Công tác quản lý đối tượng nộp thuế

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 41 - 44)

Quản lý ĐTNT đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý thu thuế vì thông qua công tác này CQT nắm được tình hình tăng giảm số lượng ĐTNT, các chỉ tiêu kinh tế, tài chính cơ bản của ĐTNT, từ đó có thể quản lý thu thuế một cách có hiệu quả, đặc biệt là đối với khu vực DN NQD do sự phát triển không ngừng về số lượng và đa dạng về loại hình. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà có gần 6.200 DN NQD chiếm hơn 85% so với tổng số các DN đang hoạt động trên địa bàn. Với đặc điểm là có quy mô vừa và nhỏ nên rất dễ thành lập, hoạt động một thời gian ngắn sau đó tiến hành giải thế, phá sản hoặc thành lập DN khác nên số lượng DN này luôn luôn biến động, đòi hỏi sự theo dõi sát sao của cán bộ thuế. Công tác quản lý ĐTNT bắt đầu từ khâu cấp mã số thuế, hiện nay mã số thuế được cấp cho DN theo 2 cách:

- Cấp mã số thuế hồ sơ nhận tại bộ phận một cửa

- Cấp mã số thuế hồ sơ nhận từ Sở Kế hoạch và Đầu tư theo cơ chế một cửa liên thông.

Việc cấp mã số thuế cho DN được Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa thực hiện theo quy trình Cấp mã số thuế mà Tổng Cục Thuế ban hành, cụ thể như sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế.

- Nếu DN trực tiếp nộp hồ sơ tại CQT thì Bộ phận một cửa tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ rồi chuyển cho bộ phận Kê khai kế toán thuế.

- Nếu hồ sơ được gửi đến từ Sở kế hoạch đầu tư thì bộ phận Kê khai kế toán thuế tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.

Bước 2: Cán bộ chuyên trách xử lý hồ sơ, phân cấp CQT quản lý, những DN lớn có quy mô kinh doanh rộng khắp tỉnh hoặc nhiều tỉnh thì phân về Cục quản lý, những DN nhỏ thì phân về các Chi cục thuế địa phương. Thông tin về DN sau khi đã xử lý được truyền về Tổng Cục thuế, in giấy chứng nhận đăng ký thuế.

đó chuyển cho bộ phận một cửa.

Bước 4: Bộ phận một cửa trả kết quả:

- Nếu là hồ sơ DN trực tiếp gửi thì bộ phận một cửa trả kết quả cho DN.

- Nếu là hồ sơ do Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi đến thì gửi trả kết quả cho Sở Kế hoạch và đầu tư.

Sau đây là bảng tổng hợp số lượng DN NQD hoạt động trên địa bàn tỉnh và hình hình đăng ký phương pháp tính thuế.

Bảng 2.6:Tổng hợp về số lượng và phương pháp kê khai thuế của DN NQD

Đvt: triệu đồng CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/ 2009 Chênh lệch 2011/ 2010 Số lượng DN đang hoạt động 4.123 5.037 6.189 122,17% 122,87% Số lượng DN được cấp mới mã số thuế 1.327 1.187 1.281 89,45% 107,92% Số lượng DN đóng mã số thuế 57 40 54 70,18% 135,00% Số lượng DN khai

thuế theo pp khấu trừ 3.404 4.270 5.383 125,44% 126,07% Số lượng DN khai

thuế theo pp trực tiếp 719 767 806 106,68% 105,08% (Nguồn: Báo cáo tổng hợp Phòng kê khai - Kế toán thuế) Thống kê tại bảng 2.6 cho thấy số lượng DN NQD tăng đều hằng năm, bất chấp tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, số lượng DN đóng cửa chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Sự gia tăng các DN làm số thuế nộp NSNN tăng lên nhưng đồng thời cũng làm cho việc quản lý ĐTNT của cán bộ thuế trở nên phức tạp khó khăn hơn. Tính đến ngày 31/12/2009 toàn tỉnh có 4123 DN NQD hoạt động, trong năm có 1327 DN mới thành lập được cấp mã số thuế và 57 DN đóng mã số thuế không hoạt động nữa. Số lượng DN kê khai tính thuế theo phương pháp khấu trừ là 3404 đơn vị, 719 đơn vị kê khai tính thuế theo phương pháp trực tiếp. Năm 2010 có 1187 DN mới thành lập xin cấp mã số thuế và 40 DN xin đóng mã số thuế, tổng số DN hoạt động trên địa bàn tỉnh là 5037 đơn vị, bằng 122,87% so với năm 2009. Năm 2011 số lượng DN NQD tiếp tục tăng với 1281 DN

mới, tuy nhiên cũng có đến 54 đơn vị đóng mã số thuế, tăng 35% so với số DN đóng cửa năm trước đó. Trong tổng số 6189 DN hoạt động năm 2011 thì có 5383 đơn vị kê khai nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, 806 đơn vị kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp. Ta thấy rằng số lượng DN đóng mã số thuế năm 2011 tăng nhiều so với những năm trước đó, lý giải cho mức tăng này thì ngoài một số ít DN tự giải thể, còn phần lớn là DN không có năng lực kinh doanh nên phá sản, đặc biệt tình hình kinh tế khó khăn làm cho một số DN nợ nần rồi bỏ trốn. Qua đó cho thấy việc theo dõi nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh của DN là hết sức quan trọng đối với công tác quản lý thuế vì nếu DN bỏ trốn thì việc thu hồi nợ thuế là rất khó khăn thường ít đem lại kết quả.

Một điểm cần nói về công tác đăng ký thuế của DN đó là sắp tới đây để nâng cao hiệu quả cải cách tục hành chính thông qua mô hình một cửa liên thông thì theo nghị định 43/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có quy định việc gộp mã số DN với mã số thuế đồng thời giảm thời gian chờ từ 10 ngày xuống còn 5 ngày. Cơ chế mới này sẽ được áp dụng trong thời gian sắp tới hứa hẹn sẽ làm cho thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trở nên gọn nhẹ hơn, đồng thời làm giảm bớt thời gian chờ đợi cũng như công sức và chi phí đi lại cho DN.

Nhìn chung công tác quản lý ĐTNT tại Cục Thuế Khánh Hòa được thực hiện khá tốt, bộ phận kê khai thường xuyên phối hợp với các bộ phận kiểm tra thuế tiến hành rà soát, đối chiếu ĐTNT để đảm bảo số ĐTNT đã được cấp mã số thuế khớp đúng với số đối tượng thực tế đang theo dõi quản lý, đồng thời phối hợp với Sở Kế hoạch đầu tư trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh cấp mã số thuế để quản lý kịp thời các DN mới. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp quản lý chưa hiệu quả, một số DN vì một vài lý do mà tự ý chuyển địa điểm giao dịch hoặc nghỉ kinh doanh nhưng không khai báo, một số DN bỏ trốn, mất tích, hoặc có DN thành lập khá lâu nhưng vẫn chưa hoạt động và phải đến khi kiểm tra mới phát hiện. Như vậy có thể thấy sự quản lý của CQT trong các trường hợp này là chưa chặt chẽ và đúng mức, cán bộ quản lý đôi lúc còn lơ là trong việc kiểm tra tình hình hoạt động của DN. Vấn đề này cần được chấn chỉnh sửa chữa kịp thời bởi quản lý ĐTNT tốt sẽ giảm

tình trạng DN trốn thuế và nợ thuế vốn đang diễn ra ngày càng phức tạp.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 41 - 44)