Công tác thanh tra thuế

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 72 - 77)

Thanh tra thuế có 2 hình thức:

- Thanh tra theo chương trình kế hoạch đã được phê duyệt.

- Thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế; Giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng CQT các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ tài chính.

Công tác thanh tra được tiến hành theo quy trình do Tổng Cục Thuế ban hành, nội dung quy trình cục thể như sau:

Bước 1: Thu thập, khai thác thông tin dữ liệu về NNT. Đánh giá, phân tích để lựa chọn đối tượng lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra.

Bước 2: Trình lãnh đạo CQT ký duyệt kế hoạch thanh tra năm. Bước 3: Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra.

Bước 4: Chuẩn bị thanh tra.

Gồm các công việc: giao số lượng cho từng đoàn thanh tra theo kế hoạch đã được duyệt; xác định nội dung, phạm vi, thời gian dự kiến thanh tra; xây dựng chương trình tiến hành thanh tra; chuẩn bị đầy đủ văn bản về chính sách, chế độ về thuế; dự thảo tờ trình, Quyết định thanh tra; giao Quyết định thanh tra

Bước 5: Công bố Quyết định thanh tra thuế.

Bước 6: Phân công công việc và lập nhật ký thanh tra thuế.

Bước 7: Thực hiện thanh tra theo các nội dung trong Quyết định thanh tra. Bước 8: Thay đổi, bổ sung nội dung thanh tra hoặc gia hạn thời gian thanh tra. (nếu cần thiết)

Bước 9: Lập Biên bản thanh tra thuế.

Bước 10: Công bố công khai Biên bản thanh tra.

Bước 11: Báo cáo kết quả thanh tra; dự thảo kết luận thanh tra; dự thảo Quyết định xử lý truy thu thuế; dự thảo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế.

Bước 12: Thủ trưởng Cơ quan Thuế ký kết luận thanh tra; Quyết định xử lý truy thu thuế; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

Bước 13: Giao kết luận thanh tra; Quyết định xử lý truy thu thuế; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế cho người nộp thuế (giao trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm có hồi báo).

Bước 14: Nhập các tài liệu nêu trên vào hệ thống cơ sở dữ liệu hỗ trợ thanh tra thuế của ngành.

@ Đánh giá công tác thanh tra thuế đối với DN ngoài quốc doanh tại Khánh Hoà 2 năm 2010- 2011

Hằng năm, Phòng Thanh tra đều xây dựng kế hoạch thanh tra trình lãnh đạo Cục Thuế phê duyệt và chỉ đạo các Chi cục Thuế tiến hàng thanh tra theo đúng qui định. Đối tượng thanh tra thường là các DN lớn, có nhiều chi nhánh, các DN báo cáo lỗ nhiều năm liên tục, DN nhiều năm kê khai thuế GTGT âm, đồng thời còn tiến hành thanh tra các DN mà phòng kiểm tra có đề nghị. Kết quả thanh tra năm 2010 và 2011 như sau:

Bảng 2.13: Thống kê kết quả thanh tra thuế GTGT đối với DN NQD

Đvt: triệu đồng

CHỈ TIÊU 2010 2011

Số lượt thanh tra kế hoạch (lượt) 11 103

Số lượt thanh tra thực tế (lượt) 11 43

Tỷ lệ hoàn thành kê hoạch (%) 100% 41,75%

Giảm lỗ 6.080 5.455

Giảm khấu trừ 575 418

Số thuế truy thu 2.862 5.374

Phạt 1.224 2.360

Truy hoàn 75 135

Số đã nộp vào NSNN 4.051 5.908 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp - Phòng thanh tra) Trong năm 2010, Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà đã tiền hành thanh tra 11 DN NQD, đạt 100% chỉ tiêu đề ra. Qua triển khai thanh tra đã phát hiện 100% DN vi phạm, trong đó có 1 trường hợp chuyển hồ sơ sang cơ quan công an do trốn thuế với số tiền lớn. Kết quả xử lý sau thanh tra là giảm lỗ 6.080 triệu đồng, giảm khấu trừ 575 triệu. Tổng số thuế đã truy thu là 2.862 triệu, số tiền phạt vi phạm là 1.224 triệu, truy hoàn là 75 triệu, số thuế và tiền phạt đã nộp vào NSNN là 4.051 triệu. Đây là số thuế truy thu và phạt cao, thể hiện sự nỗ lực lớn của các cán bộ thuế trong việc nâng cao hiệu quả phân tích hồ sơ và thanh tra. Sang năm 2011, công tác thanh tra càng được đẩy mạnh và chú trọng, ngày 1/3/2011 Tổng Cục thuế ra quyết định số 217/QĐ/TCT về việc giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra cho các Cục thuế, số lượng các DN phải tiến hành thanh tra tăng đột biến, số chỉ tiêu thanh tra của khối DN NQD là 103 đơn vị. Mặc dù các cán bộ thanh tra thuế đã có rất nhiều nỗ lực cố gắng để thực hiện chỉ tiêu đề ra, song do hạn chế về nguồn nhân lực nên chỉ có thể hoàn thành thanh tra tại 43 DN, đạt 41,71% kế hoạch đề ra. Qua thanh tra phát hiện 100% DN NQD bị thanh tra có vi phạm, kết quả xử lý sau thanh tra là giảm lỗ 5.455 triệu, giảm khấu trừ 418 triệu, phạt vi phạm hành chính 2.360 triệu, truy thu

số thuế là 5.374 triệu và truy hoàn 135 triệu, tống số tiền đã nộp NSNN là 5.908 triệu.

Qua tổng kết cho thấy các hành vi vi phạm về thuế GTGT thường được phát hiện và xử lý qua công tác thanh tra chủ yếu là hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế, như:

- Kê khai doanh thu hàng hoá dịch vụ sai thuế suất, xuất bán giá không đúng giá thị trường.

- Lập hoá đơn kê khai doanh thu không kịp thời (hoạt động xây lắp), dẫn đến chập nộp thuế GTGT.

- Chưa kê khai hàng xuất biếu tặng, kê khai hàng xuất khuyến mãi không đúng thủ tục, không đúng qui định, bỏ ngoài sổ sách kế toán không kê khai hàng hoá mua vào được khuyến mãi, tiền thưởng nhận được từ nhà phân phối.

- Kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào chưa đúng qui định: hoá đơn quá thời hạn được khấu trừ, hoá đơn ghi không đầy đủ các chỉ tiêu, khấu trừ thuế hoá đơn mua hàng trên 20 triệu nhưng không thanh toán qua ngân hàng, các khoản chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh, không liên quan đến doanh thu, các khoản chi phí tiêu dùng cá nhân.

- Xác định doanh thu thiếu, không đầy đủ, (không đúng giá trị nghiệm thu trong hoạt động xây lắp), doanh thu xác định sai niên độ làm giảm số thuế phải nộp trong kỳ.

Việc xác định cụ thể các vi phạm thường gặp của DN giúp cho công tác thanh tra được tiến hành mau lẹ hơn, đồng thời cũng có tác dụng cảnh báo cho các DN không được cố tình vi phạm bởi CQT đã nắm được những thủ đoạn trốn thuế.

Việc phát hiện sai phạm tại tất cả các DN bị thanh tra cho thấy phòng thanh tra đã làm tốt công tác phân tích xác định hồ sơ để lên kế hoạch thanh tra. Kết quả thanh tra phát hiện 100% DN không hề phủ nhận kết quả kiểm tra trước đó mà là do so với công tác thanh tra thì công tác kiểm tra chỉ tiến hành trong thời gian ngắn (5 ngày) và niên độ kiểm tra không dài (tối đa 3 năm), vì vậy ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả công tác, cán bộ kiểm tra không đủ thời gian cũng như được cung cấp đủ

hồ sơ để đào sâu, tìm hiểu những sai phạm của DN trong từng ngóc ngách mà chỉ có thể phát hiện ngăn chặn và xử lý những vi phạm dễ nhận thấy và mang tính chất cấp thiết. Trong khi đó công tác thanh tra được tiến hành trong thời gian là 1 tháng, niên độ thanh tra là 5 năm chắc chắn sẽ phát hiện, làm rõ hơn những sai phạm của DN để xử phạt và truy thu triệt để số thuế thất thu cho nhà nước, điều này càng cho thấy sự cần thiết và vai trò to lớn của công tác thanh tra trong quản lý thuế.

Tuy nhiên còn một số vấn đề mà bộ phận thanh tra cần khắc phục trong thời gian tới để hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình, đó là:

- Thiếu nguồn nhân lực: khó khăn lớn hiện nay của thanh tra thuế tỉnh Khánh Hòa không chỉ nằm ở việc đối phó với mức độ vi phạm ngày càng tinh vi xảo trá của các DN trốn thuế mà còn ở việc thiếu nghiêm trọng nguồn nhân lực để có thể hoàn thành chỉ tiêu công tác do Tổng cục giao. Năm 2011, để đáp ứng yêu cầu công tác Cục Thuế cũng đã có biện pháp hỗ trợ công tác thanh tra như điều động cán bộ từ các bộ phận khác sang phụ giúp, tuy nhiên do không phải chuyên môn nên kết quả thu được chỉ giới hạn một phần.

- Trình độ chuyên môn của cán bộ công chức, đặc biệt là cán bộ công chức trẻ còn yếu. Số lượng công chức đủ khả năng làm tốt nhiệm vụ trưởng đoàn còn hạn chế.

Vấn đề cấp thiết hiện nay đối với không chỉ công tác thanh tra mà còn cả công tác kiểm tra đó là phải bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho yêu cầu công việc vốn ngày càng nặng nề, song để đào tạo một cán bộ thanh tra kiểm tra giỏi không phải là chuyện nỗ lực ngày một ngày hai mà có được mà đòi hỏi phải có sự phối hợp thực hiện từ khâu đào tạo tại các trường đại học cho đến khâu tuyển chọn công chức, sau đó là quá trình rèn luyện bồi dưỡng cán bộ cả về trình độ chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp. Có thể nói nhiệm vụ đặt ra cho ngành Thuế tỉnh Khánh Hòa hiện tại không hề dễ dàng khi vừa phải cố gắng hoàn thành cao nhất chỉ tiêu đề ra đồng thời còn phải tập trung tuyển chọn bồi dưỡng cán bộ để đáp ứng yêu cầu công tác ngày càng cao.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 72 - 77)