Đvt: triệu đồng
CHỈ TIÊU 2009 2010 2011
Dự toán pháp lệnh 3.674.060 4.273.463 5.104.000
Thực thu 4.137.015 5.389.692 5.712.022
Thực thu so với dự toán 112,60% 126,12% 111,91% Thực thu so với cùng kỳ 118,15% 130,28% 105,98%
( Nguồn: Báo cáo Công tác Thuế Cục Thuế Khánh Hòa năm 2009, 2010, 2011)
Bảng 2.2:Tổng hợp số thu các loại thuế trong tổng thu NSNN
Đvt: triệu đồng CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Tổng 3.094.933 4.035.791 4.652.242 130,40% 115,27% Thuế TNDN 361.248 648.850 651.828 179,61% 100,46% Tỷ trọng 11,67% 16,08% 14,01%
Thuế tài nguyên 37.522 59.648 73.245 158,97% 122,80%
Tỷ trọng 1,21% 1,48% 1,57%
Thuế GTGT 994.176 1.189.441 1.456.087 119,64% 122,42%
Tỷ trọng 32,12% 29,47% 31,30%
Thuế TTĐB 1.606.479 1.993.880 2.237.136 124,11% 112,20%
Tỷ trọng 51,91% 49,40% 48,09%
Thuế môn bài 21.227 24.513 27.708 115,48% 113,03%
Tỷ trọng 0,69% 0,61% 0,60%
Thuế TNCN 86.610 152.298 238.618 175,84% 156,68%
Tỷ trọng 2,80% 3,77% 5,13%
Các loại thuế khác 25.193 26.809 40.865 106,41% 152,43%
Tỷ trọng 0,81% 0,66% 0,88%
(Nguồn: Báo cáo Công tác Thuế Cục Thuế Khánh Hòa năm 2009, 2010, 2011) ♣ Đánh giá chung:
Khoảng thời gian 3 năm 2009, 2010, 2011, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế trong nước suy thoái, tình hình thời tiết khắc nghiệt, giá cả vật tư hàng hóa tăng cao, tỷ giá, lạm phát, lãi suất ngân hàng tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân, làm cho nhiệm vụ thu NSNN của Cục Thuế Khánh Hòa những năm qua là hết sức nặng nề. Tuy nhiên nhờ
sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và cố gắng phấn đấu của tập thể công chức ngành nên tổng thu NSNN luôn vượt chỉ tiêu dự toán và mức thu tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2009 đạt 4.137.015 triệu đồng, trong khi chỉ tiêu dự toán thu do Bộ Tài chính giao là 3.674.060 triệu, như vậy Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra là 12,60% và mức thu này cũng bằng 118,85% mức thu của năm 2008. Sang năm 2010, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa được Bộ Tài chính giao chỉ tiêu thu 4.273.463 triệu đồng, kết quả tổng số thu là 5.389.692 triệu đồng, đạt 126,12% dự toán pháp lệnh và 130.28% so với năm 2009. Kết quả thu NSNN năm 2011 cũng vượt mức chỉ tiêu đề ra với số thực hiện là 5.712.022 triệu đồng, trong khi số thu của dự toán pháp lệnh là 5.104.000 triệu, như vậy số thực thu bằng 111,91% số dự toán và bằng 105,98% số thu của năm 2010.
Qua tổng hợp số thu các loại thuế tại bảng 2.2 ta thấy số thuế thu đều tăng qua các năm, một số loại thuế có số tăng cao là thuế Tài nguyên, thuế Thu nhập cá nhân, thuế GTGT. Đối với thuế tài nguyên và thuế Thu nhập cá nhân, do đây là các sắc thuế còn khá mới, nhà nước ban hành chính sách và quy chế thu thuế ngày càng cụ thể và hoàn thiện nên công tác thu thuế được thực hiện khá tốt qua từng năm. Trong các loại thuế thì số thu từ thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT và thuế Tiêu thụ đặc biệt chiếm tỷ trọng lớn, đồng thời mức tăng của thuế GTGT và thuế Tiêu thụ đặc biệt cũng khá cao. Đây là những loại thuế có vai trò đóng góp quan trọng trong ngân sách nên công tác quản lý thu luôn được chú trọng để đảm bảo hạn chế thất thu tối đa .
Để có được kết quả thu khả quan như trên, Cục Thuế đã thực hiện tốt công tác phân tích tình trạng nợ thuế trong khối DN qua đó đôn đốc thu nộp đúng quy trình, chủ động phối hợp tốt với các cơ quan liên quan để thu nợ. Đối với công tác thanh tra, kiểm tra thuế cũng thực hiện đúng quy trình kiểm tra hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế tại trụ sở CQT và tại trụ sở NNT. Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà đã kết hợp với Đài phát thanh, Đài truyền hình đưa tin về các chính sách thuế và pháp luật thuế, đồng thời tuyên truyền qua website, pano, tổ chức các lớp tập huấn về thuế cho công chức trong ngành và các DN, thực hiện tốt công tác hỗ trợ, hướng dẫn, giải đáp cho
NNT… Bên cạnh đó, Cục cũng đã phối hợp tốt với KBNN và các ngân hàng về việc phối hợp thu NSNN, góp phần tăng cường công tác thanh toán không dùng tiền mặt trong quá trình nộp thuế, cải cách hành chính minh bạch, rõ ràng, dễ thực hiện.
Bảng 2.3:Tổng hợp số thu thuế GTGT của từng nhóm ngành
Đvt: triệu đồng CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Tổng 994.176 1.189.441 1.456.087 119,64% 122,42% DN nhà nước trung ương 127.569 151.521 178.697 118,78% 117,94% Tỷ trọng 12,83% 12,74% 12,27% DN nhà nước địa phương 330.513 393.433 440.730 119,04% 112,02% Tỷ trọng 33,24% 33,08% 30,27% DN có vốn đầu tư nước ngoài 49.163 65.467 137.079 133,16% 209,39% Tỷ trọng 4,95% 5,50% 9,41% Thu từ xổ số kiến thiết 30.283 36.248 41.786 119,70% 115,28% Tỷ trọng 3,05% 3,05% 2,87% Thu từ các DN và tổ chức NQD 373.912 442.709 537.646 118,40% 121,44% Tỷ trọng 37,61% 37,22% 36,92% Thu từ hộ gia đình, cá
nhân kinh doanh 82.736 100.063 120.149 120,94% 120,07%
Tỷ trọng 8,32% 8,41% 8,25%
(Nguồn: Báo cáo Công tác Thuế Cục Thuế Khánh Hòa năm 2009, 2010, 2011) Riêng đối với thuế GTGT, số liệu tại bảng 2.3 cho thấy số thuế thu từ các DN và tổ chức NQD luôn chiếm tỷ trọng cao nhất so với số thu từ các nhóm còn lại với số thu của năm 2009 chiếm 37,61% tổng thu về thuế GTGT, con số này của năm 2010 là 37,22% và năm 2011 là 36,92%, đồng thời số thu năm sau luôn cao hơn năm trước: năm 2010 thu bằng 118,4% năm 2009, năm 2011 thu bằng 121,44% năm 2010, nếu nhìn vào tình hình hiện nay các DN làm ăn khó khăn, nợ thuế nhiều thì tỷ lệ tăng như trên cho rằng thấy ngành thuế Khánh Hòa đã thực hiện tốt công tác đôn đốc thu nộp thuế GTGT.
♣ Tình hình nợ thuế toàn tỉnh
Bảng 2.4: Tổng hợp nợ thuế các loại tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa
Đvt: triệu đồng CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Tổng nợ 103.383 130.722 204.804 126,44% 156,67% Thuế GTGT 39.396 50.358 107.132 127,83% 212,74% Thuế thu nhập doanh nghiệp 20.238 22.714 19.469 112,23% 85,71% Thuế thu nhập cá nhân 1.549 1.953 2.534 126,08% 129,75% Thuế tiêu thụ đặc biệt 6.398 6.409 7.007 100,17% 109,33% Thuế nhà đất 5.998 5.048 8.558 84,16% 169,53% Thuế sử dụng đất nông
nghiệp 2.245 1.293 2.242 57,59% 173,40%
Thuế tài nguyên 1.141 1.384 2.328 121,30% 168,21% Tiền phạt 14.866 24.885 47.172 167,40% 189,56% Phí, lệ phí 380 3.651 1.775 960,79% 48,62% Thu khác 11.172 13.027 6.587 116,60% 50,56%
(Nguồn: Báo cáo tình hình nợ thuế - Phòng Quản lý nợ năm 2009, 2010, 2011) Bảng 2.4 cho ta cái nhìn tổng quát về tình hình nợ thuế các loại trong những năm gần đây, theo đó năm 2009 tổng nợ thuế toàn tỉnh là 103.383 triệu đồng, trong đó những loại thuế có số nợ nhiều nhất là thuế GTGT với 39.396 triệu đồng, thuế Thu nhập doanh nghiệp với 20.238 triệu đồng. Sang năm 2010, nợ thuế tăng với tổng nợ là 130.722 triệu đồng, tức là bằng 126,44% năm 2009, nổi bật những khoản thuế bị nợ nhiều gồm có thuế GTGT, Thu nhập doanh nghiệp, các khoản tiền phạt và các khoản thu khác. Năm 2011, tình hình nợ thuế vẫn tiếp tục diễn tiến nghiêm trọng với mức nợ cao nhất trong 3 năm với số tiền là 204.804 triệu đồng, tức là bằng 156,67% nợ của năm trước đó, đóng góp vào nguyên nhân nợ năm 2011 tăng cao là do nợ thuế GTGT tăng đột biến với số tiền lên đến 107.132 triệu đồng, bằng 212,74% năm 2010, bên cạnh đó nợ của thuế nhà đất, các khoản tiền phạt tăng mạnh cũng góp phần làm cho số nợ năm này tăng cao. Như vậy có thể thấy trong
các loại thuế và các khoản thu mà ĐTNT còn nợ CQT thì nợ thuế GTGT luôn chiếm số lượng lớn, góp phần đáng kể trong sự gia tăng của nợ thuế GTGT là nợ từ các DN NQD. Bảng tổng hợp 2.5 sau đây sẽ thể hiện rõ hơn vấn đề này.
Bảng 2.5: Tình hình nợ thuế GTGT theo phân loại từng nhóm ngành
Đvt: triệu đồng CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Tổng nợ thuế GTGT 39.396 50.358 107.132 127,83% 212,74% DN Nhà nước trung ương 2041 3024 3441 148,16% 113,79% Tỷ trọng 5,18% 6,01% 3,21% DN nhà nước địa phương 3038 3073 3248 101,15% 105,69% Tỷ trọng 7,71% 6,10% 3,03% DN có vốn đầu
tư nước ngoài 42 1159 1180 2759,52% 101,81%
Tỷ trọng 0,11% 2,30% 1,10%
DN NQD 29.282 36.781 92.194 125,61% 250,66%
Tỷ trọng 74,33% 73,04% 86,06%
Hộ gia đình và cá
nhân kinh doanh 4993 6321 7069 126,60% 111,83%
Tỷ trọng 12,67% 12,55% 6,60%
(Nguồn: Báo cáo tình hình nợ thuế - Phòng Quản lý nợ năm 2009, 2010, 2011) Bảng 2.5 cho ta cái nhìn cụ thể hơn về tình hình nợ thuế GTGT và số thuế nợ của từng nhóm ĐTNT, nổi bật trong những đối tượng nợ thuế này là nhóm DN NQD với số tiền nợ rất lớn. Số thuế GTGT mà các DN NQD đã nợ trong năm 2009 là 29.282 triệu, chiếm 74,33% tổng nợ, năm 2010 nợ 36.781 triệu, bằng 125,61% số nợ năm 2009 và chiếm tỷ lệ 73,04% so với tổng nợ, đặc biệt năm 2011 chứng kiến sự gia tăng đột biến của nợ thuế GTGT khi mà số thuế các DN NQD nợ lên đến 92.194 triệu tức là bằng 250,66% so với năm trước đó, đồng thời chiếm tới 86,06% tổng nợ thuế GTGT toàn tỉnh.
nói riêng ngày càng tăng cao là do một số DN có số thuế truy thu và xử phạt lớn nhưng không có khả năng nộp do DN kinh doanh kém hiệu quả, nhiều DN tự nghỉ, bỏ trốn dẫn đến số nợ thuế lớn, một số DN xây dựng bằng nguốn vốn NSNN, công trình đã nghiệm thu nhưng chưa được thanh toán hoặc DN kinh doanh vãng lai kê khai thuế tại địa phương nhưng khi xong công trình tự ý bỏ đi không thanh toán nợ, một lý do quan trọng nữa là do tiền phạt chậm nộp tiền thuế thấp hơn so với lãi vay ngân hàng, cho nên các DN đã chiếm dụng tiền thuế thay cho việc vay vốn kinh doanh. Còn đối với đối tượng hộ kinh doanh cá thể, vì nhiều lý do dẫn đến nợ thuế nhiều tháng sau đó tự nghỉ kinh doanh không khai báo, không thanh toán nợ thuế, gây khó khăn cho công tác quản lý thuế. Đồng thời việc cuỡng chế thu hồi nợ thuế vừa đạt kết quả không cao vừa khó khăn là do một số trường hợp NNT rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng và hầu hết DN đều thế chấp tài sản để vay vốn, nên việc cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi của DN hoặc kê biên tài sản ít mang lại kết quả. Những khó khăn trên đã và đang được Cục Thuế Khánh Hòa tìm cách khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý và thu hồi nợ.
Tóm lại, qua những trình bày sơ lược về kết quả thu NSNN và tình hình nợ thuế những năm gần đây, ta thấy rằng Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa đã làm tốt nhiệm vụ được giao, thể hiện ở kết quả số thu thuế hằng năm đều vượt chỉ tiêu đề ra, đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách. Đặc biệt trong công tác quản lý thuế nói chung thì việc quản lý thuế GTGT chiếm vị trí rất quan trọng bởi đây là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Riêng việc quản lý thuế đối với nhóm DN NQD càng phải được đặc biệt chú trọng hơn nữa không chỉ do sự đóng góp lớn về số thuế thu được mà còn vì ĐTNT của nhóm này rất đa dạng và phức tạp, nhất là trong bối cảnh hiện nay các DN NQD nợ thuế ngày càng nhiều thì càng đòi hỏi cán bộ thuế luôn có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ trong công tác quản lý để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách.