Biện pháp về chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam 60 22 01 (Trang 96 - 99)

Chƣơng 2 : Văn hóa của cộng đồng ngƣời Hoa ở Bạc Liêu

3.3. Một số biện pháp bảo tồn và phát triển văn hóa của cộng đồng ngƣời Hoa ở

3.3.1. Biện pháp về chính sách

3.3.1.1. Những chính sách chung

Những chính sách chung cần đề cập chính là Nghị quyết Trung ương V khóa VIII về "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" và Quyết định 124/2003/QĐ-TTg ngày 17-6-2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam. Đó khơng chỉ là những văn kiện mang tính đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, mà cịn thể hiện tư duy lý luận văn hóa một cách tồn diện và sâu sắc trong

giai đoạn cách mạng mới, là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp bảo tồn và phát triển văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung, văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc liêu nói riêng. Sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân, cho nên giải pháp vừa cơ bản, vừa lâu dài, vừa cấp bách, vừa thường xuyên, mang tính đột phá là phát huy sức mạnh đại đồn kết dân tộc, gắn chặt phong trào thi đua yêu nước với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Đó là các chính sách chung có ý nghĩa nền tảng cho việc bảo tồn và phát triển văn hoa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu.

“Bạc Liêu đi lên từ văn hóa” là quan điểm, chủ trương mới của Tỉnh ủy đối với sự phát triển của tỉnh trong chặng đường hiện tại và lâu dài về sau. “Đi lên từ văn hóa” khơng có nghĩa là tách rời văn hóa, để văn hóa đơn phương duy ý chí, gồng gánh kéo con tàu Bạc Liêu… mà trái lại, sự đi lên ấy được gắn kết, hòa quyện, thúc đẩy bởi tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội qua địn bẩy kinh tế; văn hóa với vai trị là “chìa khóa mở đường” như chức năng vốn có của nó. Quan điểm “Bạc Liêu đi lên từ văn hóa” cũng là cơ sở để bảo tồn và phát triển văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu bằng cách khai thác các giá trị văn hóa của cộng đồng người Hoa góp phần phát triển du lịch tỉnh nhà. Du lịch là phương cách quảng bá, giới thiệu về đất nước, con người trực quan nhất, sinh động nhất. Khai thác du lịch chính là khai thác văn hóa, dấu ấn của du lịch là dấu ấn văn hóa. Cho nên bảo tồn và phát triển văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu là phù hợp với quan điểm “Bạc Liêu đi lên từ văn hóa”, điều đó khơng chỉ quảng bá văn hóa của cộng đồng người Hoa mà cịn góp phần vào việc phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Bạc Liêu nói chung.

Trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh đã có nhiều quan tâm đối với cơng tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS nói chung, người Hoa nói riêng trên địa bàn thơng qua việc ban hành các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch và nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo quan trọng khác. Cụ thể Nghị quyết số 02/NQ-TU của Tỉnh uỷ về đẩy mạnh phát triển du lịch, với phương châm “Người người làm du lịch, Nhà nhà làm du lịch”, huy động toàn

xã hội tham gia phát triển du lịch, nêu cao nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân, trong đó có người Hoa. Nghị quyết 02/NQ-TU sẽ là cơ sở thiết thực cho việc bảo tồn và phát triển văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu để góp phần cho q trình phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu.

Ngành VHTTDL thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, phục hồi và duy trì phát triển các lễ hội dân gian tiêu biểu của 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khơ me trong tỉnh. Nhiều năm qua, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai có hiệu quả Quyết định số 1668/QQĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam”. Có thể khẳng định đây là cơ sở, là một điểm nhấn quan trọng trong công tác bảo tồn và phát triển văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu.

Công tác quản lý lễ hội dân gian truyền thống của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu khơng chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào mà cịn là dịp tạo ra mơi trường lý tưởng để các dân tộc anh em trên địa bàn, xóm/ấp gần xa hào hứng tham gia giao lưu văn hóa, văn nghệ, TDTT…

3.3.1.2. Những chính sách cần bổ sung

Công tác bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp giàu bản sắc của cộng đồng người Hoa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu rất cần thiết, có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội nhằm tạo động lực góp phần trực tiếp phát triển kinh tế - xã hội vững chắc cho tỉnh Bạc Liêu. Để cơng tác bảo tồn và phát triển văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu được thực hiện một cách có hiệu quả, cần xây dựng một hệ thống chính sách phù hợp cho cơng tác bảo tồn và phát triển, ngồi những chính sách đã được xây dựng và áp dụng tôi xin đề cử một số giải pháp chính sách bổ sung như sau:

Một là, nâng cao vai trò quản lý, định hướng của nhà nước, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo tồn và phát triển văn hóa, gắn các hoạt động văn hóa của cộng đồng người Hoa trong cơng tác xây dựng đời sống văn hóa của

họ. Trong đó cần chú trọng đến nguyên tắc “bảo tồn sống” tức là bảo tồn các loại hình văn hóa phi vật thể ngay chính trong đời sống cộng đồng như: lễ cúng Ơng Bổn, cúng cuối năm...

Hai là, để có đội ngũ cán bộ làm cơng tác bảo tồn văn hóa có chất lượng cần phải tuyển chọn những người có trình độ chun mơn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, tâm huyết với công việc; động viên những cán bộ người Hoa tham gia cơng tác bảo tồn văn hóa ở các địa phương, vì khi thâm nhập vào thực tế bằng vốn ngơn ngữ dân tộc họ có thể nắm bắt được những tâm tư tình cảm của cộng đồng, những người am hiểu về văn hóa bản địa để có thể phục vụ cơng tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển văn hóa của cộng đồng người Hoa. Đồng thời phải có những chính sách khen thưởng, đãi ngộ xứng đáng đối với các nghệ nhân tài giỏi, những cá nhân và gia đình có cơng sức giữ gìn tài sản văn hóa dân tộc.

Ba là, để cơng tác bảo tồn và phát triển văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu đi vào thực tiễn cần có những chương trình, đề tài nghiên cứu sâu về người Hoa để có những cơng trình phục vụ nhân dân, xã hội. Cụ thể là tổ chức nghiên cứu, sưu tầm di sản dân ca, dân nhạc, dân vũ của đồng bào người Hoa để đáp ứng nhu cầu thực tế; xây dựng các tổ, đội văn nghệ truyền thống, nhân rộng các mơ hình và tiến tới hướng dẫn con em người Hoa biết sử dụng các nhạc cụ cổ truyền dân tộc; Phát động việc sáng tác các bài hát, điệu múa cho đồng bào sử dụng trong các buổi lễ, ngày hội nhằm từng bước thay thế những phong tục tập quán lạc hậu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam 60 22 01 (Trang 96 - 99)