Dân cư và ngôn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam 60 22 01 (Trang 36)

Chƣơng 1 : Khái quát về vùng đất và cộng đồng ngƣời Hoa ở Bạc Liêu

1.2. Cộng đồng ngƣời Hoa ở Bạc Liêu

1.2.3. Dân cư và ngôn ngữ

Bạc Liêu được xem là một trong những tỉnh của Việt Nam tập trung nhiều người Hoa sinh sống. Năm 2013, Bạc Liêu có 4.585 hộ với 20,456 nghìn người Hoa, chiếm gần 2,5% dân số tồn tỉnh. Ở Bạc Liêu, người Hoa khơng cư trú tập trung mà

sống xen lẫn với người Kinh và sinh sống nhiều ở Tp. Bạc Liêu. Cụ thể, riêng ở Tp. Bạc Liêu số người Hoa có gần 5 nghìn người, cư trú chủ yếu ở ấp Biển Tây A, xã Vĩnh Trạch Đông; phường 3, phường 5 và sinh sống rải rác hầu hết ở các huyện trong tỉnh.

Ở Nam bộ, cộng đồng người Hoa nói 5 thứ ngơn ngữ, ít nhiều khác nhau theo nguồn gốc địa bàn cư trú bên Trung Quốc: tiếng Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và tiếng Khánh Gia (đơi khi cịn gọi là tiếng Hẹ). Đa số người Hoa ở Bạc Liêu sử dụng ngơn ngữ Triều Châu vì đa số họ vốn là người Triều Châu; một số ít cịn lại sử dụng ngơn ngữ Quảng Đơng vì họ đến Việt Nam từ Quảng Đông.

Sau hơn 3 thế kỷ tụ cư ở Việt Nam, người Hoa ở Bạc Liêu nói riêng, người Hoa ở Việt Nam nói chung, đã hội nhập hồn tồn vào cộng đồng dân tộc Việt Nam.

1.2.4. Các hoạt động kinh tế

1.2.4.1. Sản xuất nông nghiệp

a. Trồng trọt

+ Trồng lúa: Ở ấp Biển Tây A, xã Vĩnh Trạch Đông, nơi tập trung đông người

Hoa nhất Bạc Liêu, người Hoa trồng lúa mỗi năm một vụ, trên những mảnh ruộng chờ mưa. Do khơng có đường dẫn nước vào ruộng, khơng chủ động được nguồn nước nên người dân phải chờ mùa mưa đến để sạ lúa. Tùy vào giống lúa mà mùa vụ gieo trồng kéo dài hay ngắn. Nếu là các giống lúa cao sản, ngắn ngày, như OM 2517, OM 4900, OM 6976, người dân bắt đầu gieo sạ từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7, thu hoạch dứt điểm vào tháng 10; đối với các giống lúa dài ngày hơn như IR 42, thời gian gieo sạ vẫn là cuối tháng 6 đầu tháng 7 nhưng thời gian thu hoạch sẽ diễn ra trong tháng 11. Tổng diên tích đất trồng lúa của người Hoa ở Biển Tây A là trên 300 ha. Năng suất lúa bình quân đạt 3 - 4 tấn/ha/năm. Những năm thời tiết thuận lợi, được mùa, họ có thể thu hoạch lên đến 6 tấn/ha.

+ Trồng rau xanh: Do chỉ làm được một vụ lúa/ năm nên ngoài làm ruộng trồng

lúa, cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu còn làm rẫy trồng các loại rau xanh và cây ăn quả. Họ thường trồng quanh năm các loại rau cải, hành, hẹ,... Đặc biệt, củ cải trắng và

cải tùa xại (người Việt gọi là cải làm dưa) được trồng nhiều, nhất là dịp tết. Tùy theo giống và kỹ thuật trồng mà thời gian thu hoạch hai loại rau này có thể sớm hay muộn khác nhau. Trung bình 1 vụ trồng cần khoảng 40 - 45 ngày. Để có cải tùa xại bán vào dịp Tết, người dân thường trồng vào nửa đầu tháng 12 để đến nưở cuối tháng Một (Dương lịch) thì thu hoạch và tiêu thụ. Cải tùa xại trồng vào mùa nắng thường cho năng suất cao hơn so với mùa mưa.

Các loại rau do người dân trồng, sau khi thu hoạch đều có mối thu mua để đem ra bán tại các chợ ở Bạc Liêu và các tỉnh lân cận. Đặc biệt, Bạc Liêu có chợ Phường 3, nơi người dân nơi đây hay gọi là chợ cải, là chợ đầu mối chuyên thu mua sĩ và lẽ các loại cải và rau màu. Đây là đầu mối tiêu thụ số lượng lớn sản phẩm rau màu của bà con người Hoa cung cấp.

Những năm gần đây người Hoa tại xã Vĩnh Trạch Đông đã triển khai thêm mô hình trồng củ hành tím, người trồng có thể thu lợi nhuận tới 150 triệu đồng/ha/năm. Hành tím trúng mùa, được giá đã khiến nhiều người làm rẫy ăn nên làm ra. Năng suất hành củ bình qn từ 1,1 – 1,3 tấn/cơng (khoảng 1000m2 đất), những năm đắt, giá dao động từ 17.000 – 19.000 đồng/kg, đem lại cho người nông dân một nguồn thu đáng kể. Bển cạnh đó, cây hành tím cịn có thể trồng xen với các loại cây trồng khác như thì là, hành lá,… cho phép người dân có thể xen canh, gối vụ, đem lại nguồn thu cao hơn cho một diện tích canh tác.

+ Trồng cây ăn quả: Các loại cây ăn quả được người Hoa chọn trồng là nhãn, xồi, mận,… Nhãn ở Bạc Liêu có nhiều giống nhãn như: nhãn biển, nhãn xuồng cơm vàng, nhãn da bị, thanh nhãn,… Trong đó đáng chú ý nhất là nhãn biển. Nhãn biển hay còn gọi là nhãn cổ Bạc Liêu là giống nhãn có nguồn gốc từ Trung Quốc, được người dân nơi đây trồng từ rất lâu. Theo những người dân cố cựu ở Ấp Xiêm Cán (xã Vĩnh Trạch Đông, Tp. Bạc Liêu) vườn nhãn nơi đây được trồng đã hơn 100 năm. Ông Trương Hưng là người đầu tiên mang hai giống nhãn Su-bíc và Tu-huýt từ Trung Quốc sang trồng trên đất giồng cát Bạc Liêu. Cả hai giống nhãn đều thích nghi và phát triển tốt trên vùng đất này. Tuy nhiên, giống Su-bíc được nhiều người ưa chuộng hơn bởi

cho trái to, vỏ mỏng, cơm dày, thịt rất thơm và ngọt. Hiện khu vườn nhãn trên 3 ha của gia đình ơng Trương Kiết (hậu duệ đời thứ ba của ông Trương Hưng), ở ấp Chịm Xồi, xã Hiệp Thành là rộng nhất. Tại vườn còn một cây nhãn do cụ Trương Hưng trồng, giờ trở thành cây nhãn cổ thụ gốc to hai người ôm không xuể.

Trước đây, cả khu vực trồng nhãn khơng có nước tưới, bởi phía trước là biển còn sau lưng là đất giồng cát. Cây nhãn phải sống nhờ vào nước mưa, hàng năm cứ đến tháng 5 là nhãn trổ bông; sau 4 tháng bắt đầu thu hoạch; mỗi năm chỉ có duy nhất 1 vụ. Từ năm 1965 đến nay, người dân Hiệp Thành làm được hệ thống nước tưới bằng giếng khoan, từ đó chủ động lịch thời vụ cho nhãn ra trái sớm hơn (tháng 3, tháng 4 là nhãn bắt đầu trổ bơng và đến tháng 7, tháng 8 là có thể thu hoạch), nhưng mỗi năm cũng vẫn chỉ có một vụ. Theo ước tính của người dân, trung bình 1 cây nhãn cổ có thể cho đến 300-400kg/vụ. Những năm nhãn được giá, nhiều hộ trồng nhãn có mức thu nhập hàng chục triệu đồng, thậm chí có hộ thu đến cả trăm triệu đồng.

Những năm gần đây, trước sự biến động của giá cả thị trường và sự cạnh tranh của nhiều giống nhãn mới, vườn nhãn cổ thụ của người Hoa Bạc Liêu đã thu hẹp dần diện tích. Đầu năm 2009, diện tích vườn nhãn chỉ còn khoảng 100 ha. Tuy nhiên, trong từng gốc nhãn cổ thụ ở Bạc Liêu ẩn chứa nhiều yếu tố văn hóa mà ít nơi nào có được. Nó minh chứng cho lịch sử hình thành của đất giồng Bạc Liêu, sự gắn bó của 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khơme trong quá trình phát triển. Sự liên kết bền lâu đó đã tạo nên bề dày văn hóa đất giồng. Bởi vậy, vườn nhãn cổ thụ Bạc Liêu khơng chỉ đơn thuần có giá trị kinh tế, mà là ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử.

Ngoài giống nhãn biển, nhãn xuồng cơm vàng cũng được cộng đồng người Hoa Bạc Liêu trồng với diện tích lớn. Nhãn xuồng cơm vàng là giống nhãn có nguồn gốc ở Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, được trồng bằng hạt. Nhãn xuồng cơm vàng có cùi dày, màu hanh vàng, ráo nước, giòn, rất ngọt, được thị trường ưa chuộng. Đặc điểm dễ nhận biết là quả có dạng hình xuồng. Quả chưa chín gần cuống màu đỏ; Khi chín vỏ nhãn có màu vàng da bị. Nhãn xuồng cơm vàng thích hợp trên vùng đất cát, nếu trồng trên đất thịt hoặc đất sét nhẹ người dân thường ghép trên gốc giống nhãn tiêu da bò.

Nhằm giữ gìn, bảo tồn khu vườn nhãn cũng như phát triển vùng du lịch sinh thái, gần đây, tỉnh Bạc Liêu đã giao cho các cơ quan chức năng phối hợp cùng ngành du lịch thành lập dự án phát triển du lịch sinh thái, văn hóa. Trong tương lai khơng xa, khu du lịch vườn nhãn sẽ là nơi tổ chức nhiều hoạt động văn hóa dân gian truyền thống. Tại đây sẽ xây dựng nhà trưng bày những hình ảnh, hiện vật về lịch sử hình thành và phát triển của 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khơ me, từ ngày đầu về cư ngụ đến nay. Riêng các vườn nhãn sẽ xây dựng thêm nhà lá khung gỗ của người Kinh, nhà ngói ba gian của người Hoa, nhà sàn mái cong của người Khơ me - vừa giới thiệu mẫu nhà truyền thống của dân tộc, vừa là nơi phục vụ du khách nghỉ ngơi.

Để phát triển kinh tế gia đình, ngồi giống nhãn, người Hoa ở Bạc Liêu cũng lựa chọn giống xồi cát Hịa Lộc để trồng trên đất rẫy. Với xồi cát Hịa Lộc, nếu trồng theo cách bình thường phải sau 3 năm mớì cho thu hoạch, nhưng nếu ghép cây thì thời gian thu hoạch sẽ nhanh hơn. Từ lúc ghép, chăm sóc đến lúc ra hoa, kết trái, cho thu hoạch chỉ khoảng 4 tháng. Người Hoa ở Bạc Liêu thường ghép xoài vào tháng 8, tháng 10 xoài sẽ ra hoa và cho thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán đến Thanh minh bán sẽ có giá hơn so với ngày thường. Trong thời gian chăm sóc bà con phải bón phân hữu cơ và xịt thuốc kích thích cho cây ra hoa. Từ lúc cây ra hoa đến khi đậu trái và trái lớn bằng khoảng ngón tay cái, cứ 2 tuần xịt thuốc một lần. Khi trái xồi đã lớn thì khơng xịt thuốc lên quả nữa mà chỉ xịt thuốc chống bệnh cho cây khi cây có bệnh. Tùy vào từng năm mà xồi có giá cao thấp khác nhau, thường dao động từ 20 000 – 40 000 đồng/1kg.

b. Chăn nuôi

Người Hoa ở Bạc Liêu thường chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như gà, vịt, lợn,… theo quy mơ hộ gia đình. Gà, vịt chủ yếu được họ ni để mổ thịt phục vụ bưa ăn gia đình chứ ít khi đem bán. Vì chăn ni với số lượng ít nên gà, vịt chủ yếu được họ thả trong vườn, trong ao có rào bằng cây que hoặc lưới để chúng không đi xa khu vực vườn nhà. Có nhiều hộ gia đình thường xun ni gà, vịt rồi để chúng đẻ trứng và ấp thành các bầy gà, vịt con và cứ nuôi như thế để phục vụ cho gia đình và khi có

khách. Cũng có một số gia đình ni gà, vịt với số lượng lớn để bán trong dịp Tết và Thanh minh. Hình thức ni cũng tương tự như trên nhưng với số lượng gia cầm nhiều, trong một diện tích lớn hơn. Với cách chăn ni này, gà có thể bới đất để ăn cơn trùng, sâu bọ,…; vịt có thể ăn cua, ốc và các loại cá nhỏ trong ao. Tuy nhiên, để cho gà, vịt mau lớn, người dân vẫn thường cho gà, vịt ăn thêm lúa, gạo hoặc các thức ăn thừa trong gia đình. Giống gà vịt thường được người Hoa ở Bạc Liêu nuôi là: gà ta, vịt xiêm, vịt siêu thịt… Do ni với số lượng ít nên đàn gà, vịt được chăm sóc kỹ, cho năng suất cao. Tuy nhiên, về thu nhập thì khơng ổn định do chủ yếu là ni để phục vụ cho gia đình, đối với các hộ ni để bán vào dịp Tết có thể thu nhập được từ vài triệu đến vài chục triệu đồng/ năm.

Riêng với lợn, người Hoa Bạc Liêu thường nuôi để bán cho thương lái hoặc bán cho những người dân quanh vùng sử dụng cho việc cúng tế và nuôi để nái. Khi nuôi lợn họ phải làm chuồng. Tùy vào số lượng lợn ít hay nhiều mà chuồng được làm lớn hay nhỏ. Hằng ngày chủ nhà phải vệ sinh sạch sẽ chuồng lợn của gia đình và cung cấp thức ăn cho lợn. Thức ăn của lợn là các loại thức ăn công nghiệp bán sẵn trên thị trường hoặc cơm, canh thừa của gia chủ. Giống lợn được ni là giống Yorkshire có nguồn gốc từ Anh Quốc, được ni dưỡng và thuần hóa lâu năm ở Việt Nam, giống lợn này được ni nhiều ở Nam Bộ nói chung, Bạc Liêu nói riêng. Tùy theo mục đích ni mà chủ ni có thể bán lợn thịt hoặc để nái. Đối với lợn thịt nuôi đến 6 -7 tháng thì có thể thu hoạch, mỗi con có thể đạt trên 150 kg, đối với lợn nái đẻ mỗi năm từ 2 – 2,2 lứa/năm, mỗi lứa từ 10 – 12 con. Tùy theo số lượng nuôi và giá cả lợn thịt mà mỗi năm người ni lợn có thu nhập cao thấp khác nhau, nhưng bình qn có thể thu nhập từ một chục đến vài chục triệu đồng/ năm.

Bên cạnh việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, người Hoa ở Bạc Liêu cịn ni thủy hải sản để bán cho thương lái với số lượng lớn. Đây là hoạt động kinh tế đưa lại nguồn thu nhập rất cao góp phần vào phát triển kinh tế gia đình. Giống thủy sản được bà con ni chủ yếu là tơm sú. Những hộ gia đình có đất ni tơm nhưng điều kiện kinh tế khơng khá giả thì chọn hình thức ni tự nhiên hay ni kiểu quảng canh. Ni tơm

theo hình thức này số vốn phải bỏ ra để mua con giống ít và khơng tốn tiền mua thức ăn. Tơm sẽ tìm kiếm nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có trong ao tự ni sống mình. Ni tơm theo hình thức này thu hoạch ít, khơng tập trung, phụ thuộc vào con nước, người ni ít khi trúng lớn nhưng là hình thức ni an tồn, ít sợ rũi ro.

Những hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá hơn thì chọn ni tơm theo hình thức thâm canh (hay ni cơng nghiệp). Với hình thức ni này con giống thả xuống với số lượng lớn, nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao ni không đáp ứng đủ cho số tôm được nuôi, cần nguồn vốn lớn để mua tôm giống và mua thức ăn cho tơm. Ni tơm theo hình thức này thu hoạch đồng loạt, có thể đem lại lợi nhuận kinh tế rất cao. Tuy nhiên, đây là hình thức ni dễ gặp rủi ro nếu con giống không tốt hoặc kỹ thuật nuôi không đạt chuẩn, tôm mắc bệnh chậm lớn, thậm chí chết hàng loạt, cho thu nhập thấp hoặc mất trắng. Chính vì vậy, tùy vào điều kiện kinh tế, kỹ thuật mà từng hộ gia đình người Hoa chọn hình thức ni phù hợp.

1.2.4.2. Kinh doanh buôn bán

Người Hoa ở Việt Nam vốn nổi tiếng với hoạt động kinh doanh buôn bán. Người Hoa ở Bạc Liêu cũng vậy, gia đình nào có vốn nhiều thì bn bán lớn, vốn ít thì bn bán nhỏ, nhưng thơng thường là buôn bán nhỏ, phổ biến nhất là bn bán tạp hóa (tiếng Tiều gọi là chạp phô) - là một cửa hàng loại nhỏ theo mơ hình của cửa hàng

bách hóa, là nơi lưu trữ hàng hóa và bày bán nhiều loại hàng hóa khác nhau trong đó có bán đầy đủ những thứ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày: đồ khô, hột vịt muối, củ cải muối, gạo, nước mắm, xà phòng, than, hộp quẹt, bột ngọt, đường, sữa, bún khơ, miến, mì sợi, gia vị, kim, chỉ...

Ở Phường 5, Tp. Bạc Liêu có tiệm bánh Huỳnh Minh Thành – chủ tiệm bánh là người Hoa, chuyên bán các loại bánh, mứt, kẹo, trà,… đặc biệt là bánh in. Đây là tiệm bán bánh in ngon nhất nhì ở Bạc Liêu. Do các loại bánh mứt ở đây ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên được nhiều người ưa chuộng. Đây là tiệm bánh được nhiều người mua với số lượng nhiều để tổ chức đám cưới và cũng là nơi mua bánh, mứt, kẹo để đãi khách khi gia đình có tiệc.

1.3. Tiểu kết chƣơng

Bạc Liêu là vùng đất mới, nằm ở vùng đất cực nam của tổ quốc, là vùng đồng bằng có điều kiện tự nhiên thuận lợi thích hợp cho phát triển nơng nghiệp và ni trồng thủy sản. Ngoài ra, với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng giàu tiềm năng tạo cho Bạc Liêu nhiều triển vọng phát triển.

Không giống các tỉnh miền Trung, miền Bắc, dân cư khơng hình thành từ “lũy tre làng”, “cha truyền con nối”, dân cư Bạc Liêu đa số là dân “xiêu tán”, nghèo khổ “tha phương cầu thực”. Nhờ thuận lợi về nhiều mặt cho nên mảnh đất Bạc Liêu thời xa xưa đã thu hút được số lượng lớn cư dân từ các nơi đến lập nghiệp. Họ định cư rải rác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam 60 22 01 (Trang 36)