Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 87 - 93)

2.3.2.1. Tồn tại

Mặc dù công tác quản lý thuế có tiến bộ nhưng ở một số khâu còn bộc lộ yếu kém và lúng túng, hiệu quả công việc chưa cao:

- Việc theo dõi tình hình hoạt động của DN chưa tốt, tình trạng DN nghỉ kinh doanh không khai báo và mất tích xảy ra nhiều nhiều, làm cho tình hình nợ thuế càng thêm nghiêm trọng.

- Việc kiểm tra ấn định thuế còn mang tính chủ quan của cán bộ thuế, tiềm ẩn nguy cơ thất thu thuế.

- Việc thực hiện kê khai thuế qua mạng còn nhiều bất cập, phần mềm kê khai chưa bao quát hết các loại tờ khai, hệ thống khai thuế qua mạng hoạt động chưa ổn định…

- Công tác thanh tra, kiểm tra triển khai còn hạn chế:

+ Một bộ phận công chức còn thụ động chưa tích cực nghiên cứu, học hỏi và đúc rút kinh nghiệm theo từng loại hình hoạt động để có các biện pháp thanh tra, kiểm tra cơ bản phù hợp với thực tế.

+ Công tác chuẩn bị, khảo sát, phân tích còn hạn chế, chưa chuyên sâu, chưa đo lường được khối lượng thời gian công việc sẽ tiến hành.

+ Công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo có lúc, có nơi chưa thật sự sâu sát, chưa kiểm tra, thanh tra giám sát chặt chẽ hiệu quả và thời gian thực hiện nhiệm vụ của các đoàn và trưởng đoàn kiểm tra, thanh tra dẫn đến thời gian kiểm tra, thanh tra xử lý kéo dài, không đảm bảo hoàn thành theo kế hoạch đã đề ra.

- Công tác quản lý nợ và thu hồi nợ chưa thật sự hiệu quả.

+ Trong việc phân loại nợ chưa có đủ hồ sơ để đánh giá sát với tính chất thực tế của từng khoản nợ.

+ Công tác tham mưu, đề xuất chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp thu nợ đối với từng nhóm nợ chưa phù hợp, kết quả thu nợ không cao.

chế nợ chưa chặt chẽ.

2.3.2.2 Nguyên nhân của tình trạng trên Về phía cơ quan thuế:

- Biên chế của ngành thuế còn hạn chế. Yêu cầu công việc thì ngày càng tăng nhưng chỉ tiêu biên chế chưa được bổ sung cho phù hợp, dẫn đến thực trạng thiếu cán bộ để đảm đương công việc tại CQT tuy đã diễn từ vài năm trở lại đây nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục. Việc phải điều động thêm người từ các bộ phận khác để làm công tác thanh tra kiểm tra làm cho các phòng ban đều thiếu nhân sự, áp lực công việc đối với công chức ngành thuế là rất lớn. Hơn nữa việc gộp ghép cán bộ làm các công việc không đúng chuyên môn nên kém hiệu quả trong công tác quản lý thuế theo mô hình chức năng.

- Trình độ năng lực của một số cán bộ công chức còn hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện công việc, các công chức trẻ mới tuyển tuy có trình độ song thiếu kinh nghiệm nên còn nhiều công tác chuyên môn chưa thể đảm đương được. Việc phân công nhiệm vụ cán bộ chưa phát huy được hết năng lực làm việc của công chức.

- Đội ngũ công chức làm công tác thanh tra - kiểm tra quá ít và chưa đáp ứng tốt so với yêu cầu công việc. Số lượng công chức đủ khả năng làm tốt nhiệm vụ trưởng đoàn kiểm tra còn hạn chế.

- Việc phối hợp quản lý, kiểm tra tình hình sử dụng hoá đơn, chứng từ của DN giữa các bộ phận trong cơ quan thuế chưa có quy chế cụ thể, chưa đáp ứng được yêu cầu nhanh, chính xác, hiệu quả để phụ vụ tốt cho công tác quản lý thuế GTGT.

- Dữ liệu về DN trong hệ thống dữ liệu của CQT còn ít, cơ sở dữ liệu, thông tin phân tích đánh giá, so sánh không đầy đủ, các thông tin liên quan hỗ trợ cho phân tích ít nên rất khó phát hiện những sai sót, gian lận về thuế, không có đủ dữ liệu để so sánh, đối chiếu để đưa ra chính xác các DN có rủi ro trong kê khai, đồng thời gây khó khăn cho công tác phân loại nợ dẫn đến hiệu quả quản lý thu hồi nợ không cao.

mang tâm lý nể nang, chưa cương quyết nên hiệu quả thu hồi nợ chưa cao.

- Sự phối hợp của CQT với các cấp các ngành, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan trong quá trình triển khai công tác quản lý thuế nhiều khi chưa thật đồng bộ.

- Sự hướng dẫn, chỉ đạo của CQT cấp trên chưa kịp thời và sâu sát: một số vướng mắc, tồn tại về chính sách thuế mặc dù CQT địa phương đã có báo cáo xin ý kiến Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế nhưng vẫn chưa được giải đáp, giải đáp chậm hoặc giải đáp không đúng nội dung đã báo cáo cũng làm nhiều công việc bị đình trệ, kéo dài thời gian giải quyết, nhất là lĩnh vực xử lý trong thanh tra, kiểm tra.

- Các ứng dụng tin học trong việc kê khai thuế thường đi chậm hơn so với chính sách hoặc sau khi chuyển đổi, nâng cấp thường hay bị lỗi nên gây khó khăn cho cả NNT lẫn công chức thuế.

Về cơ chế chính sách:

- Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành còn nhiều vấn đề bất cập, chưa bao quát hết tình hình hiện nay. Các văn bản có sự thay đổi, bổ sung liên tục, giữa những văn bản lại không nhất quán hay chỉ giải quyết và hướng dẫn chung chung, không cặn kẽ và triệt để, chưa sâu sát với thực tế nên gây khó khăn cho ĐTNT trong việc tiếp cận, tìm hiểu và áp dụng và cho cơ quan thuế trong công tác triển khai thực hiện cũng như chỉ đạo điều hành công tác thu.

- Việc phân định 3 mức thuế suất như hiện nay đã là có tiến bộ so với ban đầu song do mức thuế áp dụng cho hàng hóa dịch vụ vẫn còn sự khác biệt nên việc phân định hàng hóa và dịch vụ chịu thuế theo qui định đôi lúc cũng khó khăn, làm cho việc xác định số thuế phải nộp không chính xác, đây cũng chính là kẽ hở cho nhiều DN lợi dụng để gian lận thuế.

- Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế còn hạn chế: Do CQT chỉ có nhiệm vụ quản lý thu thuế chứ không có chức năng điều tra nên khi DN có dấu hiệu vi phạm thì CQT không thể tiến hành điều tra mà chỉ có thể kiểm tra số sách chứng từ do DN cung cấp, trong khi đó các tài liệu này có thể đã bị DN chỉnh sửa thay đổi, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kiểm tra và thanh tra.

- Một số các quy trình quản lý thuế chưa được điều chỉnh kịp thời, phù hợp với các chính sách của nhà nước, ví dụ như quy trinh hoàn thuế kéo dài 60 ngày như hiện nay bị cho là dài, gây khó khăn cho DN, chưa phù hợp với chính sách khuyến khích xuất khẩu; thời gian cho công tác kiểm tra hiện nay khá ngắn, trong khi niên độ kiểm tra dài nên chưa thể thực hiện kiểm tra sâu sát, triệt để.

- Các quy định quản lý của Nhà nước chưa phù hợp với tình hình thực tế: Hiện nay nhà nước chưa quy định bắt buộc việc nối mạng máy tính của DN với cơ quan quản lý nhà nước, chưa quy định về việc khai thác số liệu thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, do đó, việc áp dụng hệ thống quản lý thuế trên máy tính chưa phát huy hết hiệu quả. Vẫn còn tình trạng mua bán hàng hoá thực hiện bằng tiền mặt, đây là một thách thức đối với công tác kiểm tra các hoạt động kinh tế, hạn chế công tác quản lý thuế.

- Công tác phối hợp quản lý của các cơ quan liên quan chưa toàn diện, hiệu quả chưa cao: Tại một vài địa bàn, dữ liệu về số phải thu NSNN do cơ quan thu cung cấp chưa được cập nhật đầy đủ, kịp thời và chính xác, gây khó khăn cho công tác tổ chức thu và đối chiếu số liệu giữa các CQT và đơn vị liên quan.

- Sự phối hợp giữa CQT và các ban ngành liên quan trong công tác quản lý thu thuế còn lỏng lẻo, chưa mang lại hiệu quả cao.

Về phía người nộp thuế:

- Qua công tác thanh tra, kiểm tra nhiều năm cho thấy rất nhiều Giám đốc DN NQD không đọc được Báo cáo tài chính của DN mình, không nắm rõ chính sách thuế và mức xử phạt vi phạm pháp luật về thuế, về kế toán; công việc này thường phó mặc cho kế toán. Là người quản lý DN nhưng Giám đốc nhưng không có kiến thức và trình độ về quản lý tài chính, họ chỉ quan tâm đến con số: thực lỗ hoặc thực lãi mà chỉ tiêu này rất khó phản ánh chính xác trên báo cáo tài chính của DN gửi cho CQT.

- Đội ngũ kế toán tại các DN chưa được đào tạo tốt, đặc biệt như trong các DN tư nhân, việc hạch toán sai quy định diễn ra thường xuyên, gây khó khăn cho công tác quản lý thuế. Các nhà quản lý DN không quản lý sát sao việc làm của kế

toán, đối tượng này hầu hết là người làm công ăn lương nên sau khi được tuyển vào làm công tác kế toán ý thức rất kém về việc chấp hành Luật kế toán, Luật thuế hiện hành, thường làm cho xong việc mang tính đối phó với CQT và các cơ quan chức năng có liên quan. Rất hiếm DN tuyển được kế toán làm đúng quy trình quy phạm của Luật kế toán, Luật thuế. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp người làm công tác kế toán tại DN thay đổi dẫn đến công tác kế toán không mang tính liên tục và kế thừa. Thực tế này đã gây không ít ảnh hưởng đến DN như thất thoát tài sản của DN cũng như thất thu NSNN mà không do ý chủ quan của DN, tuy nhiên hiện nay chưa có chế tài hữu hiệu nào để ngăn chặn.

- Bên cạnh những DN có ý thức tự giác chấp hành chính sách, pháp luật thuế thì còn một bộ phận không nhỏ vẫn còn có tư tưởng tìm mọi cách để tránh né việc thực hiện nghĩa vụ thuế nên đã có hành vi trốn thuế, cố tình dây dưa nợ thuế, chiếm dụng tiền thuế. Một số DN chấp hành chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn, báo cáo quyết toán chưa đầy đủ, chưa đúng quy định. Việc sử dụng hoá đơn ở một số DN rất tuỳ tiện, kê khai chưa chính xác, việc hạch toán, kế toán báo cáo mang tính hình thức, đối phó, kê khai không trung thực, gian lận để trốn thuế. Trường hợp DN nghỉ kinh doanh nhưng không báo cáo lên CQT dẫn đến tình trạng để lưu lạc mã số thuế gây khó khăn trong công tác quản lý hoặc trường hợp đã báo nghỉ nhưng thực tế vẫn kinh doanh để trốn lậu thuế vẫn diễn ra khá thường xuyên. Khủng hoảng kinh tế thế giới trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay đã tác động xấu đến nền kinh tế Việt Nam và các DN chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Mặc dù chính phủ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ như giảm thuế TNDN, GTGT, giãn nộp thuế TNDN đối với các DN vừa và nhỏ nhưng đối mặt với khó khăn về tài chính, một số DN buộc phải dùng đến biện pháp chiếm dụng tiền thuế, gian lận tiền thuế.

- Nhiều DN chỉ chú trọng kinh doanh mà chưa quan tâm đến việc tìm hiểu và thực hiện theo đúng chính sách, pháp luật, mặc dù CQT đã nhiều lần tổ chức phổ biến, hướng dẫn thực hiện chính sách thuế nhưng DN không quan tâm tham dự nên vẫn còn nhiều trường hợp vi phạm do không nắm biết chính sách.

với mục đích mua bán hoá đơn gây thiệt hại cho ngân sách và cho các DN kinh doanh hợp pháp khác.

- Ý thức của một bộ phận dân chúng về ý nghĩa thiết thực của tiền thuế, công tác thuế đối với sự phát triển kinh tế và đời sống xã hội chưa cao dẫn đến việc phối hợp, hợp tác với ngành Thuế trong việc thực hiện công tác thu ngân sách còn nhiều hạn chế.

- Việc yêu cầu lấy hoá đơn khi mua hàng của người tiêu dùng chưa trở thành thói quen làm cho CQT gặp khó khăn trong công tác quản lý doanh thu của người kinh doanh.

CHƯƠNG III: GIẢP PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾ TỈNH KHÁNH HÒA

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)