Đầu tiên, ở nhiệm vụ T1, các bài báo được gửi đến sẽ do một nhân viên trong Ban Tổ chức hội nghị tiếp nhận. Nhân viên này sẽ kiểm tra các điều kiện ban đầu của các bài báo (như chủ đề, định dạng,v.v), loại bớt các bài không hợp lệ (nhiệm vụ T2). Sau đó, các bài báo hợp lệ sẽ được gửi đi phản biện (review), mỗi bài sẽ gửi cho hai người phản biện độc lập (nhiệm vụ T3 và T4). Kết quả phản biện sẽ được gửi cho một người thứ ba để đưa ra quyết định cuối cùng: chấp nhận (accept) hay từ chối (reject) bài báo (nhiệm vụ T5).
Hệ thống luồng công việc có thể sử dụng mô hình M = {S, R, E, AS, AR, AE, F, P}, với các thành phần có ý nghĩa như sau:
- S: tập các chủ thể là những người sử dụng của hệ thống luồng công việc và của môi trường lưới.
- R: tập các tài nguyên, ví như các luồng công việc trong hệ thống.
- E: tập các yếu tố môi trường.
- AS: tập các thuộc tính của chủ thể (người dùng), ví như: user-name, certificate(kiểu phức hợp), roles (tập các vai trò gán cho người dùng. Thuộc tính được đưa vào nhằm hỗ trợ khả năng như của mô mình RBAC [7]).
- AR: tập các thuộc tính của luồng công việc, ví như: workflow-name, tasks (tập các nhiệm vụ (kiểu phức hợp)), roles (tập các vai trò mà có thể truy nhập vào workflow). Thuộc tính phức hợp tasks lại bao gồm các thuộc tính sau: task-name, roles (tập các vai trò mà có thể thực thi nhiệm vụ này).
- AE: tập các thuộc tính về môi trường, ví như: current-date, current-time.
- F: tập các hàm tiện ích. Ngoài các hàm tiện ích như ở Bảng 4-2, hệ thống luồng công việc còn cần cung cấp thêm các hàm tiện ích liên quan đến luồng công việc
- P: danh sách các quy tắc truy nhập, được liệt kê ở Bảng 4-4.
4.3.2.3 Thiết kế chi tiết mô hình CABAC
Từ các yêu cầu của mô hình CABAC nêu ở phần trên, luận án đưa ra thiết kế chi tiết cho các modul của mô hình, như được minh họa trong Hình 4-8.
122