Văn hóa tinh thần

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam 60 22 01 (Trang 55)

Chƣơng 2 : Văn hóa của cộng đồng ngƣời Hoa ở Bạc Liêu

2.2. Văn hóa tinh thần

2.2.1. Phong tục tập quán

2.2.1.1. Nghi lễ cưới xin

Cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu ln có ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa cội nguồn. Họ có những nét văn hóa truyền thống đặc sắc đã góp phần làm phong phú nét văn hóa chung của cơng đồng cư dân tỉnh Bạc Liêu. Một trong những biểu hiện đó là các nghi thức trong lễ cưới của người Hoa.

Nam nữ thanh niên Hoa được tự do tìm hiều, yêu nhau và tiến tới hơn nhân, trong đó yếu tố gia đình cũng góp phần rất quan trọng (cưới vợ, gả chồng phải biết gốc gác). Nghi thức cưới hỏi của người Hoa được tiến hành qua ba nghi lễ quan trọng, đó là lễ sơ vấn, lễ hỏi và lễ cưới.

Lễ sơ vấn hay còn gọi là lễ làm quen được tiến hành khi hai bên gia đình hầu

như đã đồng ý chuyện thành hôn của đôi trẻ. Nhà trai mang theo lễ vật gồm trà (4 hộp), trầu cau (12 trái) và nhẫn tặng cho cô dâu - hàm ý làm tin nhưng không phải là nhẫn cưới. Có khi nhà trai cịn mang theo bánh trái, thực phẩm đến để gia đình nhà gái tổ chức nấu ăn cho thêm vui vẻ. Trong lễ làm quen, họ nhà trai xin phép ngày giờ tổ chức lễ hỏi. Nhà gái cũng thơng báo cần phải có mấy chục hay mấy trăm ký lô gam kẹo đậu phộng (kẹo thèo lèo) cho bà con thân tộc ăn lấy thảo. Nhà trai sẽ chuẩn bị và đáp ứng yêu cầu vào ngày tổ chức lễ hỏi. Gần đây, kẹo thèo lèo truyền thống khơng cịn quan trọng nữa, trong ngày ăn hỏi nhà trai chỉ mang đến chút ít lễ vật tượng trưng cùng với bánh kẹo, trái cây.

Để tổ chức lễ hỏi nhà trai bắt buộc phải mang đến 4 mâm lễ vật gồm: trầu cau, rượu, trà, heo quay cùng bánh trái. Số mâm lễ có thể nhiều hơn, tùy vào khả năng kinh tế của nhà trai nhưng luôn phải là số chẵn, 6 - 8 - 10 hoặc 12 mâm. Số lượng mâm lễ càng nhiều càng thể hiện sự khá giả của nhà trai. Số mâm lễ nhà trai đưa đến nhà gái trong ngày cưới luôn phải nhiều hơn 2 mâm so với ngày diễn ra lễ hỏi. Chính vì vậy, các gia đình phải tính tốn để chuẩn bị số mâm lễ trong lễ hỏi cho phù hợp. Riêng quần áo cho cơ dâu khơng tính vào trong số đó. Số lượng nữ trang nhà trai chuẩn bị

cho cô dâu nhiều hay ít tùy thuộc vào khả năng kinh tế của nhà trai, nhưng đôi bông tai bắt buộc phải có và mẹ chồng là người trực tiếp đeo vào tai cho cơ dâu.

Trong lễ này, nhà trai cịn mang đến trao cho nhà gái số tiền “chợ”. Số tiền này luôn là bốn con số bốn hoặc bốn con số tám nhưng thường là bốn con số bốn như: 4.444.000 đồng hay 44.440.000 đồng. Nhà gái có thể nhận hết số tiền này nhưng thường thì họ lấy hai con số giữa (như lấy 440.000 đồng hay 4.400.000 đồng ) cịn thì hồn lại cho đàng trai (lúc trả lễ cũng cơng khai). Chưa có trường hợp nào nhà gái lấy nhiều hơn hai con số giữa, vì người Hoa quan niệm con số 44 là con số đẹp, là sự vng trịn, bền vững và việc trả lại con số 4 đầu và số 4 cuối là có “tiền”, có “hậu”.

Trước lễ cưới khoảng 10 ngày, nhà gái cử người qua nhà trai cung cấp danh

sách tên, thứ tự vai vế của các vị lớn tuổi trong gia tộc để bên nhà trai biết, tiện việc xưng hô, giao tiếp và những vấn đề liên quan đến nghi lễ. Ngày đón dâu, trước khi vào nhà cơ dâu, đại diện nhà trai dán “liễng” (tờ giấy đỏ viết chữ Hán) ở cửa nhà cô dâu. Liễng dán này gồm một tấm ngang (dán trên cửa nhà), viết chữ Hán, nội dung (ví dụ) như: Loan Phụng Hịa Minh (với ý nghĩa chúc cho đơi lứa như đơi chim Phụng hồng sống hoa hợp với nhau), Thiên Trác Tri Hiệp (nghĩa: Nam nữ được Trời ban duyên, sắp đặt, đẹp đôi). Hai tấm dán cột đối xứng ở hai bên có ý nghĩa chúc tụng tương tự, như: “Vĩnh kết đồng tâm sơn hải cố” (kết mối đồng tâm non biển chặt) và “Bách niên hảo hiệp sắc như cầm” (nghĩa: trăm năm hòa hợp như đàn sắc, đàm cầm cùng âm điệu rập ràng với nhau). Tại nhà chú rể cũng dán ba tấm liễn, nhưng có nội dung khác.

Lễ cưới: Khi đồn rước dâu đến nhà gái thì chú rể và ơng mai vào trước. Một bé

trai (hoặc gái), là em hoặc cháu cô dâu, bưng mâm có ly nước trà mời chú rể. Chú rể uống nước, cám ơn và trao tiền lì xì (thường đã chuẩn bị sẵn trong bao giấy màu đỏ). Các mâm lễ cưới nhà trai mang đến cũng tương tự như kỳ lễ hỏi nhưng khác ở mâm thịt đùi heo. Lễ hỏi thì ln là đùi heo trước nhưng lễ cưới phải là đùi heo sau; Đùi phải cịn dính liền đi heo và đi phải cịn một túm lơng ở phía cuối. Vì người Hoa quan niệm phải có “tiền” có “hậu”, người nhà trai cũng mang theo một phong bì đựng tiền trao tận tay cho mẹ cô dâu với hàm ý biết ơn và trả cơng sinh đẻ, cơng giặt tã lót.

Cũng vì quan niệm này mà lễ vật có kèm theo một tấm vải may quần áo tặng cho bà mẹ. Nhà gái cũng đáp từ, gởi gắm đôi lời mong cha mẹ đàng trai thương u, bảo ban cơ dâu cịn trẻ người, non dạ.

Khi đồn đón dâu về tới cổng nhà trai thì cũng có một em nhỏ ăn mặc chỉnh tề bưng nước mời cô dâu, hàm ý chúc mừng hạnh phúc. Cô dâu cũng tươi cười nâng ly uống, cảm ơn rồi lấy tiền ra “lì xì”. Nếu cơ dâu chưa có sự chuẩn bị, chú rể có thể làm thay cô dâu. Các nghi thức tiếp theo trong lễ cưới của người Hoa Bạc Liêu hiện nay nói chung cũng giống như trong lễ cưới của người Việt. Chú rể và cơ dâu cũng có thể mặc comple, váy cưới Tây hoặc trang phục truyền thống. Riêng trong buổi lễ đính hơn, cơ dâu buộc phải mặc áo dài Thượng Hải truyền thống. Đây là nghi thức bắt buộc.

Do cộng cư với cộng đồng người Việt từ nhiều đời nên con cái người Hoa cũng có kết hơn với nam nữ thanh niên người Việt. Chính vì vậy mà các nghi thức trong hơn nhân của người Hoa cũng có phần đơn giản hơn, ngày càng giống với các nghi thức trong hôn nhân của người Việt.

2.2.1.2. Tang ma

a. Nghi thức hấp hối

Theo phong tục truyền thống của người Hoa ở Bạc Liêu, khi gia đình có người thân đang hấp hối, họ sẽ chuyển người đó ra giường giữa nhà. Đây là vị trí tốt nhất, trang trọng nhất trong nhà và như vậy nếu không qua khỏi, họ sẽ ra đi một cách bình yên. Người hấp hối được đặt nằm đầu hướng ra phía cửa, chân quay vào trong. Từ thời điểm này tất cả người thân trong gia đình sẽ túc trực bên cạnh người đang hấp hối để nghe những lời trăn trối, dặn dò trước lúc đi xa và nhìn mặt người thân lần cuối. Ngồi ra, gia chủ sẽ cử con cháu trong nhà đi báo tin cho bà con, thân tộc hoặc con cái trong gia đình đi làm ăn xa hay tin. Theo quan niệm người Hoa xưa thì “nghĩa tử là nghĩa tận”, tất cả mọi người đều mong được gặp mặt người thân lần cuối nên khi hay tin tất cả con cháu, bà con, thân tộc đều phải về càng nhanh càng tốt.

Lễ liệm, còn gọi là tiểu liệm hay sơ liệm, được bắt đầu ngay sau khi người thân vừa tắt thở. Để tiến hành lễ tiểu liệm, người ta sẽ xoay người quá cố nằm ngược lại hướng đã nằm ban đầu (đầu hướng vào trong, chân quay ra ngoài thể hiện sự ra đi). Cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu quan niệm rằng nếu để chân người chết quay vào trong nhà, mặt quay vào trong thì linh hồn người chết sẽ cịn lưu luyến với người thân, khơng thể bỏ đi được. Gia đình vẫn đặt người chết nằm trên chiếc giường đã nằm khi tắt thở, lúc này chiếc giường gọi là “linh sàng”. Con cái hoặc người thân trong gia đình sẽ vuốt mắt cho người chết.

Sau đó, gia chủ sẽ cử một người thân trong gia đình đi tìm thầy xem giờ nhập quan, động quan, ngày giờ chôn cất, hướng mộ cũng như tuổi kỵ… Những người tuổi kỵ với người chết phải tránh mặt khi gia chủ thực hiện các nghi thức nhập quan, động quan. Theo truyền thống, việc xem và chọn ngày, giờ tốt là rất quan trọng nên gia chủ phải quàn quan tài trong nhà cho đến ngày, giờ được chọn.

Nếu phải quàn quan tài trong nhà lâu, người ta sẽ đặt lên bụng người chết một nải chuối xanh để cho khơng sinh chướng khí. Nải chuối xanh khơng chỉ có tác dụng hút hết mùi hôi từ cơ thể người chết khi để trong nhà, mà cịn có tác dụng ngăn chặn khơng cho bụng người chết phình to lên sẽ gây khó khăn cho việc mặc tang y. Người Hoa ở Bạc Liêu cho rằng việc để nải chuối xanh trên bụng người chết cịn có tác dụng ngăn linh miêu (mèo đen) nhảy qua xác chết. Vì trong cơ thể linh miêu có luồn điện rất mạnh, khi chúng nhảy qua người chết sẽ bật dậy, lao đi một vài bước. Nếu chẳng may khi đó xác chết đụng vào người nào đó cùng tuổi, cùng mạng thì người đó sẽ bị chết theo.

Trước khi liệm gia đình sẽ nhờ người thân hoặc những người lớn tuổi ở xóm tắm rửa cho người quá cố. Theo phong tục xưa, con cháu người chết sẽ ra sông hoặc sang nhà hàng xóm mua nước rồi đem lên chùa làm phép, xin nước thánh về tắm cho cha mẹ/ ông bà. Ngày nay phong tục này ít khi được thực hiện. Họ thường lấy nước sạch ở trong nhà để tắm cho người chết. Sau khi tắm rửa cho người chết xong, người ta chờ đến giờ đẹp sẽ tiến hành mặc thọ phục cho người chết. Nếu cha mẹ người chết còn

sống, người ta sẽ quấn trên đầu thi thể một vòng khăn tang để báo hiếu cho cha mẹ. Đây là một nghi thức mang tính tơn ti trật tự trong tư tưởng Nho giáo của người Hoa ở Bạc Liêu. Sau khi mặc thọ phục xong, người ta sẽ đặt thi thể người chết nằm ngay ngắn, từ cổ đến chân được trùm chăn, mặt có khăn che, bỏ tiền, vàng bạc dưới khăn che mặt. Lúc này gia chủ tiếp tục thực hiện nghi thức tiếp theo.

c. Lễ Phạm hàm

Sau khi tắm rửa và thay đồ cho người chết, người ta bắt dầu tiến hành lễ phạm hàm. Theo phong tục truyền thống của người Hoa ở Bạc Liêu, người ta thường bỏ vài hạt lúa nếp và vàng, bạc vào miệng người chết (tùy vào hồn cảnh gia đình và tấm lịng của con cháu mà số vàng bỏ vào miệng người chết nhiều hay ít). Nếu người chết là nam thì bỏ vào miệng bảy hạt lúa nếp; nếu là nữ thì bỏ chín hạt. Điều này được giải thích là do người nam có ba hồn bảy vía, cịn người nữ là ba hồn chín vía, phù hợp với tư tường triết lý của nhiều dân tộc Á Đơng chứ khơng riêng gì người Hoa ở Bạc Liêu. Còn việc bỏ vàng, bạc vào miệng người chết là để cho người chết ở kiếp sau có lời nói tốt (lời nói như phun châu, nhã ngọc). Cũng có quan niệm cho rằng bỏ hạt lúa nếp và vàng, bạc vào miệng người chết để cho người chết khi được tái sinh sẽ có lương thực để ăn, có vàng, bạc, của cải để làm vốn làm ăn, sinh sống. Cũng có cách giải thích cho rằng bỏ tiền vàng vào miệng người chết để làm lộ phí đi đường (xuống âm phủ) vì người chết phải đi qua nhiều cửa ải, ngậm vàng, bạc để nói năng được lưu lốt, có của hối lộ để đi lại được dễ dàng khi gia nhập vào nhân trạch mới.

d. Tục đút cơm báo hiếu

Sau khi thực hiện các cơng đoạn trên thì người ta bắt đầu thực hiện nghi thức đút cơm báo hiếu. Nghi thức này được người ta thực hiện tượng trưng bằng cách bới một chén cơm đầy rồi lần lượt những người con/ cháu (kể cả con dâu, con rể, cháu nội, ngoại và chắt nếu đã lớn – có thể đút cơm được cho ông bà) trong nhà sẽ xới cơm trong bát 3 lần rồi đút cho người chết. Theo quan niệm truyền thống, khi đút cơm cho người chết người ta sẽ trở đầu đũa lại vì mọi cái dành cho người cõi âm phải ngược lại với người sống. Đây là một nghi thức mang nặng chữ hiếu, vốn là nét đầu trong triết lý

sống của người phương Đơng. Nó nhắc người ta phải nhớ đến công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, khi xưa cha mẹ nuôi nấng con cái vất cả thế nào thì khi cha mẹ “trăm tuổi” con cái phải báo hiếu với cha mẹ.

e. Nghi thức đại liệm

Lễ đại liệm còn gọi là nghi thức nhập quan. Lễ đại liệm là nghi thức chuyển thi thể người chết từ linh sàng vào quan tài. Đây là nghi thức quan trọng nhất với một tang lễ nên được tiến hành rất cẩn trọng. Khi đến giờ tiến hành đại liệm thì con cháu trong nhà và bạn bè thân thích, hàng xóm, láng giềng đều có mặt. Theo tục lệ xưa, nghi thức đại liệm được thực hiện 3 ngày sau khi người thân qua đời. Tuy nhiên, do thời tiết khu vực cư trú không thuận lợi cho việc bảo quản thi hài, thời gian để thi hài người chết dài ảnh hưởng đến sức khỏe người thân. Hơn nữa, đối với những người qua đời do bị bệnh nặng thi thể chỉ cần để một, hai ngày là đã bị thối rửa nên người ta tổ chức lễ đại liệm ngay trong ngày hoặc cùng lắm cũng chỉ để đến ngày hôm sau mà thôi.

Bước vào lễ đại liệm, các nhà sư sẽ tụng kinh cầu siêu, cầu phúc cho người chết. Người thân, con cháu trong nhà phải chuẩn bị chu đáo tất cả các vật dụng, đồ dùng để tiến hành lễ đại liệm cho người quá cố. Trong khi tiến hành nghi lễ này có một điều kiêng kỵ là khơng để nước mắt của người thân rơi vào thi thể người chết, đặc biệt là rơi vào mặt người chết. Vi như vậy hồn người chết sẽ mãi đi theo người sống khó mà siêu thốt để về thế giới bên kia, con cháu sẽ khó làm ăn, người khóc mắt sẽ yếu dần và có thể dẫn đến mờ mắt. Sau khi thầy cúng cúng xong hoặc nhà sư tụng xong bài kinh cầu siêu cho người chết, lễ đại liệm kết thúc. Trong quá trình tổ chức tang lễ, nghi thức cầu siêu cho người chết của người Hoa ở Bạc Liêu được thực hiện hầu như xuyên suốt. Trong thời gian chờ tới ngày giờ tốt để đem linh cữu người chết đi chôn, người ta để linh cữu người chết tại nhà và tổ chức cho bạn bè, hàng xóm, láng giềng phúng viếng. Đây cũng là thời gian chờ đợi người thân đi làm ăn xa kịp trở về.

Đến đúng ngày/ giờ đã định, tang gia thực hiện nghi lễ tiễn đưa người quá cố đến nơi an nghỉ cuối cùng. Cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu gọi nghi thức này là Xúc

xua. Trước giờ đưa tang, có một đội tang lễ múa quanh cỗ quan tài với ý nghĩa đuổi ma

quỷ để việc khiêng quan tài đi được dễ dàng hơn. Sau đó, những người được cử sẽ khiêng quan tài đến nơi chôn cất. Trong suốt hành trình đưa tang, người ta liên tục rải giấy tiền, vàng bạc giả với mục đích hối lộ cho cơ hồn, ma quỷ khơng ám hại người chết và nhường đường cho người chết đi. Trong suốt quá trình làm lễ đưa tang và trên đường đưa tang nhà sư cũng liên tục tụng kinh cầu siêu.

Quan niệm truyền thống của người Hoa ở Bạc Liêu là nhập thổ vi an nên họ

chọn hình thức thổ táng. Họ thường chơn cất người chết ngay trên đất ở nhà mình hoặc trong nghĩa địa của cộng đồng. Những người khá giả mua đất làm nghĩa địa riêng (nhị

tì) để chơn cất người thân. Những gia đình nghèo khơng có đất để chơn thì xin chơn tại

nghĩa địa chung của làng nhưng chơn ở phía sau, ở phần đất xấu vì những phần đất phía trước, đất tốt được bán cho những gia đình khá giả. Trong nghĩa địa, người lớn chết thì chơn ở phía trước, trẻ em chết thì chơn ở phía sau. Khi nghĩa địa hết đất thì họ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam 60 22 01 (Trang 55)