài. Bạc Liêu có nhiều triển vọng để phát triển du lịch trong thời gian tới, hứa hẹn xây dựng một Bạc Liêu phát triển nhanh và bền vững.

Người Hoa ở Bạc Liêu đa phần là người Triều Châu, người Bạc Liêu quen gọi họ là người Tiều. Họ cư trú rải rác ở hầu hết các địa bàn trong tỉnh nhưng tập trung đông đúc nhất là Tp. Bạc Liêu. Hoạt động kinh tế chủ yếu của người Hoa ở Bạc Liêu là làm nông nghiệp và kinh doanh buôn bán.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam 60 22 01 (Trang 43 - 44)